intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Châu Văn Liêm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Châu Văn Liêm” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Châu Văn Liêm

  1. TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM KIỂM TRA GIỮA KỲ I LỚP 11 TỔ NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn - Năm học 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Lâu rồi tôi mới trở lại quê mẹ, cuộc sống nơi đất khách quay cuồng cứ đẩy tôi xa quê dần. Chiều nay về đi giữa đường làng, bỗng nghe lòng mình một chút gì hụt hẫng. Đâu rồi con đường trải cát mịn quanh co tôi đếm bước ngày xưa. Đâu rồi những mái ngói rêu phong chiều về khói bếp mờ tỏa. Đâu rồi những lũy tre xanh rì ngày nhỏ rợp bóng tuổi thơ tôi… (2) Chiều nay về giữa quê nhà, nghe lòng bùi ngùi như vừa mất đi nhiều thứ. Thương từng bụi tre nay không còn vì phải thay chỗ cho những ngôi nhà mới mọc lên. Có một thời dại khờ tôi vẫn nghĩ, tre già thì măng mọc, cây tre sức sống bền bĩ, chẳng ai có thể triệt hạ được tre. Vậy mà giờ đây, trên con đường đất mịn màng từng một thời cả ngày chẳng mấy khi có bóng nắng giờ chỉ còn lại nền bê tông thô ráp, tôi biết tìm đâu những rặng tre xanh rờn che mát một thuở khi xưa… (3) Ai đã từng lớn lên dưới bóng hàng tre, chắc sẽ yêu cây tre của quê mình biết mấy. Tôi lớn lên từ gốc rạ, bên những lũy tre làng. Tuổi thơ tôi là những trưa hè ngồi dưới bóng mát hàng tre vót nan đan lờ, đó để ngày mưa ra đồng bắt cá, hay có khi là con diều giấy cho em, chiếc rổ tre cho mẹ. Là những chiều dịu nắng, cùng đám bạn ra đường làng chơi trò ú tim, núp sau bụi tre già mà nghe hồi hộp, bắt được nhau tiếng cười đung đưa cả hàng tre. Là những sáng tung tăng đến trường trên con đường làng quen thuộc, nghe tiếng chim non trên cành tre ríu rít, ngắm những giọt sương mai long lanh nơi đầu lá tre thấy lòng mình yên vui đến lạ… Là những kỷ niệm xanh rờn của một thời bé dại như bóng hàng tre đầu ngõ xanh thẳm trong tôi… (4) Cuộc sống rồi phải khác đi, nhiều thứ phải dần thay đổi. Làng tôi không còn vất vả như ngày xưa, từng gia đình bây giờ đã khá giả hơn trước. Ai xa quê cũng mong mỏi điều này. Dẫu biết rằng cuộc sống mỗi ngày một phát triển, sau cây đa, bến nước, nhiều thứ thuộc về đồng ruộng rồi cũng sẽ vắng dần, những hàng tre của làng quê bao năm yên bình rồi cũng phải bị đốn hạ. Bỗng nghe lòng bâng khuâng tiếc nhớ. Đâu rồi những lũy tre già xanh rì rợp mát tuổi thơ tôi… (Phạm Tuấn Vũ, Còn đâu những lũy tre làng, theo https://baodaklak.vn) Câu 1. Liệt kê một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự hiện diện cái “tôi” của tác giả trong văn bản. Câu 2. Những kỉ niệm nào của tuổi thơ được nhân vật “tôi” nhắc đến trong đoạn (3)? Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn sau: Là những kỷ niệm xanh rờn của một thời bé dại như bóng hàng tre đầu ngõ xanh thẳm trong tôi… Câu 4. Trình bày cảm nhận của anh/chị về tình cảm của tác giả đối với làng quê. Câu 5. Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn văn sau: Lâu rồi tôi mới trở lại quê mẹ, cuộc sống nơi đất khách quay cuồng cứ đẩy tôi xa quê dần. Chiều
  2. nay về đi giữa đường làng, bỗng nghe lòng mình một chút gì hụt hẫng. Đâu rồi con đường trải cát mịn quanh co tôi đếm bước ngày xưa. Đâu rồi những mái ngói rêu phong chiều về khói bếp mờ tỏa. Đâu rồi những lũy tre xanh rì ngày nhỏ rợp bóng tuổi thơ tôi… Câu 6. Trình bày thông điệp sâu sắc đối với anh/chị được gợi ra từ văn bản. Câu 7. Anh/Chị có suy nghĩ gì về nhận định của tác giả: Cuộc sống rồi phải khác đi, nhiều thứ phải dần thay đổi. Câu 8. Từ nội dung văn bản, anh/chị cần thể hiện trách nhiệm gì đối với quê hương? II. VIẾT Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của kí ức tuổi thơ đối với mỗi người. …………….. Hết………………. Ghi chú: Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
