Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh
lượt xem 1
download
Để giúp các em học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các em cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Môn: Ngữ văn - Lớp 11 Năm học: 2023-2024 (Thời gian làm bài: 90 phút) Đề 01 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích: Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường! (Trích Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Lã Nhâm Thìn, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr271) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ 9 chữ B. Thể thơ 7 chữ C. Thể thơ lục bát D. Thể thơ tự do Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Người về chiếc bóng năm canh. Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi” A. Nhân hóa B. Phép đối C. Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 3. Liệt kê các hình ảnh miêu tả thiên nhiên trong bốn câu thơ sau: “Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san Dặm hồng bụi cuốn chinh an Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh” A. Rừng phong thu B. Rừng phong thu, dặm đường bụi cuốn C. Rừng phong thu, mấy ngàn dâu xanh D. Đáp án A và B Câu 4. Những nhân vật được hướng đến trong đoạn trích là? A.Thúy Kiều và Thúy Vân B.Tác giả, Thúc Sinh C.Thúy Kiều, Thúy Vân và Kim Trọng
- D.Thúc Sinh,Thúy Kiều Câu 5. Chọn đáp án đúng nhất về nội dung hai câu thơ sau: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường!” A. Niềm tin và hi vọng vào ngày đoàn tụ của Thúy Kiều với Thúc Sinh. B. Nỗi nhớ thương, sự cô đơn của Thúy Kiều với Thúc Sinh. C. Lời chào và lời ước hẹn của Thúy Kiều với Thúc Sinh. D. Nỗi nhớ thương, sự cô đơn của Thúy Kiều với Thúc Sinh, dự cảm về sự li biệt. Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của tác giả qua đoạn trích là: A. Thấu hiểu sự nhớ thương, quyến luyến của Thúy Kiều với Thúc Sinh B. Thấu hiểu sự li biệt của Thúy Kiều và Thúc Sinh: nhớ thương, quyến luyến và sự cô đơn, rợn ngợp của thiên nhiên, của tình cảm con người. C. Thương xót con người trong li biệt. D. Niềm tin tất thắng vào cuộc hội ngộ của Thúc Sinh với Thúy Kiều. Câu 7. Câu nào nêu đúng tác dụng của phép tu từ đối lập được thể hiện qua câu thơ số 5, số 6? A. Sự diễn đạt trôi chảy hơn, hài hòa hơn, cân đối hơn giữa các vế, giữa các câu thơ. B. Tạo nên sự phá cách trong thơ Trung đại C. Sự diễn đạt trôi chảy hơn, hài hòa hơn, cân đối hơn giữa các vế, giữa các câu thơ, tăng giá trị biểu cảm thể hiện tâm trạng của Thúy Kiều và Thúc Sinh D. Góp phần bộc lộ cảm xúc chủ đạo của trích đoạn, của thông điệp sống mà tác giả muốn gửi gắm. Câu 8. Trình bày ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích. Câu 9. Hai câu thơ: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường!” gợi lên vẻ đẹp trong tâm hồn của Thúy Kiều như thế nào? Câu 10. Hình ảnh“Vầng trăng ai xẻ làm đôi” gợi lên cho Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về vai trò của khát vọng tình yêu trong cuộc sống của con người? Hãy thể hiện ý hiểu bằng một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng. II. VIẾT (4,0 điểm) Đọc hai câu thơ sau: “Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn” (Trích từ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên, Thơ Việt Nam (1945-1985), NXB Giáo Dục, 1985, tr 83) Thực hiện yêu cầu: Từ hai câu thơ trên, hãy viết bài nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về vấn đề hạnh phúc trong cuộc sống. ----- Hết ----- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Môn: Ngữ văn - Lớp 11 Năm học: 2023-2024 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ 02 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích: Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên) Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre. Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương. Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn. Trăm cơn mê không chống nổi một đêm dày Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi Lòng ta thành con rối Cho cuộc đời giật dây. Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ Tìm đường đi cho dân tộc theo đi. … (Trích Thơ Việt Nam (1945-1985), NXB Giáo Dục, 1985, tr 83) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ 5 chữ B. Thể thơ 6 chữ C. Thể thơ lục bát D. Thể thơ tự do Câu 2. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau? “Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn” A. Nhân hóa và điệp từ B. Phép đối và điệp từ C. Hoán dụ và điệp từ D. Ẩn dụ, hoán dụ và điệp từ Câu 3. Liệt kê các từ đồng nghĩa trong bốn câu thơ sau: “Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương.”
- A. Nước, quê hương, xứ sở, trời. B. Nước, quê hương, xứ sở. C. Sóng, nước. D. Đáp án A và C. Câu 4. Những cách xưng hô được nhắc đến trong đoạn trích? A. Bác và tôi. B. Ai, ta, lãnh tụ. C. Lũ chúng ta, con D. Tất cả Câu 5. Chọn đáp án đúng nhất về nội dung hai câu thơ sau: “Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con” A. Nhìn nghiêm khắc với những ai đang sống chật hẹp với ước mơ của mình. B. Tầm nhìn hạn hẹp và ích kỉ. C. Tầm nhìn hạn hẹp và ích kỉ không vượt qua cuộc sống quẩn quanh cá nhân. D. Những khát vọng, mong muốn của “lũ chúng ta” tù túng, chật hẹp và mang tính cá nhân. Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của tác giả qua đoạn trích là: A. Niềm vui, tự hào và hy vọng vào tương lai của đất nước. B. Niềm vui, lạc quan, tin tưởng, tự hào và hy vọng vào ngày mai chiến thắng của dân tộc Việt Nam. C. Ca ngợi, tự hào hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác- tìm con đường cho dân tộc. D. Niềm tin tất thắng vào con đường Bác đi. Câu 7. Nhận định nào khắc họa rõ nét về hình ảnh hàng tre đặc trưng nhất cho dân tộc Việt Nam qua hai câu thơ sau? “Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre” A. Biểu tượng cho vẻ đẹp người Việt Nam, gợi cảm giác gần gũi, thân quen của cuộc sống làng quê yên bình, gợi linh hồn của dân tộc. B. Biểu tượng cho vẻ đẹp người Việt Nam yêu nước cháy bỏng, sống đoàn kết. C. Biểu tượng cho vẻ đẹp người chiến sĩ kiên cường thời kháng chiến chống Pháp. D. Tất cả Câu 8. Trình bày ngắn gọn nội dung chính của hai câu sau: “Lòng ta thành con rối Cho cuộc đời giật dây.” Câu 9. Hai câu thơ: “Đất nước đẹp vô cùng.Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác”. gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của chủ thể trữ tình như thế nào? Câu 10. Hình ảnh “Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.” gợi lên cho Anh/Chị suy nghĩ gì về vai trò của việc lựa chọn những con đường đúng trong cuộc sống? Hãy thể hiện ý hiểu bằng một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng. II. VIẾT (4,0 điểm) Đọc hai câu thơ sau: “Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ Tìm đường đi cho dân tộc theo đi” (Trích từ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên) Thực hiện yêu cầu: Từ hai câu thơ trên, hãy viết bài nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về vấn đề tinh thần tiên phong trong cuộc sống. ----- Hết -----
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
32 p | 25 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn