intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

  1. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG PTDTNT TỈNH MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh …………………………………Lớp/SBD………………………. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Có lẽ bạn muốn trở thành mặt trời nhưng bạn chỉ là một ngôi sao. Có lẽ bạn muốn thành cây lớn nhưng bạn lại là một ngọn cỏ. Có lẽ bạn muốn trở thành một con sông lớn nhưng bạn lại chỉ là một con suối nhỏ… Thế là bạn tự ti với những gì mình có. Thực ra bạn chẳng giống như những người khác, bạn cũng là một phong cảnh đẹp, cũng có không khí, cũng có bốn mùa xuân hạ thu đông, cũng là một phần đặc sắc của thế giới này. Bình thường đâu phải là đáng xấu hổ. Chỉ cần có vai trong cuộc sống là đã có vị trí thuộc về mình thực sự và bạn sáng lấp lánh từ vị trí ấy của mình.... Mỗi chúng ta đều là một sự mới mẻ, độc nhất vô nhị. Nếu chúng ta muốn độc lập tự do, muốn phát triển đặc điểm của mình thì chỉ có đưa vào chính bản thân mình. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta phải xây dựng những cái mới lạ đặc biệt, cũng không có nghĩa là chúng ta ăn mặc quái dị, có những hành vi lạ lùng. Thực ra chỉ cần chúng ta tuân thủ những quy định của tập thể với điều kiện là gìn giữ cái tôi của mình, không tát nước theo mưa, không tranh thủ giậu đổ bìm leo thì bạn sẽ vẫn chính là bản thân mình... Việc gìn giữ bản sắc riêng cũng giống như lịch sử lâu đời của loài người, Angelo Patrick người đã viết mười ba cuốn sách và nhiều bài báo liên quan đến việc dạy dỗ trẻ con, nói "Điều tồi tệ nhất của con người chính là không thể trở thành chính mình và không giữ được cái tôi trong thể xác và tinh thần của mình"... Mọi nghệ thuật đều là cách thể hiện cái tôi, vậy thì chúng ta phải hát về mình, vẽ về mình, làm nên bản thân mình. Chỉ khi nào chúng ta chăm chút cho mảnh đất nhỏ bé là cuộc sống của bản thân thì mới có thể thể hiện tốt vai trò của mình trong cuộc đời. (Theo Giáo dục thành công kiểu Harvard, Thủy Trung Ngư - Vương Nghệ Lộ - Đặng Chi, NXB Lao động, 2018, tr. 310-314) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã dùng những hình ảnh nào để biểu đạt khao khát của con người muốn trở thành những cá nhân nổi bật, có vị trí quan trọng trong đời sống? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau: Có lẽ bạn muốn trở thành mặt trời nhưng bạn chỉ là một ngôi sao. Có lẽ bạn muốn thành cây lớn nhưng bạn lại là một ngọn cỏ. Có lẽ bạn muốn trở thành một con sông lớn nhưng bạn lại chỉ là một con suối nhỏ
  2. Câu 4. Thông điệp anh chị mà tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải trân trọng chính mình. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau, từ đó nhận xét về phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó… (Trích Đất Nước –Trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.118) ------------------------------------HẾT------------------------------------
  3. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG PTDTNT TỈNH ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng như đáp án:không cho điểm 2 Những hình ảnh biểu đạt khao khát của con người muốn trở thành 0,75 những cá nhân nổi bật, có vị trí quan trọng trong đời sống: mặt trời, cây lớn, con sông lớn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh chỉ ra được 03 hình ảnh: 0,75 điểm. - Học sinh chỉ ra được 02 hình ảnh: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ ra được 01 hình ảnh 1 từ: 0,25 điểm. 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng 1,0 trong các câu sau: Có lẽ bạn muốn trở thành mặt trời nhưng bạn chỉ là một ngôi sao. Có lẽ bạn muốn thành cây lớn nhưng bạn lại là một ngọn cỏ. Có lẽ bạn muốn trở thành một con sông lớn nhưng bạn lại chỉ là một con suối nhỏ. - Các biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, so sánh - Tác dụng của biện pháp tu từ: + Nhằm nhấn mạnh việc mỗi con người cần phải xác định đúng giá trị, vị trí của bản thân trước những khao khát, ước muốn. + Làm cho câu văn sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm, cân đối, nhịp nhàng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 01 biện pháp tu từ trong các biện pháp tu từ trên: 0,25 điểm. Học sinh chỉ ra được biểu hiện của 01 biện pháp tu từ trong các biện pháp tu từ trên: 0,25 điểm. - Học sinh nêu được 02 ý trong phần tác dụng: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 01 ý trong phần tác dụng: 0,25 điểm. 4 Học sinh tự do lựa chọn thông điệp và đưa ra lí giải phù hợp với 0,5 thông điệp đó. Gợi ý: - Mỗi người đều có vẻ đẹp, sự sống và giá trị riêng.
