intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Hữu Thận

Chia sẻ: Kim Huyễn Nhã | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp bạn hệ thống kiến thức văn học hiệu quả cũng như giúp bạn rèn luyện và nâng cao khả năng viết bài văn nghị luận chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp diễn ra, TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Hữu Thận, cùng tham khảo và luyện tập với đề thi để làm quen với cấu trúc ra đề cũng như tích lũy kinh nghiệm khi làm đề thi bạn nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Hữu Thận

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THẬN NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN: Ngữ văn LỚP 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề 1 I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích: (1) Không ai có thể tránh khỏi nghịch cảnh của đời người. Vậy vào những lúc ấy, ta cần phải đối đãi ra sao? Nghịch cảnh là cái bẫy, nhưng nó không phải là cái bẫy đáng sợ nhất. Những người có thể đứng dậy trong nghịch cảnh mới là vĩ đại thực sự. Nghị lực xuất phát ra trong tình cảnh tuyệt vọng mới phát huy được sức mạnh nội tại tiềm ẩn trong con người. (2) Nếu không có loại phấn đấu này, người ta sẽ không bao giờ phát hiện được năng lực tiềm ẩn thật sự của mình.Con người nếu không gặp phải nghịch cảnh, sống vô cùng thoải mái, vô ưu vô lo thì cũng chẳng bao giờ phát hiện ra khả năng tiềm ẩn thật sự bên trong của mình. Nếu muốn kiểm nghiệm phẩm cách của một người, cách tốt nhất là xem thái độ của anh ta trong nghịch cảnh ra sao. Thất bại cũng chính là cơ hội để ta bước đến một vị trí cao hơn. Điều mà bất cứ người thành công nào nhớ đến đầu tiên không phải là thành tựu mà là thất bại của họ. Những trải nghiệm đau khổ trong nghịch cảnh kiến họ tạc dạ, ghi lòng. Sở dĩ họ thành công được chính là bởi biết đối mặt và chính phục nghịch cảnh. (http://www.dkn.tv/van-hoa/vi-sao-nghich-canh-chinh-la-mon-qua-tuyet-voi-nhat-cuoc-song- danh-tang-ban.html) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên? Câu 2. Theo tác giả, cách tốt nhất khi muốn kiểm nghiệm phẩm cách của một người là gì? Câu 3. Theo anh/chị tại sao tác giả cho rằng ‘Điều mà bất cứ người thành công nào nhớ đến đầu tiên không phải là thành tựu mà là thất bại của họ”? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả “Nghịch cảnh là cái bẫy nhưng nó không phải là cái bẫy đáng sợ nhất” Vì sao? II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr 88&89) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong đoạn thơ trên.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THẬN NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN: Ngữ văn LỚP 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề 2 I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu Đời người không chỉ có một phương hướng Ngày tốt nghiệp, người thì học tiếp, người thì cạnh tranh vào các doanh nghiệp lớn, dường như trên thế giới chỉ có hai con đường hoàng kim như vậy cho những "con cừu non" mới bước ra xã hội. Khi ấy, H. nói muốn đi làm nhân viên cho một cửa hàng điện máy. Chúng tôi phần lớn mọi người khi ấy đều lắc đầu, làm nhân viên bán hàng thì làm sao mà "ngóc lên được". Vài năm sau, cậu ấy nói mình đã mở được một cửa hàng và là một ông chủ nhỏ. Lại thêm vài năm nữa, cậu ấy mở một siêu thị nhỏ. Lại qua vài năm nữa, nó đã phát triển thành chuỗi cửa hàng quy mô lớn. […] Bạn xem, thì ra, cuộc đời không chỉ có một phương hướng. Trong số những người bạn học, có người làm cho doanh nghiệp nước ngoài, có người thi công chức, dù mỗi người một lựa chọn khác xa nhau, nhưng cho tới ngày hôm nay, mọi người ai cũng vui vẻ với những lựa chọn đó của mình. Bọn trẻ cùng một lớp, mỗi đứa một đường, chuyên tâm sống cho tốt cuộc sống của chính mình. Không có cuộc đời của ai là đáng để ngưỡng mộ 100%, cũng không có cuộc sống của ai đáng bị xem thường. Suy cho cùng, đường của mỗi người, cần phải tự mình bước đi, bạn có thể sống kiểu hoang dã, tự do tự tại tiêu diêu khắp nơi, bạn cũng có thể nghiêm túc làm việc, lựa chọn cuộc sống ổn định. Con đường đến với hạnh phúc là muôn hình vạn trạng. (Trích Tụ tập sau 20 năm, một buổi họp lớp …, Thiên Vi, Theo Tri thức trẻ) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản? Câu 2. Theo tác giả con đường đến với hạnh phúc là gì? Câu 3. Anh/chị có đồng ý với ý kiến Không có cuộc đời của ai là đáng để ngưỡng mộ 100%, cũng không có cuộc sống của ai đáng bị xem thường không? Vì sao? Câu 4. Theo anh/chị thì cần làm thế nào để lựa chọn đúng con đường đi đến hạnh phúc cho chính mình. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr 88&89) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong đoạn thơ trên. - Hết -
  3. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM ĐỀ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3,0 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0,75 2 Theo tác giả, cách tốt nhất khi muốn kiểm nghiệm phẩm cách của 0,75 một người là “xem thái độ của anh ta trong nghịch cảnh ra sao”. 3 Tác giả cho rằng “Điều mà bất cứ người thành công nào nhớ đến đầu 1,0 tiên không phải là thành tựu mà là thất bại của họ” vì: + Thất bại chính là tiền đề, động lực để con người ta đứng lên làm lại từ đầu, từ đó mới đạt được thành công. + Thất bại của người thành công trong thực tế đã nâng cao giá trị của thành tựu mà họ đạt được cho thấy sự nỗ lực ý chí bản lĩnh của con người. 4 - Bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/ không đồng tình/ đồng 1,5 tình một phần. - Lí giải hợp lí, thuyết phục. Làm văn 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 II Có đủ các phầm mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Hình tượng người lính trong đoạn thơ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ; thể 4,5 hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; dẫn đoạn thơ 0,5 * Giải quyết vấn đề nghị luận 0,5 - Giới thiệu chung về hoàn cảnh sáng tác, binh đoàn Tây Tiến; Khái quát các đoạn thơ đi trước. - Cảm nhận hình tượng người lính trong đoạn thơ + Người lính mang vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn (4 câu đầu) 1,25 o Chân dung người lính kiêu hùng trong gian khổ: không mọc tóc, quân xanh màu lá, dữ oai hùm o Ý chí mãnh liệt và tâm hồn mộng mơ: mắt trừng gửi mộng, dáng kiều thơm + Người lính mang vẻ đẹp bi tráng (4 câu sau) o Mất mát đau thương mà không bi lụy: mồ viễn xứ, áo bào, anh về đất, gầm lên khúc độc hành
  4. o Sẵn sàng dâng hiến sự sống, tuổi trẻ: chẳng tiếc đời xanh 1,25 + Nghệ thuật: Thể thơ tự do, bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn, sử dụng các từ Hán Việt, biện pháp nói giảm nói tránh, ngôn ngữ cường điệu, tương phản, gây ấn tượng, hồn thơ phóng khoáng, tài hoa, lãng mạn … 0,5 * Kết thúc vấn đề nghị luận: Đánh giá khái quát về hình tượng người lính và bài thơ d. Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề càn nghị luận. e. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. Tổng điểm 10 ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3,0 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0,75 2 Theo tác giả: Con đường đến với hạnh phúc là muôn hình vạn trạng. 0,75 3 - Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau: đồng 1,5 ý/ không đồng ý/ đồng ý một phần (0,5 đ) - Lí giải hợp lí, thuyết phục. (1,0 đ) Gợi ý: Đồng tình với ý kiến Không có cuộc đời của ai là đáng để ngưỡng mộ 100%, cũng không có cuộc sống của ai đáng bị xem thường Bởi vì: + Cuộc sống là một bức tranh muôn màu. Mỗi con người là một màu sắc trong bức tranh cuộc sống ấy. + Con người ai cũng có cá tính, có điểm mạnh điểm yếu không ai giống ai. Nên ai cũng có quyền tạo nên sắc màu của riêng mình. Do vậy không có ai là hoàn hảo 100% và cũng không có cuộc sống của ai đáng bị xem thường. 4 Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau nhưng 1,0 cần đưa ra một số việc làm phù hợp để lựa chọn đúng con đường đi đến hạnh phúc cho chính mình. Gợi ý: - Xác định được mục tiêu trong cuộc sống. - Thấy được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình để có sự lựa chọn con đường phù hợp. - Trang bị cho bản thân kiến thức, kĩ năng sống để tự tin làm chủ cuộc sống.
  5. Làm văn 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 II Có đủ các phầm mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Hình tượng người lính trong đoạn thơ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ; thể 4,5 hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; dẫn đoạn thơ 0,5 * Giải quyết vấn đề nghị luận 0,5 - Giới thiệu chung về hoàn cảnh sáng tác, binh đoàn Tây Tiến; Khái quát các đoạn thơ đi trước. - Cảm nhận hình tượng người lính trong đoạn thơ + Người lính mang vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn (4 câu đầu) 1,25 o Chân dung người lính kiêu hùng trong gian khổ: không mọc tóc, quân xanh màu lá, dữ oai hùm o Ý chí mãnh liệt và tâm hồn mộng mơ: mắt trừng gửi mộng, dáng kiều thơm + Người lính mang vẻ đẹp bi tráng (4 câu sau) o Mất mát đau thương mà không bi lụy: mồ viễn xứ, áo bào, anh về đất, gầm lên khúc độc hành 1,25 o Sẵn sàng dâng hiến sự sống, tuổi trẻ: chẳng tiếc đời xanh + Nghệ thuật: Thể thơ tự do, bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn, sử dụng các từ Hán Việt, biện pháp nói giảm nói tránh, ngôn ngữ cường điệu, tương phản, gây ấn tượng, hồn thơ phóng 0,5 khoáng, tài hoa, lãng mạn … * Kết thúc vấn đề nghị luận: Đánh giá khái quát về hình tượng người lính và bài thơ 0,5 d. Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề càn nghị luận. e. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. Tổng điểm 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2