
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc (Đề minh họa)
lượt xem 1
download

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc (Đề minh họa)" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc (Đề minh họa)
- TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I TỔ: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2024 – 2025 MÔN: NGỮ VĂN 11 (CHUYÊN) A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa HS cần nắm vững Tri thức Ngữ văn tại trang 9 – 11 trong sgk Ngữ văn 11 về truyện ngắn, câu chuyện, điểm nhìn trong truyện kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật, đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để trả lời các câu hỏi trong phần đọc – hiểu. 1. Nhận biết - Nhận biết được đề tài, câu chuyện, sự kiện, chi tiết tiêu biểu, không gian, thời gian, nhân vật trong truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại. - Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất), lời người kể chuyện, lời nhân vật trong truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại. - Nhận biết được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn; sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật. - Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại. 2. Thông hiểu - Tóm tắt được cốt truyện của truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại. - Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự việc, chi tiết trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Phân tích được đặc điểm, vị trí, vai trò của của nhân vật trong truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại; lí giải được ý nghĩa của nhân vật. - Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản nhiều chủ đề) của tác phẩm. - Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản. - Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của tác phẩm. 3. Vận dụng - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm, cách nhìn của cá nhân với văn học và cuộc sống. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ văn bản. 4. Vận dụng cao - Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - So sánh được hai văn bản văn học cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm. II. Viết (4,0 điểm): Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả). 1. Chuyên đề chuyên sâu: Tìm hiểu nhà văn và quá trình sáng tác văn học. HS cần nắm vững những đặc điểm cơ bản về tư chất nghệ sĩ, các tiền đề của tài
- năng văn học và quá trình sáng tạo của một tác phẩm văn học, các yêu cầu về phẩm chất, tài năng của tác giả. 2. Chương trình cốt lõi HS cần nắm vững yêu cầu cần đạt về Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả) ở trang 39-45, sgk Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) để viết một bài luận (khoảng 500 chữ), cụ thể: 2.1. Nhận biết - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, loại hình nghệ thuật,… của đoạn trích/tác phẩm. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. 2.2. Thông hiểu - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm nghệ thuật. - Phân tích được những biểu hiện riêng của loại hình nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm. - Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 2.3. Vận dụng - Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích/tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong đoạn trích/tác phẩm). 2.4. Vận dụng cao - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,…để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. B. ĐỀ MINH HỌA SỞ GDĐT LÂM ĐỒNG KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2024 – 2025 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC Môn: Ngữ văn, lớp 11 (Chuyên) Thời gian làm bài: 120 phút, không tính thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: ĐỜI THỪA (Tóm tắt truyện: Hộ là một nhà văn có tài; Hộ cưu mang Từ, cứu vớt đời Từ khi Từ bị nhân tình bỏ rơi. Từ trở thành vợ Hộ. Hộ mải mê với văn chương, hết lòng vì văn chương nhưng cuộc sống cơm áo không để Hộ ngồi yên mà viết văn, thưởng thức văn,… Túng quẫn và phẫn uất, Hộ chán nản lao vào rượu chè và say xỉn,… Mỗi lần say, Hộ lại bốc đồng và về nhà làm khổ Từ… Khi tỉnh dậy, Hộ lại ân hận, hối lỗi, ăn năn,…) Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn. Hắn thấy mình mẩy đau như dần, đầu nặng, miệng khô và đắng. Cổ thì ráo và rát cháy. Hắn đưa tay với ấm
