intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Phước Sơn” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Phước Sơn

  1. SỞ GD& ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) MA TRẬN KIỂM TRA I. MỤC TIÊU ĐỀ KIÊM TRA. 1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình Ngữ Văn 11 nửa đầu học kỳ I. 2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng: Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách rõ ràng, đúng quy cách. 3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, có ý thức sống lành mạnh, có tâm hồn phong phú. 4. Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút 2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung. III. THIẾT LẬP MA TRẬN
  2. Vận dụng Cấp độ Cấp Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cộng độ Lĩnh vực thấp Cao -Phương - Hiểu được - Trình bày I. Đọc- hiểu thức biểu nội dung quan điểm, suy -Ngữ liệu: đạt. chính của nghĩ của bản Đoạn trích văn bản - Thao tác đoạn trích/ thân từ vấn đề khoảng từ 150 đến lập luận văn bản. 300 chữ. - Phong cách - Giải thích đặt ra trong - Nội dung: Phù hợp ngôn ngữ được từ ngữ, đoạn trích /văn với các chuẩn mực - Từ ngữ, hình ảnh bản. đạo đức, quy phạm hình ảnh, trong đoạn pháp luật. câu văn, chi trích/văn bản. tiết có trong - Giá trị biểu đoạn trích/ đạt của biện văn bản. pháp tu từ trong đoạn trích/văn bản. Số câu: 2 1 1 4 Số điểm: 1.5 1.0 0.5 3.0 Tỉ lệ %: 15 % 10 % 5% 30 % II. Làm văn: Nghị Viết luận văn học bài - Nội dung: văn + Nghị luận về một nghị đoạn trích/ văn bản luận thơ/ văn tế hoặc một văn khía cạnh của đoạn học trích/ văn bản thơ/ hoàn văn tế chỉnh - Ngữ liệu: Một . trong các văn bản sau: - Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) - Tự Tình ( Hồ Xuân Hương) - Thương vợ (Trần Tế Xương) - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) Số câu: 1 1 Số điểm: 7.0 7.0 Tỉ lệ %: 70 % 70 % Tổng số câu: 2 1 1 1 5 Tổng số điểm: 1.5 1.0 0.5 7.0 10.0
  3. SỞ GD& ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) BẢNG ĐẶC TẢ CHI TIẾT MA TRẬN KIỂM TRA I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận III. ĐẶC TẢ MA TRẬN PHẦN đọc Câu/ Nội dung Thang điểm hiểu Bài - Ngữ liệu: Nhận Gv ra 2 câu 1.5 điểm Trích đoạn biết văn bản. 1 Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu? 0.75 điểm - Tiêu chí lựa chọn 2 Tìm từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết trong 0.75 điểm ngữ liệu: văn bản + Độ dài: Thông Gv ra 1 câu 1.0 điểm tối đa 300 hiểu chữ; 3 Giải thích từ ngữ, hình ảnh trong đoạn 1.0 điểm + Đoạn trích/văn bản? trích VB ngoài Vận Gv ra 1 câu- cấp độ thấp 0.5 điểm chương dụng trình, 4 - Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản 0.5 điểm không giới thân từ vấn đề đặt ra trong đoạn trích /văn hạn thể bản. loại. + Phù hợp với quy phạm pháp luật, chuẩn mực đạo đức
  4. Phần làm Bài Nghị luận về khía cạnh của văn bản thơ 7.0 điểm, cụ thể văn văn - Cấu trúc:0.5 nghị - Ngữ liệu: -Luận đề:0.5 luận - Thương vợ (Trần Tế Xương) - Mở bài: 1.0 văn -Thân bài: 3.5 học +nội dung:2.5 hoàn +nghệ thuật:1.0 chỉnh -Kết bài: 0.5 -Chính tả, diễn đạt: 0.5 -Sáng tạo:0.5
  5. SỞ GD& ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu : Hãy hướng sự quan tâm của bạn tới những việc bạn có thể làm thay vì nghi hoặc khả năng của bản thân. Thực tế cho thấy, chúng ta sẽ chẳng đạt được bất cứ điều gì nếu cứ luôn miệng nói rằng mình không làm được. Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó nổ lực tìm giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo ra khởi đầu tốt đẹp. Hãy nhớ rằng thành công trong cuộc sống luôn đi kèm với những câu khẳng định như “tôi có thể” hoặc “tôi sẽ làm được” và hành động bao giờ cũng tạo ra điều kì diệu. Đừng ngồi đó mà chờ đợi mộng tưởng biến thành sự thật. Khi đã nổ lực hết mình,dù có thất bại, bạn cũng không phải tiếc nuối. Thất bại không chỉ khiến bạn rút ra bài học kinh nghiệm mà còn hiểu được giá trị của thành công. Bạn thực sự thất bại khi chưa thử mọi cơ hội mà mình đang có. Khi thực sự muốn làm một điều gì đó, chắc chắn sẽ có cách để bạn làm được. Điều quan trọng là bạn phải xem xét các khả năng để tạo ra cơ hội chứ không phải lãng phí thời gian để mổ xẻ trách nhiệm của mình. (Quên hôm qua, sống cho ngày mai- Tian Dayton, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.107) Câu 1. (0.75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0.75 điểm) Theo tác giả, cách tạo ra khởi đầu tốt đẹp là gì? Câu 3. (1.0 điểm) Tại sao tác giả cho rằng: “Thất bại còn giúp ta hiểu được giá trị của thành công”? Câu 4. (0.5 điểm) Anh/Chị có đồng ý với quan điểm của tác giả “Bạn thực sự thất bại khi chưa thử mọi cơ hội mà mình đang có”. Tại sao? II. LÀM VĂN (7điểm) Cảm nhận về hình tượng bà Tú qua bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương.
  6. SỞ GD& ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) GV cần quan sát bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Điểm thành phần tính đến 0.25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM Đọc 3.0 hiểu Câu 1 Phương thức nghị luận 0.75 Câu 2 Theo tác giả, cách tạo ra khởi đầu tốt đẹp: Khi phải đối mặt với khó 0.75 khăn,hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó nổ lực tìm giải pháp cho vấn đề Câu 3 Tác giả cho rằng: “Thất bại còn giúp ta hiểu được giá trị của thành 1.0 công” vì: có trải qua thất bại mới thấy thành công. Thành công chính là kết quả tốt đẹp nhất từ nổ lực, ý chí của chính mình. Câu 4 Học sinh có thể trả lời đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến “Bạn thực sự thất bại khi chưa thử mọi cơ hội mà mình đang có” của tác giả. Giám khảo cho điểm tùy vào sự lý giải hợp lý, thuyết phục của 0.5 thí sinh. Đồng ý với ý kiến. Lí giải: Khi chưa thử mọi cơ hội mà bạn đang có cũng có nghĩa là bạn bỏ qua những điều kiện thuận lợi nhất giúp bạn dễ dàng đạt được thành công, chưa thử mọi cơ hội cũng có thể hiểu như một sự thất bại đầu tiên vì bạn thiếu sự dũng cảm, không dám đương đầu với khó khăn thử thách, đầu hàng chính mình. Làm Cảm nhận về hình tượng bà Tú qua bài thơ “Thương vợ” của 7.0 văn Trần Tế Xương. 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị 0.5 luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về bài thơ nêu trong 0.5 đề bài và liên hệ đúng theo yêu cầu của đề. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt 5.0 các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách
  7. khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: + Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: - Trần Tế Xương (1870- 1907). - Quê làng Vị Xuyên - Mĩ Lộc - Nam Định. - Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân và một sự nghiệp thơ ca bất tử. - Sáng tác gồm hai mảng: trữ tình và trào phúng. - Đề tài: Viết về bà Tú, đề tài thường thấy trong thơ văn Tế Xương. - Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật. - Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất viết về bà Tú, một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, chịu thương chịu khó giàu đức hi sinh. + Làm rõ vẻ đẹp của hình tượng bà Tú: - Hai câu đề: Lời kể về công việc làm ăn vất vả, gian truân, hiểm nguy và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương. -> Bà Tú rất đảm đang, tháo vát. - Hai câu thực : Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú. -> Bà Tú chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh - Hai câu luận : Cảnh đời oái oăm mà bà Tú gánh chịu  Cảnh đời lận đận mà bà Tú phải gánh chịu, bà Tú hiện thân của một cuộc đời vất vả qua đó thấy được nỗi cảm thông sâu sắc, tấm lòng yêu thương vợ của tác giả. - Hai câu kết: Nhà thơ tự chửi mình và chửi thói đời đen bạc. -> Bà Tú là nạn nhân của xã hội phong kiến đầy bất công. + Nhận định chung về bài thơ: Bài thơ phác họa chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào, và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương. + Nghệ thuật: - Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm. - Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo. - Việt hóa thơ Đường 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm 0.5 nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0.5 ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.00
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2