Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang
lượt xem 3
download
Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang
- SỞ GD & ĐT BẮC GIANG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Ngữ Văn Dành cho lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút Hình thức: 100% tự luận 1. Ma trận Mức độ TT Nội dung nhận kiến thức thức Kĩ năng / Đơn vị kĩ năng Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng hiểu thấp cao 1 Đọc Thơ trữ 4 3 1 60 tình 2 Viết Bài văn 1* 1* 1* 1* 40 nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học Tổng 35 30 10 25 100 Tỉ lệ% 40 60 2. Đặc tả TT Kĩ Đơn vị Mức Số Tỉ lệ % năng kiến độ câu thức đánh hỏi Kĩ giá theo năng mức độ nhận thức Thông Vận Vận Nhận biết hiểu Dụng dụng cao
- 1 1. Đọc Thơ trữ Nhận 4 3 1 60 hiểu tình biết: - Nhận biết được các biểu hiện của thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong bài thơ. - Nhận biết được những biểu hiện trực tiếp của tình
- cảm, cảm xúc trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp của bài thơ. - Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ bài
- thơ. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do bài thơ gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học 2 Viết Nghị luận Nhận 1* 1* 1* 1* 40 xã hội về biết: TL một vấn - Xác đề đặt ra định trong tác được yêu phẩm cầu về văn học. nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Xác định rõ được mục đích, đối
- tượng nghị luận. - Giới thiệu được vấn đề xã hội và mô tả được những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp
- tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm; vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt để tăng tính
- thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết về vấn đề xã hội. Tổng số câu 4 + 1* 3 + 1* 1 + 1* + 1* 9 Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% 100% Tỉ lệ chung * Phần kĩ năng viết có 1 câu được xếp chung cho tất cả các cấp độ.
- SỞ GD & ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN MÔN: Ngữ Văn lớp 11 ( Đề gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Thuyền và biển Em sẽ kể anh nghe Cũng có khi vô cớ Chuyện con thuyền và biển: Biển ào ạt xô thuyền (Vì tình yêu muôn thuở “Từ ngày nào chẳng biết Có bao giờ đứng yên?) Thuyền nghe lời biển khơi Cánh hải âu, sóng biếc Chỉ có thuyền mới hiểu Đưa thuyền đi muôn nơi Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Lòng thuyền nhiều khát vọng Thuyền đi đâu, về đâu Và tình biển bao la Thuyền đi hoài không mỏi Những ngày không gặp nhau Biển vẫn xa... còn xa Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Những đêm trăng hiền từ Lòng thuyền đau - rạn vỡ Biển như cô gái nhỏ Thầm thì gửi tâm tư Nếu từ giã thuyền rồi Quanh mạn thuyền sóng vỗ Biển chỉ còn sóng gió” Nếu phải cách xa anh Em chỉ còn bão tố 4-1963 (Xuân Quỳnh, Chồi biếc, NXB Văn học, 1963) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1 (0,5). Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Câu 2 (0,5). Hai câu thơ Những đêm trăng hiền từ/ Biển như cô gái nhỏ sử dụng biện pháp tu từ nào? Câu 3. (0,5) Chỉ ra đặc điểm của thuyền và biển trong khổ thơ sau: Lòng thuyền nhiều khát vọng Và tình biển bao la Thuyền đi hoài không mỏi Biển vẫn xa... còn xa Câu 4. (0,5) Thành phần nằm trong dấu ngoặc đơn của hai câu thơ sau là biện pháp tu từ gì? (Vì tình yêu muôn thuở/ Có bao giờ đứng yên?) Câu 5. (1,0) ) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong khổ câu thơ sau: Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau - rạn vỡ Câu 6. (1,0) Nêu nét nghĩa tượng trưng của hình tượng thuyền, biển trong bài thơ. Câu 7. (1,0) Nội dung chính của bài thơ là gì? Câu 8. (1,0) Từ câu chuyện của thuyền và biển trong bài thơ, em có suy nghĩ gì về tình yêu đôi lứa? II. LÀM VĂN (4.0 điểm)
- Từ quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh, em hãy viết một bài luận khoảng 500 - 800 chữ trình bày suy nghĩ của mình về đề tài tình yêu tuổi học trò. ---Hết----- - Họ và tên thí sinh:……………………………………………….lớp…………….. - Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: NGỮ VĂN 11 -NĂM HỌC 2023-2024 Phầ Câ Nội dung Điể n u m I ĐỌC HIỂU 6.0 1 Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là “Em”. 0.5 2 Nhân hóa và so sánh 0.5 (HS trả lời được 1 biện pháp: 0,25điểm) 3 Đặc điểm của thuyền và biển trong khổ thơ: 0.5 - Thuyền: nhiều khát vọng; đi hoài không mỏi.. - Biển: bao la, rộng lớn, vẫn còn xa. .(HS trả lời được 1 trong 2 ý: 0,25 điểm) 4 Biện pháp tu từ chêm xen, thể hiện suy ngẫm của tác giả về tình 0,5 yêu… 5 - HS chỉ ra được 2 biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc, nhân hoá 1.0 + Điệp cấu trúc “những ngày không gặp nhau” + Nhân hóa “ biển bạc đầu thương nhớ”, “thuyền đau- rạn vỡ” - Tác dụng: + Tạo nhịp điệu cho câu thơ, đoạn thơ. Đồng thời, làm cho cách diễn đạt giàu hình ảnh, gợi cảm hơn. + Làm nổi bật nỗi nhớ mãnh liệt của thuyền và biển, cũng chính là nỗi nhớ của em và anh khi cách xa nhau; thể hiện tình cảm mãnh liệt của nhân vật trữ tình trong tình yêu.