  3. TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM HƯỚNG DẪN CHẤM- ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM TỔ NGỮ VĂN KIỂM TRA GIỮA KỲ I - KHỐI 11 Môn: Ngữ văn - Năm học: 2023-2024 (Đáp án gồm có 03 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM ĐỌC HIỂU 1 Một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự hiện diện cái “tôi” của tác giả trong văn 0.5 bản: - Lâu rồi tôi mới trở lại quê mẹ. - Tôi lớn lên từ gốc rạ, bên những lũy tre làng. … Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc có đáp án khác phù hợp chấm 0.5 điểm. - HS tìm được 01 cụm từ chấm 0.25 điểm. - HS trả lời sai chấm 0 điểm. 2 Những kỉ niệm của tuổi thơ được nhân vật “tôi” nhắc đến trong đoạn (3) là: 0.5 những trưa hè ngồi dưới bóng mát hàng tre vót nan đan lờ; là những chiều dịu nắng, cùng đám bạn ra đường làng chơi trò ú tim; là những sáng tung tăng đến trường trên con đường làng quen; à những kỷ niệm xanh rờn của một thời bé dại như bóng hàng tre đầu ngõ xanh thẳm trong tôi… Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án chấm 0.5 điểm. - HS trả lời được 2 chi tiết chấm 0.25 - HS trả lời sai chấm 0 điểm. 3 Biện pháp tu từ trong câu văn: so sánh 0.5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án:0.5 điểm. - HS trả lời sai chấm 0 điểm. 4 Tình cảm của tác giả đối với làng quê: 1.0 - Yêu thương, gắn bó với vẻ bình dị của làng quê. - Hụt hẫng, tiếc nuối trước sự thay đổi của quê hương. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương chấm 1.0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý chấm 0.5 - HS trả lời sai chấm 0 điểm. 5 Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn văn: 1.0 - Chỉ ra yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn văn. - Tác dụng của việc kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình là góp phần làm cho câu chuyện thêm sinh động. Đồng thời, qua đó, tác giả thể hiện cảm xúc hụt hẫng, nuối tiếc khi lâu ngày trở về quê và nhận ra sự thay đổi của quê hương mình. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án chấm 1.0 điểm. - HS xác định được yếu tố tự sự và trữ tình hoặc tác dụng chấm 0.5 điểm. - HS trả lời sai chấm 0 điểm.
  4. 6 Thông điệp sâu sắc được gợi ra từ văn bản: 1.0 - Rút ra thông điệp hợp lí. - Lí giải vì sao thông điệp sâu sắc và ý nghĩa đối với bản thân. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án chấm 1.0 điểm. - HS trả lời đúng 1 ý chấm 0.5 điểm. - HS trả lời sai chấm 0 điểm. 7 Nhận định của tác giả: “Cuộc sống rồi phải khác đi, nhiều thứ phải dần thay 1.0 đổi”: Cần biết chấp nhận sự thay đổi thì mới có thể phát triển đi lên, đó là quy luật bất biến nhưng cũng cần chắt lọc bảo tồn những vẻ đẹp thiên nhiên, không vì phát triển mà huỷ hoại chúng. Hướng dẫn chấm: - HS lý giải hợp lý, thuyết phục chấm 1.0 điểm. - HS trả lời chung chung chấm 0.5 điểm. - HS trả lời sai chấm 0 điểm. 8 Trách nhiệm đối với quê hương: 0.5 Học sinh thể hiện rõ trách nhiệm của mình đối với quê hương qua một trong những biểu hiện sau: nhận thức, tình cảm, hành động Hướng dẫn chấm: - HS nêu được hai biểu hiện chấm 0.5 điểm. - HS nêu được một biểu hiện chấm 0.25 điểm - HS chưa nêu được chấm 0 điểm 4.0 II. VIẾT Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của kí ức tuổi thơ đối với mỗi người. a. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: suy nghĩ về vai trò của kí ức tuổi thơ đối 0.25 với mỗi người. c. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 0.5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: Giới thiêụ được vấn đề cần bàn luận: vai trò của kí ức tuổi thơ đối với mỗi 0.5 người. Nêu khái quát được quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận. * Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề, nêu được quan điểm của vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận/ chưa nêu quan điểm của vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định xác định sai vấn đề cần nghị luận và không nêu quan điểm của vấn đề nghị luận: 0 điểm.
  5. Triển khai được vấn đề bàn luận: 2.0 - Giải thích được vấn đề cần bàn luận: kí ức tuổi thơ * Nội dung - Trin ̀ h bày được hệ thống luận điểm thể hiện rõ quan điểm của người viết. - Nêu được lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết, phản biện các ý kiến trái chiều và đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp. * Hình thức: - Sắp xếp luận điểm, lý lẽ theo trình tự hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề - Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lý lẽ. - Diễn đạt mạch lạc, khúc chiết, có sức thuyết phục. * Hướng dẫn chấm: - Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về mặt nội dung và hình thức: đạt điểm tối đa là 2,0 điểm. - Bài viết đáp ứng được khoảng 50-80 % yêu cầu về mặt nội dung và hình thức: 1,0 điểm – 1,75 điểm - Bài viết chung chung, sơ sài chỉ đáp ứng được khoảng 10-40% yêu cầu về mặt nội dung và hình thức: 0,25 điểm – 0,75 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. mở bài, kết bài gây ấn tượng. ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.0 điểm 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2