intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

16
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

  1. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 11 (Kèm theo Công văn số 1749/SGDĐT-GDTrH ngày 13/10/2020 của Sở GDĐT Quảng Nam) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIÊM TRA. 1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình Ngữ Văn 11 nửa đầu học kỳ I. 2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách rõ ràng, đúng quy cách. 3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, có ý thức sống lành mạnh, có tâm hồn phong phú. 4. Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút 2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cấp độ Cộng Lĩnh vực thấp cao - Phương thức - Hiểu được nội - Trình bày quan I. Đọc- hiểu biểu đạt. dung chính của điểm, suy nghĩ của -Ngữ liệu: - Thao tác lập đoạn trích/ văn bản. bản thân từ vấn đề Đoạn trích văn bản khoảng từ luận - Giải thích được từ đặt ra trong đoạn 150 đến 300 chữ. - Phong cách ngữ, hình ảnh trong - Nội dung: Phù hợp với các ngôn ngữ đoạn trích/văn bản. trích /văn bản. chuẩn mực đạo đức, quy - Từ ngữ, hình - Giá trị biểu đạt phạm pháp luật. ảnh, câu văn, chi của biện pháp tu từ tiết có trong đoạn trong đoạn trích/văn trích/ văn bản. bản. Số câu: 2 1 1 4 Số điểm: 1.5 1.0 0,5 3.0 Tỉ lệ %: 15 % 10 % 5% 30 % II. Làm văn: Nghị luận văn Viết học bài văn - Nội dung: nghị + Nghị luận về một đoạn luận trích/ văn bản thơ/ văn tế hoặc văn học một khía cạnh của đoạn trích/ hoàn văn bản thơ/ văn tế chỉnh. - Ngữ liệu: Một trong các văn bản sau: - Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) - Tự Tình ( Hồ Xuân Hương) - Thương vợ (Trần Tế Xương) - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) Số câu: 1 1 Số điểm: 7.0 7.0 Tỉ lệ %: 70 % 70 % Tổng số câu: 2 1 1 1 5 Tổng số điểm: 1.0 1.0 1.0 7.0 10.0 Tỉ lệ %: 10 % 10 % 10 % 70 % 100 % * Lưu ý: Lựa chọn những đơn vị kiến thức trong ma trận để xây dựng đề kiểm tra sao cho phù hợp ở các mức độ và kế hoạch giáo dục của từng đơn vị.
  2. BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 11 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút 2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung. II. THIẾT LẬP BẢNG ĐẶC TẢ: Căn cứ vào ma trân của SGD-ĐT Quảng Nam, tổ Văn trường THPT Trần Đại Nghĩa đã xây dựng bảng đặc tả cụ thể như sau: Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cấp độ Cộng Lĩnh vực thấp cao - Phương thức - Hiểu được nội - Trình bày quan I. Đọc- hiểu biểu đạt. dung chính của điểm, suy nghĩ của -Ngữ liệu: - Thao tác lập đoạn trích/ văn bản. bản thân từ vấn đề Đoạn trích văn bản khoảng từ luận - Giải thích được từ đặt ra trong đoạn 150 đến 300 chữ. - Phong cách ngữ, hình ảnh trong - Nội dung: Phù hợp với các ngôn ngữ đoạn trích/văn bản. trích /văn bản. chuẩn mực đạo đức, quy - Từ ngữ, hình - Giá trị biểu đạt phạm pháp luật. ảnh, câu văn, chi của biện pháp tu từ tiết có trong đoạn trong đoạn trích/văn trích/ văn bản. bản. Câu 1, Câu 2. Câu 3 Câu 4 Số câu: 2 1 1 4 Số điểm: 1.5 1.0 0,5 3.0 Tỉ lệ %: 15 % 10 % 5% 30 % II. Làm văn: Nghị luận văn Viết học bài văn - Nội dung: nghị + Nghị luận về một đoạn luận trích/ văn bản thơ/ văn tế hoặc văn học một khía cạnh của đoạn trích/ hoàn văn bản thơ/ văn tế chỉnh. - Ngữ liệu: Một trong các văn bản sau: - Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) - Tự Tình ( Hồ Xuân Hương) - Thương vợ (Trần Tế Xương) - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) Số câu: 1 1 Số điểm: 7.0 7.0 Tỉ lệ %: 70 % 70 % Tổng số câu: 2 1 1 1 5 Tổng số điểm: 1.0 1.0 1.0 7.0 10.0 Tỉ lệ %: 10 % 10 % 10 % 70 % 100 %