- nước ở trên bàn để uống. Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm. Ðó là sự ý tứ của Từ. Hộ hiểu thế, và lòng buồn nao nao. Bởi hắn lờ mờ nhớ ra rằng: hình như đêm qua hắn say rượu, đi la cà chán rồi về, lại gây sự với Từ; hình như hắn lại đánh cả Từ, đuổi Từ đi, rồi mới đóng cửa lại và đi ngủ... Hắn đột nhiên hoảng sợ, nhổm dậy, mắt nhớn nhác tìm Từ. Nhưng không! Từ vẫn còn nhà... Chắc hẳn trong lúc quá say, hắn gài cửa nhưng chưa gài được, thành thử khi thấy hắn ngủ mệt rồi, Từ lại bế con vào. Bây giờ Từ đang thiếp đi trên võng, đứa con nhỏ nằm bên. Từ vốn dậy sớm quen. Sáng nay, chắc Từ mệt quá, vừa mới lịm đi, nên mới ngủ trưa như thế. Ðầu Từ ngoẹo về một bên. Một tay Từ trật ra ngoài mép võng, sã xuống, cái bàn tay hơi xòe ra lỏng lẻo. Dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não. Hắn bùi ngùi. Chao ôi! Trông Từ nằm thật đáng thương! Hèn chi mà Từ khổ cả một đời người! Cái tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ. Hộ nhớ ra rằng: một đôi lúc, nếu nhìn kỹ thì Từ khó mặt lắm. Ðột nhiên Hộ nảy ra ý muốn lại gần Từ, nhìn kỹ xem mặt Từ lúc bây giờ ra sao? Hắn rón rén, đi chân không lại. Hắn ngồi xổm ngay xuống đất, bên cạnh võng và cố thở cho thật khẽ. Hắn ngắm nghía mặt Từ lâu lắm. Da mặt Từ xanh nhợt; môi nhợt nhạt; mi mắt hơi tim tím và chung quanh mắt có quầng, đôi má đã hơi hóp lại khiến mặt hơi có cạnh. Hộ khẽ thở dài và lắc đầu ái ngại. Hắn dịu dàng nắm lấy tay sã xuống của Từ. Cái bàn tay lủng củng rặt những xương! Trên mu bàn tay, những đường gân xanh bóng ra, làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc. Cái cổ tay mỏng manh. Tất cả lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả, cần được hắn che chở và bênh vực... Một vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật, cần được hắn vỗ về an ủi... Thế mà hắn đã làm gì để cho đời Từ đỡ khổ hơn? Hắn đã làm gì để cho Từ khỏi khổ? Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc... Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lấy cái bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngực mình mà khóc. Từ thức dậy, Từ hiểu ngay, không cần hỏi một câu nào cũng hiểu. Và Từ cảm động. Mắt Từ giàn giụa nước. Từ khẽ rút tay ra, vòng lên cổ chồng, nhẹ nhàng núi hắn vào, để hắn gục đầu lên cạnh ngực Từ. Hắn lại càng khóc to hơn và cố nói qua tiếng khóc: - Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!... - Không!... Anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ... Từ bảo thế. Tay Từ níu mạnh hơn một chút. Ngực Từ thổn thức. Từ chực ngả đầu sát vào vai Hộ. Nhưng đứa con, bị giằng, khóc thét lên. Từ vội buông chồng ra để vỗ con. Tiếng vẫn còn ướt lệ, Từ dỗ nó: - A! Mợ đây! Mợ đây mà! Ôi chao! Con tôi nó giật mình... Mợ thương... Hộ đã tránh chỗ để Từ đưa võng... Từ vừa đưa vừa hát: Ai làm cho gió lên giời, Cho mưa xuống đất, cho người biệt li; Ai làm cho Nam, Bắc phân kỳ, Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân... (Nam Cao, Nam Cao – tác phẩm, tập 2, NXB Văn học, 1997) Trả lời các câu hỏi: Câu 1. Trong văn bản, sự ân hận của nhân vật Hộ về hành động của mình diễn ra vào khoảng thời gian nào?
- Câu 2. Xác định ngôi kể của văn bản. Câu 3. Câu văn “Ðột nhiên Hộ nảy ra ý muốn lại gần Từ, nhìn kỹ xem mặt Từ lúc bây giờ ra sao?” là lời của ai? Câu 4. Chỉ ra hiệu quả của câu hỏi tu từ trong đoạn văn sau: “Một vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật, cần được hắn vỗ về an ủi... Thế mà hắn đã làm gì để cho đời Từ đỡ khổ hơn? Hắn đã làm gì để cho Từ khỏi khổ?”. Câu 5. Việc Hộ ngắm nghía gương mặt Từ thật lâu rồi bật khóc cho thấy Hộ là con người như thế nào? Câu 6. Chi tiết “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” thể hiện thái độ gì của nhà văn? Câu 7. Qua câu chuyện của nhân vật Hộ, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 8. Từ nội dung văn bản, anh/chị hãy chỉ ra những nét mới mẻ, độc đáo trong cách khám phá, miêu tả hình ảnh người trí thức của nhà văn Nam Cao. II. VIẾT (4.0 điểm) Nhà văn Nguyễn Quang Sáng từng bảy tỏ: “Theo tôi quan niệm truyện ngắn phải có “chuyện” tức có thể kể lại cho người khác nghe được. Mà muốn kể, câu chuyện phải chặt chẽ, hấp dẫn.” Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ quan điểm của mình qua đoạn trích Đời Thừa (Nam Cao) trong phần Đọc hiểu. ------------------------Hết------------------------

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p |
641 |
13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p |
698 |
9
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p |
456 |
7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p |
640 |
7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p |
452 |
6
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p |
458 |
5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p |
605 |
5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p |
612 |
5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p |
447 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p |
409 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p |
418 |
3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p |
433 |
3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p |
454 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p |
607 |
3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p |
439 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p |
604 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p |
596 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p |
374 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
