intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Kĩ Mức độ nhận thức Tổng % năng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng điểm cao Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời gian gian(p (%) gian (%) gian gian (%) (%) câu hút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) 1 Đọc 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 hiểu 2 Viết 5 5 5 5 5 5 5 5 01 20 20 đoạn văn nghị luận xã hội 3 Viết 20 10 15 10 10 20 5 10 01 50 50 bài nghị luận văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 06 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án/Hướng dẫn chấm.
  2. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT T Nôi Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, kĩ năng cần Số câu hỏi theo mức độ nhận Tổng T dung thức/kĩ năng kiểm tra, đánh giá thức kiến thức/kĩ năng Nhận Thôn Vận Vận biết g hiểu dụng dụng cao 1 ĐỌC Nghị luận Nhận biết: 2 1 1 0 4 HIỂU hiện đại. - Nhận diện phương thức biểu (Ngữ liệu đạt ngoài sách - Xác định thông tin nêu trong giáo khoa) văn bản/đoạn trích Thông hiểu: - Hiểu nghĩa của từ, cụm từ được sử dụng trong đoạn trích. Vận dụng: Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích. 2 VIẾT Nghị luận về Nhận biết: 1 ĐOẠN một tư tưởng, - Xác định được tư tưởng, đạo lí VĂN đạo lí cần bàn luận. NGHỊ - Nắm được cách thức trình bày LUẬN đoạn văn. XÃ Thông hiểu: HỘI - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa (Khoản của tư tưởng, đạo lí. g 150 chữ) Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. 3 VIẾT Nghị luận về 1 Nhận biết: BÀI một bài thơ: VĂN Thu điếu của - Xác định được kiểu bài nghị NGHỊ tác giả luận; vấn đề nghị luận. LUẬN Nguyễn - Giới thiệu tác giả, bài thơ. VĂN Khuyến HỌC - Nêu nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, đặc
  3. điểm nghệ thuật nổi bật... của bài thơ. Thông hiểu: - Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ theo yêu cầu của đề: những tâm sự về con người và thời thế; nghệ thuật xây dựng hình ảnh, thể hiện cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ... - Lí giải được một số đặc điểm của thơ trung đại được thể hiện trong bài thơ. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ; vị trí, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 6 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề). ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4 Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm chủ cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực làm việc này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người. Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm được những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc. (“Để chạm vào hạnh phúc” - Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online). Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả, năng lực làm người bao gồm những gì? Câu 3. (1 điểm) Anh/ chị hiểu như thế nào về từ “nhỏ bé” và “con người lớn” trong đoạn trích trên? Câu 4. (1 điểm) Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: “Khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn”. Câu 2 (5.0 điểm) Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối buông cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. (Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến, SGK Ngữ văn 11, tập 1, trang 22) Cảm nhận của Anh/chị về bài thơ trên. ...........................Hết...............................
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề). ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh; tránh đếm ý cho điểm. - Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM I. Đọc 3.0 hiểu Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5 Câu 2 Theo tác giả, năng lực làm người là: có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân 0.5 - giả, chính- tà, đúng - sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Cách hiểu về “nhỏ bé”, và “con người lớn”: Câu 3 1.0 + “nhỏ bé”: sống khép kín, tầm thường, thua kém, tẻ nhạt, ích kỉ,… + “con người lớn”: là người biết mình là ai, biết khẳng định giá trị của bản thân, có lối sống cao đẹp, có ý nghĩa, biết ước mơ và thực hiện ước mơ… Học sinh có thể trả lời quan điểm của mình: Câu 4 1.0 * Đồng ý / Không đồng ý * Lí giải hợp lí - Nếu theo hướng đồng tình, cần nhấn mạnh: xã hội mở là xã hội tiến bộ, phát triển, tạo điều kiện, cơ hội cho tất cả mọi người, ai cũng có thể khẳng định giá trị của bản thân, có quyền sống có ý nghĩa, có ước mơ và thực hiện ước mơ… - Nếu theo hướng phủ định, cần nhấn mạnh: xã hội dù có tiến bộ, phát triển, văn minh đến đâu mà con người vì một lí do nào đó không thể, không có khả năng, không chịu hòa nhập thì mãi chỉ là con người “nhỏ bé”. - Nếu trả lời theo cả hai hướng vừa đồng tình vừa không đồng tình, cần kết hợp cả hai nội dung trên. II. Làm 7.0 văn Câu 1 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn 2.0 (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: “Khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn” a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những việc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ: lẽ sống đúng đắn sẽ mang lại cuộc sống ý
  6. nghĩa và niềm hạnh phúc cho con người. Có thể theo hướng sau: *Giải thích: - Lẽ sống phù hợp: là quan niệm sống, thái độ sống, suy nghĩ, cách ứng xử, lối sống đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với chuẩn mực đạo đức, yêu cầu của xã hội… => Câu nói khẳng định cách thức để con người có được hạnh phúc thực sự là phải có lối sống thật ý nghĩa và sống hết mình với lối sống đó. * Bàn luận: - Trong cuộc sống, lẽ sống của mỗi người là khác nhau, nếu chân chính, phù hợp thì tất cả đều đẹp, đáng trân trọng. - Lẽ sống phù hợp giúp mỗi người xác định được mục đích, việc làm cụ thể. - Khi có lẽ sống, con người sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân, với gia đình và xã hội, sống nhân văn hơn - Muốn vậy, mỗi người phải cố gắng hết sức mình, sống hết mình, cháy hết mình, sẵn sàng cho đi và hiến dâng. => Hạnh phúc trọn vẹn không đến từ việc ta chờ đợi nhận được những gì mà từ việc ta làm những gì có ý nghĩa. (Hs nêu dẫn chứng) - Thực tế không ít người sống ích kỉ, vụ lợi, tẻ nhạt, vô nghĩa, chạy theo những mục đích cá nhân bằng nhiều cách, coi thường lẽ sống. => Cần phê phán. * Bài học nhận thức và hành động: - Cần nhận thấy ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng cho mình một lẽ sống đẹp, có ý nghĩa. - Mỗi người cần sống hết mình với niềm vui, đam mê khi làm những việc nhỏ cũng như việc lớn. *Liên hệ bản thân: Chọn cho mình một lẽ sống phù hợp với lứa tuổi, với nhiệm vụ của một học sinh và cháy hết mình với nó (học tập, rèn luyện đạo đức…) d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.25 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. Câu 2 Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. 5.0 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. 0.5 Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu. 0.5 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: * Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu: 0.5 - Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tình làng cảnh Việt Nam. Thơ ông là tiếng nói day dứt, u hoài của người tri thức yêu nước; thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết với làng cảnh, con người Việt Nam. - Câu cá mùa thu là một trong ba bài thơ thu nức danh của Nguyễn Khuyến. Bài thơ được đánh giá là“điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu). * Cảm nhận về bài thơ: 2.5 - Cảnh thu: + Hình ảnh: Ao thu, thuyền câu bé nhỏ, ngõ trúc quanh co, mây lơ lửng trôi... + Âm thanh: khẽ rơi của lá, tiếng cá đớp mồi.
  7. + Đường nét: Khẽ đưa của lá, hơi gợn tí của sóng, ngõ trúc quanh co. - Nghệ thuật tả cảnh, hòa sắc độc đáo + Màu xanh của ao, bèo, nước, trời, trúc + Màu vàng của lá thu. - Bút pháp cổ điển: + Ông ngư + Lấy động tả tĩnh + Thuyền câu + Mây trời -> Một bức thanh thu thật đẹp, thanh bình, yên ả. Bức tranh mùa thu mang nét đặc trưng của mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng băng Bắc Bộ * Tình thu: - Hình ảnh người đi câu trong tư thế “tựa gối buông cần” - Chủ thể trữ tình như đang nhòa mình vào thiên nhiên, lắng nghe thanh âm cuộc sống, đón nhận khí thu, cảnh thu vào lòng. - Nghệ thuật: + Sử dụng ngôn ngữ, phép đối tài tình, gieo vần độc đáo – vần “eo” + Bút pháp tả cảnh ngụ tình: Mùa thu yên tĩnh; khí thu trong lành; tâm trạng thời thế của tác giả. -> Song hành với bức tranh cảnh sắc mùa thu đồng quê Bắc Bộ và tâm trạng của nhân vật trữ tình, bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến: + Một tâm hồn bình dị, thanh cao, yêu thiên nhiên, gắn bó thiết tha với làng cảnh quê hương. + Một tâm hồn yêu nước thương đời, u hoài khắc khoải,… trước nghịch biến thời thế. + Một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm trước cái đẹp, tinh tế, tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình. - Đánh giá chung: 0.5 + Câu cá mùa thu không những là một tuyệt bút thi thu của dân tộc mà còn thể hiện rõ chiều sâu vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Khuyến- một trí thức yêu nước, tự trọng mang nhiều nỗi niềm trước những đổi thay của thời cuộc. + Nguyễn Khuyến thật xứng đáng là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc 0.25 về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0.25 tiếng Việt. ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.00
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2