  3. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp: 11 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần Đọc – hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: CHÍ LÀM TRAI Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc Nợ tang bồng vay trả trả vay Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể … Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong. Chí những toan xẻ núi lấp sông Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ Đuờng mây rộng thênh thênh cử bộ Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo Thảnh thơi thơ túi ruợu bầu. (Nguyễn Công Trứ) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên. Câu 2: Ghi lại những động từ, ngữ động từ diễn đạt khát vọng cháy bỏng trong theo đuổi chí làm trai của tác giả. Câu 3: Anh (chị) hiểu như thế nào về hai câu thơ: Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể . Câu 4: Theo anh chị, quan điểm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ :“Chí những toan xẻ núi lấp sông . Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ” ngày nay có còn phù hợp không? Vì sao? II. Làm văn: (7.0 điểm) Hãy trình bày cảm nhận về hình tượng người nông dân- nghĩa sĩ qua đoạn văn sau: Khá thương thay! Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ. Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Chi nhọc quan quản trống kỳ trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
  4. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ. (Trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu) --Hết---
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ HKI NĂM 2022-2023 NGỮ VĂN 11 Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: nghệ thuật 0.75 2 Những động từ, ngữ động từ diễn đạt khát vọng cháy bỏng trong 0.75 thực hiện chí làm trai của tác giả: vẫy vùng, quyết ra tay lèo lái, toan xẻ núi lấp sông… Hướng dẫn chấm: đúng mỗi động từ, ngữ động từ: 0,25đ HS ghi được động từ chính trong ngữ động từ cũng cho điểm tối đa. 3 Nghĩa của hai câu thơ: 1.0 Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể . Là: Đấng nam nhi phải có chí lớn ở bốn phương, tung hoành giữa trời đất. Ngoài ra, còn phải “vẫy vùng” “đè sóng cưỡi gió”, đem tài năng thi thố với thiên hạ. Hướng dẫn chấm : đúng mỗi ý 0,5 đ. HS có thể diễn đạt khác nhưng đảm bảo ý vẫn cho điểm tối đa. 4 Quan điểm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ “Chí những toan 0,5 xẻ núi lấp sông. Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ” trong thời đại này. - Phù hợp hoặc vừa phù hợp vừa chưa phù hợp: 0,25 đ Lí giải hợp lí: 0,25 đ HS có thể có cách đánh giá riêng và lí giải phù hợp. Sau đây là vài gợi ý: - Phù hợp vì thời nào cũng cần những con người có chí lớn để lập nghiệp, xây dựng đất nước. - Chưa phù hợp vì nó chỉ đề cập đến chí làm trai mà ngày nay phụ nữ cũng cần có chí lớn … II Làm văn 7.0 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ 0.5 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : hình tượng người nông 0.5 dân- nghĩa sĩ qua đoạn văn
  6. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: a. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, tác 0.5 phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và đoạn trích. b Phân tích 4.5 *. Nội dung: 3.0 - Tinh thần vì nghĩa cao đẹp: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ” - Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi( những dụng cụ lao động, sinh hoạt) đã đi vào lịch sử , hoàn toàn đối lập với trang bị tối tân hiện đại của giặc => làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ - Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”, “làm cho mã tà ma ní hồn kinh” - Tinh thần chiến đấu quả cảm: các từ ngữ: “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao diễn tả nhịp độ khẩn trương gay cấn. => Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước vừa bình thường giản dị vừa phi thường lẫm liệt *. Nghệ thuật: 1.5 - Sử dụng các động từ mạnh, động từ chéo “đâm ngang, chém ngược” , nhịp văn ngắn, mạnh làm tăng thêm không khí quyết liệt của trận đánh. - Nghệ thuật đối của lối văn biền ngẫu được khai thác triệt để làm nổi bật sự tương phản giữa những người nghĩa sĩ và giặc, từ đó khắc hoạ vẻ đẹp bi tráng của những người anh hùng xả thân vì nghĩa. * Đánh giá: Lần đầu tiên trong lịch sử văn học tác giả đã dựng một tượng đài nghệ thuật bất tử về hình ảnh những người nông dân chống thực dân Pháp tương xứng với phẩm chất vốn có của họ ở ngoài đời. *. Kết luận: - Khẳng định lại vẻ đẹp bi tráng của hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ trong đoạn trích. - Khẳng định thành công trong khắc hoạ hình tượng nghệ thuật của tác giả. 4. Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2