  4. - Mỗi người đều có vị trí đặc biệt, không thể thay thế trong đời sống. - Phải biết trân trọng chính mình… Hướng dẫn chấm: - Học sinh bày tỏ rõ ràng, thuyết phục: 0,5 điểm - Học sinh bày tỏ chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về sự cần thiết phải trân trọng chính mình 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Sự cần thiết phải trân trọng chính mình c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về sự cần thiết phải trân trọng chính mình. Có thể triển khai theo hướng: - Trân trọng chính mình cần thiết để mỗi người biết sống một cách tích cực, biết tin vào giá trị của bản thân, biết chăm sóc và làm chủ cuộc đời mình. - Trân trọng chính mình cần thiết để mỗi người xác định được giá trị sống phù hợp, cảm nhận được niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
  5. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận đoạn thơ Đất Nước, nhận xét về phong cách thơ của 5,0 Nguyễn Khoa Điềm. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 - Cảm nhận nội dung và nghệ thuật đoạn thơ. - Nhận xét về phong cách thơ trữ tình – chính luận. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm (0,25 điểm) và vấn đề cần nghị luận 0,5 (0,25 điểm) - Cảm nhận về đoạn thơ 2,0 + Câu thơ đầu tiên chính là câu trả lời cho câu hỏi ấy: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” Đất Nước là những thứ thân thuộc, gần gũi, gắn bó với mỗi con người, ở trong mỗi con người từ khi phôi thai. + Tác giả cảm nhận đất nước bằng chiều sâu văn hóa - lịch sử và cuộc sống đời thường của mỗi con người qua cụm từ “ngày xửa ngày xưa” à gợi những bài học về đạo lý làm người qua các câu chuyện cổ tích thấm đượm nghĩa tình. + Bắt đầu với phong tục ăn trầu gợi về hình ảnh người bà thân thuộc, gợi câu chuyện về sự tích trầu cau, nhắn nhủ nghĩa tình anh em sâu đậm, tình cảm vợ chồng nhân nghĩa thủy chung. + Hình ảnh “cây tre” còn gợi lên hình ảnh của con người Việt Nam, cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó. “Lớn lên” nghĩa là nói quá trình trưởng thành của Đất Nước. + Tập quán bới tóc sau đầu để chú tâm làm việc, gợi câu ca dao bình trị dạt dào thương nhớ. Nhắc nhở về tình cảm vợ chồng sắc son, sâu nặng qua hình ảnh: “gừng cay”, “muối mặn”. + Tái hiện nền văn hóa nước ta chỉ bằng một câu thơ đơn sơ nhưng đầy dụng ý: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Nghệ thuật liệt kê, cùng cách ngắt nhịp liên tục thể hiện truyền thống lao động cần cù, cách ăn cách ở trong sinh hoạt. + Nguyễn Khoa Điềm thâu tóm tất cả bằng một tư tưởng duy nhất: “Đất Nước có từ ngày đó…”. Dấu “…” cuối câu chính là biện pháp tu từ im lặng, lời dẫu hết nhưng ý vẫn còn, vẫn nung nấu và sục sôi.
  6. => Đất nước được hình thành gắn liền với văn hóa, lối sống, phong tục tập quán của người Việt Nam, gắn liền với đời sống gia đình. Những gì làm nên Đất Nước cũng đã kết tinh thành linh hồn dân tộc. Đất Nước vì thế hiện lên vừa thiêng liêng, tôn kính lại gần gũi thiết tha. - Nhận xét phong cách thơ trữ tình-chính luận + Thơ trữ tình - chính luận + Cảm xúc suy tư, sâu lắng + Vận dụng chất liệu dân gian Hướng dẫn chấm: - Phân tích, nhận xét đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. 0,5 - Phân tích, nhận xét chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Diễn đạt chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Diễn đạt chung chung, rời rạc: 0,25 điểm - 0,5 điểm. * Đánh giá 0,5 - Đoạn thơ thể hiện cảm nhận và lí giải mới lạ của nhà thơ về đất nước với cảm xúc trân trọng, tự hào. - Đoạn thơ góp phần thể hiện phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Nguyễn Khoa Điềm; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ------------------------------------HẾT------------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2