- (HS chỉ ra được đủ 2 biện pháp, nêu được tác dụng:1,0 điểm Chỉ ra được 2 biện pháp: 0,5 điểm, một biện pháp: 0,25điểm Nêu được tác dụng đủ 2 ý: 0,5 điểm, mỗi ý: 0,25 điểm) * Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm. 6 - Thuyền: Di chuyển nay đây mai đó tượng trưng cho người con 1.0 trai… - Biển: Bất biến tượng trưng cho người con gái với tình yêu thủy chung, sắt son, hết mình vì tình yêu… (HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm; trả lời đúng mỗi ý: 0,5điểm) 7 - Tác giả đã mượn hình ảnh của tự nhiên để thể hiện nỗi niềm 1.0 khát khao có được một tình yêu gắn bó, bền chặt, thuỷ chung và hứa sẽ sống hết mình với tình yêu ấy, dù có ra sao vẫn không chia lìa xa nhau. - Bài thơ là lời nhắn gửi những người đang yêu xa hãy luôn nghĩ và hướng về nhau để giữ vững niềm tin, hy vọng về một ngày hội ngộ. (HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm; trả lời đúng mỗi ý: 0,5điểm) 8 HS có thể bày tỏ suy nghĩ theo quan điểm cá nhân nhưng phải hợp lý, 1,0 thuyết phục, có thể theo gợi ý: - Câu chuyện của thuyền và biển là một câu chuyện đẹp về tình yêu lứa đôi thuỷ chung, chân thành, da diết, mãnh liệt. - Từ câu chuyện tình của thuyền và biển, em thấy tình yêu lứa đôi là tình cảm cao đẹp. Những người yêu nhau luôn hướng về nhau, vì nhau đầy cao thượng. Do đó, trong cuộc sống mỗi người, những người đang yêu hãy vun đắp tình yêu của mình đề tình yêu đó luôn đẹp mãi… II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận bàn về một vấn đề được 0.25 rút ra từ tác phẩm văn học Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.25 Tình yêu tuổi học trò. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau:
- 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình yêu tuổi học trò. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình). 2. Thân bài a. Giải thích Tình yêu tuổi học trò: những tình cảm gắn bó thân thiết giữa học sinh nam và học sinh nữ, đó có thể là một cách gọi khác của tình bạn rất thân thiết hoặc tình cảm trên mức tình bạn giữa nam và nữ còn đang ngồi trên ghế nhà trường. b. Phân tích Tình yêu học đường là những cảm xúc đầu đời đẹp đẽ của mỗi người và cũng là những xúc cảm tất yếu thuận theo quy luật tâm sinh lí của con người khi đến một giai đoạn phát triển nhất định. Tình yêu học trò có thể sẽ trở thành động lực giúp cả hai cùng tiến bộ, cùng giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sống từ đó có thể là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ lâu dài và bền chặt. Tình yêu học trò là những kỉ niệm đẹp khắc sâu trong tâm trí con người, khiến cho chúng ta có một phần kí ức tươi đẹp để nhớ về. c. Phản biện Tuy nhiên, nhiều người đã khiến cho nét đẹp của tình yêu tuổi học trò trở nên xấu xí và có phần phản cảm. Nhiều người vì yêu đương sớm mà trở nên chểnh mảng, thờ ơ chuyện học tập khiến cho thành tích ngày càng đi xuống. Bên cạnh đó, việc thể hiện tình cảm một cách công khai, thái quá và thậm chí quá lố lăng đã khiến cho quan niệm về tình yêu tuổi học trò trở nên sai lệch và bị biến chất. d. Mở rộng Tình yêu tuổi học trò không hề xấu, nó khiến con người trải qua được những cung bậc cảm xúc khác nhau, ghi dấu, để lại cho ta nhiều kỉ niệm và cả những bài học đáng quý. Tuy nhiên, mỗi con người cần dừng lại đúng chừng mực để không biến tình yêu tuổi học trò trở nên xấu xí. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: tình yêu tuổi học trò, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0.5 cách diễn đạt mới mẻ.
- ----Hết-----
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 28 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn