intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam" để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 10 (Đề kiểm tra có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh: .................................................................. Số báo danh: ............... I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau: THƠ KHUYÊN HỌC Đen thì gần mực, đỏ gần son, Học lấy cho hay, con hỡi con! Cái bút, cái nghiên là của quý, Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon! Vàng mua chứa để, vàng hay hết,[1] Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn. Nhờ Phật một mai nên đấng cả,[2] Bõ công cha mẹ mới là khôn. (Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn Học, 2010) Chú thích: 1. Vàng mua chứa để, vàng hay hết: Vàng ta mua về, chứa để rồi cũng sẽ hết. 2. Đấng cả: Đấng bậc (người) có địa vị cao sang, có danh tiếng. Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu sau: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ Câu 3. Chỉ ra cách gieo vần trong bài thơ. Câu 4. Câu thơ Đen thì gần mực, đỏ gần son trong bài thơ được Nguyễn Khuyến vận dụng sáng tạo từ câu tục ngữ nào? Câu 5. Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ sau: Vàng mua chứa để, vàng hay hết,[1] Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn. Câu 6. Nhận xét ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ. Câu 7. Hãy nêu một thông điệp từ bài thơ có ý nghĩa đối với em. Câu 8. Tác giả kết bài thơ bằng việc nêu cái đích sự học đó là thành người có tài năng và phẩm chất cao thượng (nên đấng) nên khi thành tài cần có lòng cảm ân, em có đồng tình không? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (4,0 điểm) Trong Dặn con, Trần Nhuận Minh viết: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Trang 1/2
  2. Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này. (Dặn con, Trần Nhuận Minh, NXB Văn học, 1993) Anh/chị hãy phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên. ..……..HẾT………. Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2