Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên
lượt xem 3
download
Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 10 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT 1. Khung ma trận đề kiểm tra: Nội dung Mức độ kiến nhận Kĩ năng thức / thức TT Tỉ lệ Đơn vị kĩ Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng năng hiểu cao 1 Đọc Thơ 3 3 1 1 60 Đường luật 2 Viết Viết văn 1* 1* 1* 1* 40 bản nghị luận về một vấn đề xã hội Tổng 35 30 10 25 100 Tỉ lệ% 40 60 2. Bản đặc tả yêu cầu các kĩ năng kiểm tra, đánh giá môn Ngữ Văn, lớp 10 TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức/Kĩ Mức độ Số câu hỏi Tỉ lệ năng đánh giá theo mức độ % nhận thức Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu Dụng cao
- 1 Đọc Thơ trữ Nhận 3 câu 3 câu 1 câu 1 câu 60% hiểu tình biết: - Nhận biết phương thức biểu đạt, hình ảnh, chi tiết tiêu biểu và các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ. - Nhận biết được những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ. Thông hiểu: - Phân tích được ý
- nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trong bài thơ - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. Vận dụng: Từ việc hiểu ý thơ, thể hiện quan điểm của bản thân Vận dụng cao: - Rút ra được thông điệp
- của bài thơ. - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. 2 Viết Viết văn Nhận 1* 1* 1* 1 câu 40% bản biết: TL nghị - Xác luận về định một vấn được đề xã yêu cầu hội về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện
- của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm. - Kết hợp được lí lẽ và
- dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng
- của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt để tăng tính
- thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% 100% Tỉ lệ chung 60% 40%
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN KIỂM TRA GIỮA KỲ, HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU NĂM HỌC 2023 - 2024 Bài thi: Ngữ Văn 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ: CHẠY GIẶC Nguyễn Đình Chiểu Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây(1) , Một bàn cờ thế(2) phút sa tay. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay. Bến Nghé(3) của tiền tan bọt nước, Đồng Nai(4) tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang(5) dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này? (Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Văn học, 1971) (1) Tây: chỉ thực dân Pháp. (2) Cờ thế: lối chơi khác của cờ tướng. (3) Bến Nghé: tên một con rạch đổ ra sông Sài Gòn; cũng là địa danh chỉ thành Gia Định, thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. (4) Đồng Nai: địa danh chỉ phần đất miền đông Nam Bộ; cũng là tên một con sông chảy vào sông Nhà Bè, gần Sài Gòn. (5) Trang: đấng, bậc (tiếng gọi tôn xưng, chỉ người đáng kính trọng). Ví dụ: trang hảo hán. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2. Điểm tương đồng giữa bài thơ trên với các bài Tự tình (bài 2 - Hồ Xuân Hương); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến); Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) là gì? Câu 3. Bài thơ diễn tả cảm xúc của ai? Về sự việc gì? Câu 4. Đặc điểm gieo vần của bài thơ là gì? Câu 5. Trật tự từ trong cặp câu thực có khác gì trật tự thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã sử dụng. Câu 6. Cảnh tượng nào trong bài thơ để lại ấn tượng, cảm xúc đậm nét nhất trong anh/chị, đó là cảm xúc gì? Câu 7. Nhận xét về những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. Câu 8. Tâm trạng, tình cảm và thái độ của tác giả trong bài thơ gợi cho anh/chị những suy nghĩ nào? (Hãy viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu). II. VIẾT (4,0 điểm) Hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến học sinh. ----------------------- Hết ---------------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………………………..……...; Số báo danh: ……………………………. Chữ kí của giám thị 1:…………..…………………; Chữ kí của giám thị 2: …..……..………. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điể m
- I ĐỌC HIỂU 6,0
- 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án:0,5 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm
- 2 Điểm tương đồng giữa các bài thơ: cùng làm theo thể thơ Đường 0,5 luật. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời theo đáp án: 0,5 điểm. - HS liệt kê các yếu tố hình thức trong thơ Đường luật: 0,25 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm
- 3 Bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu diễn tả cảm xúc 0,5 của nhà thơ về sự kiện thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Gia Định (năm 1859) mở đầu cho việc đánh chiếm Nam Bộ nước ta. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời theo đáp án: 0,5 điểm. - HS nêu các sự việc xuất hiện trong bài thơ:: 0,25 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm
- 4 Đặc điểm gieo vần của bài thơ: 0,75 - Gieo vần chân - Vần bằng - Vần “ay” được gieo ở tiếng thứ 7 của các câu: 1, 2, 4, 6, 8 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời theo đáp án: 0,75 điểm. - HS nêu 2 đến 3 ý : 0,5 điểm - HS nêu 1 ý: 0,25 điểm
- 5 Trong cặp câu thực, trật tự từ được đảo vị trí. Trật tự từ thông thường phải là: Lũ trẻ bỏ nhà … ; Bầy chim mất ổ ….. Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi đau thương, tang tóc của nhân dân ta; Gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc; Thể hiện tâm trạng xót xa, thương 0,75 cảm của tác giả. Hướng dẫn chấm: - HS chỉ ra trật tự từ thông thường: 0,25 điểm. - HS nêu tác dụng phép đảo ngữ: 0,5 điểm
- 6 – HS tự trả lời. Gợi ý + HS cần bám sát ngôn từ, hình ảnh, sự việc trong bài thơ (có 1,0 thể là cảnh tượng tan tác, điêu linh của quê hương, đất nước khi bị giặc xâm lược….) + Cảm xúc có thể tương đồng hoặc khác biệt với tác giả (xót xa, thương cảm, căm phẫn….). Hướng dẫn chấm: - HS trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - HS trả lời có nội dung phù hợp với nội dung nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - HS trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: HS có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
- 7 Bài thơ đã thể hiện thành công những nét đặc sắc nghệ thuật như sau: - Sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng có sức biểu 1,0 cảm mạnh mẽ. - Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như đảo ngữ, đối, ẩn dụ, ,... - Giọng điệu buồn thương, xót xa, căm phẫn. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - HS trả lời có nội dung phù hợp với nội dung hỏi nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - HS trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: HS có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
- 8 - Tâm trạng, tình cảm và thái độ của tác giả: Đau lòng, xót thương trước cảnh tượng tan tác, điêu linh của quê hương, đất nước khi bị giặc xâm lược; Căm thù giặc sâu sắc; Mỉa mai, thất vọng trước sự nhu nhược, hèn nhát của những kẻ cầm quyền không có trách nhiệm với dân tộc. 1,0 - Suy nghĩ của bản thân: thấu cảm, trân trọng tình cảm, thái độ của tác giả; đánh thức tình cảm, trách nhiệm của bản thân đối với nền độc lập, tự do của Tổ quốc; trân trọng giá trị cuộc sống hòa bình hôm nay…. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - HS trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 – 0,75 điểm. - HS trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: HS có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
- II VIẾT 4,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 220 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 28 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 40 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 21 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 186 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi
6 p | 12 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn