intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

  1. TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TỔ NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn, lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:………………………………Số báo danh I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ: Thơ khuyên học Đen thì gần mực, đỏ gần son, Học lấy cho hay, con hỡi con! Cái bút, cái nghiên là của quý, Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon! Vàng mua chứa để, vàng hay hết, Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn. Nhờ Phật một mai nên đấng cả, Bõ công cha mẹ mới là khôn. Thơ Nguyễn Khuyến, tr. 12, NXB Văn Học Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã vận dụng sáng tạo tục ngữ trong câu thơ nào? Câu 3: Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Vàng mua chứa để, vàng hay hết Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn.” Câu 4: Tác giả đã phát biểu thông điệp gì qua bài thơ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của anh ( chị ) về vai trò của việc học trong xã hội ngày nay. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích bài thơ sau: Tự tình ( Bài II ) Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
  2. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! Hồ Xuân Hương (Trích sgk Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) …….Hết …… TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023
  3. TỔ NGỮ VĂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: thất ngôn 0,75 bát cú Đường luật. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc trả lời thể thơ thất ngôn bát cú: 0,75 điểm - Học sinh trả lời thể thơ thất ngôn: 0,5 điểm
  4. 2 Nhà thơ Nguyễn 0,5 Khuyến đã vận dụng sáng tạo tục ngữ trong câu thơ: Đen thì gần mực, đỏ gần son Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời sai : 0 điểm 3 Hướng dẫn chấm: 1,0 -Tác dụng: + Tạo sự cân xứng, hô ứng, đăng đối, nhịp nhàng + Vàng ta mua về, chứa để rồi cũng sẽ hết, nhưng những kiến thức, chữ nghĩa ta đã học được thì sẽ còn mãi, không bao giờ phai nhạt hay mất đi. Nhấn mạnh vai trò của việc học - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được 01 ý như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh hiểu được nhưng trả lời chưa rõ ý: 0,5 điểm - Học sinh hiểu còn mơ hồ, sử dụng từ thiếu chuẩn xác : 0,25 điểm
  5. 4 Thông điệp của nhà 0,75 thơ Nguyễn Khuyến gửi gắm qua bài thơ: - Mỗi người cần xác định tầm quan trọng của việc học - Chữ nghĩa quý hơn cả của cải - Học tập để đền đáp công ơn cha mẹ Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 3 ý như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương tự nhưng đúng ý nghĩa : 0,75 điểm - Học sinh trả lời được 1- 2 ý: 0.5 điểm - Học sinh trả lời chưa rõ ý : 0,25 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn 2,0 văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của anh (chị ) về vai trò của việc học trong xã hội ngày nay.
  6. a. Đảm bảo yêu cầu 0,25 về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng 0,25 vấn đề cần nghị luận Vai trò của việc học trong xã hội ngày nay. c. Triển khai vấn đề 0,75 nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về ý kiến được nêu. Khuyến khích lối suy nghĩ, diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. Có thể theo hướng sau: - Tầm quan trọng của việc học: + Đối với cá nhân: Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong
  7. quá trình học tập sẽ giúp cho công việc đạt được hiệu quả cao + Đối với xã hội: Tri thức là tiền đề quan trọng nhất để sống trong kỉ nguyên số + Nếu con người không học tập sẽ trở thành người lạc hậu, tách biệt với xã hội và không thể đóng góp cho xã hội + Phê phán những biểu hiện lười học, chán học, học đối phó... - Quan điểm của bản thân: phải cố gắng và nỗ lực học tập, không chỉ tiếp thu kiến thức trên ghế nhà trường mà cả ở ngoài xã hội, cố gắng hoàn thiện bản thân và giúp ích cho xã hội, không để lãng phí những cơ hội được học tập ... Hướng dẫn chấm: - Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm) - Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù
  8. hợp (0,25 điểm) d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
  9. 2 Phân tích bài thơ Tự 5,0 tình II của Hồ Xuân Hương a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng 0,5 vấn đề cần nghị luận Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương
  10. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái 0,5 quát về tác giả Hồ Xuân Hương, tác phẩm Tự tình II. Hướng dẫn chấm: giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm: 0,25 điểm * Hai câu đề: Nỗi cô 3,0 đơn, trống vắng - "Đêm khuya": Thời gian thực nhưng đồng thời cũng là thời gian nghệ thuật, nhấn mạnh sự cô đơn của nhân vật trữ tình. - "Văng vẳng": âm thanh của tiếng trống canh dồn từ xa vọng lại như làm cho thời gian, tuổi xuân của người phụ nữ trôi đi nhanh hơn. - Đảo ngữ "trơ cái hồng nhan" càng tô đậm nỗi bẽ bàng, tủi hổ của người phụ nữ. *. Hai câu thực: Nỗi buồn tủi, bẽ bàng, xót xa trước hoàn cảnh của bản thân - Sử dụng rất tài tình
  11. cụm từ "say lại tỉnh", "khuyết chưa tròn" đã tô đậm bi kịch về thân phận của người phụ nữ với tình duyên lỡ dở. - Cách nói ẩn dụ "vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" đã thể hiện một cách sâu sắc rằng tuổi xuân, thời son trẻ của người phụ nữ đã qua đi nhưng tình yêu, hạnh phúc vẫn chưa vẹn tròn, viên mãn *. Hai câu luận: Thái độ phẫn uất, phản kháng trước "bi kịch duyên phận" và số phận hẩm hiu - Nghệ thuật đảo ngữ cùng việc sử dụng hàng loạt các động từ mạnh "xiên ngang", "đâm toạc" đã làm nổi bật cái dữ dội, quyết liệt của sự phản kháng. - Hai câu thơ như vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên tiềm tàng sức sống dù bị nén xuống nhưng vẫn đang cố gắng vùng vẫy, cựa quậy vươn lên thật mạnh mẽ chứ nhất quyết không chịu đầu hàng số phận. - Sự phản kháng, phẫn uất ấy của thiên nhiên hay phải chăng đó chính là sự phẫn uất, phản kháng của người phụ nữ trước số phận của mình. - Hai câu thơ ấy đã thể hiện bản lĩnh, cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương *. Hai câu kết: Sự ngán ngẩm, buông
  12. xuôi và bất lực - Xuân đi xuân lại lại" chính là bước chuyển của thời gian, mùa xuân này đi mùa xuân khác sẽ lại tới song " là lúc tuổi xuân của người phụ nữ đã mãi mãi mất đi. - Một chữ "ngán" thôi đã diễn tả nỗi đau, sự ngán ngẩm, chán chường của người phụ nữ chán thì quá lứa, lỡ dở tình yêu và hạnh phúc. - Tình yêu đã bị vỡ tan thành nhiều "mảnh" thế mà còn chua chát hơn khi lại "san sẻ tí con con" nên người phụ nữ đành nín lặng và chấp nhận. - Thể hiện khát vọng hạnh phúc, phẫn uất đối với xã hội. *. Đánh giá nghệ thuật bài thơ - Sử dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Nghệ thuật đảo ngữ, các động từ mạnh và từ ngữ giàu sức gợi Hướng dẫn chấm: - Phân tích chi tiết, làm rõ nội dung, nghệ thuật, diễn đạt mạch lạc, suy nghĩ sâu sắc: 2,5 điểm – 3,0 điểm - Phân tích chi tiết, làm rõ nội dung, nghệ thuật: 1,75 điểm – 2,25 điểm - Phân tích được bài thơ nhưng chưa thật chi tiết, đầy đủ: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Phân tích chung chung, chưa làm rõ được nội dung ,nghệ
  13. thuật: 0,25 điểm - 0,75 điểm. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của tác phẩm và phong cách của Hồ Xuân Hương; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh đáp ứng
  14. được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ..........................Hết............................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2