Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam
lượt xem 3
download
‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi giữa học kì 1, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam
- TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA TỔ: NGỮ VĂN BẢNG ĐẶC TẢ CHI TIẾT- MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 NĂM HỌC 2022-2023 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Kiểm tra chung toàn khối 12 III. BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút % Mức độ nhận thức Tổng Tổng điểm Kĩ Vận dụng TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng cao Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian ( %) gian (%) gian (%) gian câu gian (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) 1 Đọc 30 10 5 10 5 10 10 0 0 04 20 hiểu 2 Làm 70 25 10 25 10 10 20 10 30 01 70 văn Tổng 35 15 35 15 20 30 10 30 05 90 100 Tỉ lệ % 35 35 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I, NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ Tổng Nội Mức độ kiến thức, nhận thức dung Đơn vị kiến kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá TT Vận kiến thức/kĩ năng Nhận Thông Vận dụng thức/kĩ biết hiểu dụng cao năng
- 1 ĐỌC - Ngữ liệu: - Nhận biết: 2 1 1 0 4 HIỂU Văn bản ngoài + Xác định phương thức biểu đạt? sách giáo + Xác định biện pháp tu từ khoa.. + Tìm từ ngữ, hình ảnh, chi - Tiêu chí lựa tiết...trong văn bản chọn ngữ - Thông hiểu: liệu: + Hiểu câu văn đó như thế nào? + Độ dài: tối + Đưa dẫn chứng vào ngữ liệu có tác đa 300 chữ; dụng gì/ -Vận dụng: + Rút ra bài học có ý nghĩa từ ngữ liệu + Rút ra thông điệp có ý nghĩa từ ngữ liệu + Đồng tình với ý kiến... không? Vì sao? 2 LÀM - Viết một bài VĂN 1 văn NLVH Nhận biết: (Nghị luận về - Xác định được kiểu bài nghị luận, một đoạn thơ vấn đề cần nghị luận. ) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội - Ngữ liệu: dung trong đoạn thơ. Một đoạn thơ Thông hiểu: trong các văn - Cảm nhận được nội dung của đoạn bản sau: thơ. - Tây Tiến + Diễn giải những đặc sắc về nội (Quang dung và nghệ thuật theo giới hạn Dũng), Việt của đề. Bắc (Tố Hữu), + Nắm được đặc trưng của thơ hiện đại Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng tạo lập bài văn, các thao tác lập luận; những kiến thức đã học về viết đoạn, bài NLVH để viết bài văn NLVH hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề bài.
- - Đưa ra quan điểm, chính kiến riêng, cảm nhận riêng. Vận dụng cao: - Liên hệ, dùng lí luận văn học, so sánh với các vẫn đề văn học có liên quan, có tư duy phản biện để có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ vấn đề nghị luận; - Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. Tổng 5 Tỉ lệ % 35 35 20 10 Tỉ lệ chung 70 30 Lưu ý: - Đối với các câu hỏi ở phần Đọc hiểu, mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (một chỉ báo là một gạch đầu dòng) - Những đơn vị kiến thức/kĩ năng của các bài học Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học, Lịch sử văn học, cách viết đoạn NLXH được tích hợp trong kiểm tra, đánh giá ở phần Đọc hiểu và phần Làm văn.
- TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TỔ: NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN 12 Năm học : 2022-2023 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Ta vẫn thường hay nghe những lời đầy ngậm ngùi của những người tuổi xế chiều. Thấm thoát mà việc ấy đã xảy ra đã gần nửa đời người. Chả mấy mà già, chả mấy mà về với ông bà tổ tiên… Không chỉ người già mới hay nhạy cảm về thời gian mà cả người trẻ cũng vậy. Nhiều khi giữa những bộn bề, tất bật lo toan với nhịp sống nhanh, sống vội, họ vẫn dừng lại để suy nghĩ cảm thán, tiếc nuối thời gian đã qua. Nói như vậy để thấy rằng người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận. Vậy làm thế nào để chiến thắng quy luật ấy? Có lẽ không còn cách nào khác hơn đó là sống hiện sinh. Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút qua đi là những khoảnh khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như". Những ai kia đang mười tám đôi mươi ở vào cái độ thanh xuân nhất thì không có lí gì lại không yêu sống và sống với cường độ mạnh mẽ nhất có thể. Đôi chân muốn đi thì hãy cứ bước tới. Trái tim muốn rộng mở thì hãy cứ yêu thương. Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại khờ. Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. Nếu cuộc đời của ai đó đã bước sang thu thì cũng đừng vội giật mình, hụt hẫng, ta không còn trẻ tuổi thì ta hãy "trẻ lòng". Tìm lại cho mình những đam mê, những sở thích mà trước kia chưa theo đuổi được. Tự tạo cho mình niềm vui bên gia đình, bên những người ta yêu mến và hài lòng với những giá trị mình tạo ra. (Nguồn:Người lao động,https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thoi-gian- cuoc-doi.html) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. ( 0.75 đ) Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: " Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. " ( 0.75đ) Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận. ( 1đ) Câu 4. Anh chị có suy nghĩ gì về lời khuyên ta hãy "trẻ lòng" ở trong văn bản. (0.5đ)
- II. LÀM VĂN (7 điểm) - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? - Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… (Trích Việt Bắc, Tố Hữu) Cảm nhận của anh/ chị về khung cảnh chia tay và tâm trạng của kẻ ở, người đi trong đoạn thơ trên. - HẾT -
- TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TỔ: NGỮ VĂN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Thầy cô giáo cần chủ động nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lí Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.75 ĐỌC 2 -Biện pháp tu từ: ẩn dụ: “sỏi đá” ( khó khăn, thử thách), “chảy 0.75 HIỂU máu” ( nỗi đau, thất bại) -Tác dụng: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt + Khẳng định con người dám đương đầu với khó khăn, tôi luyện trong thử thách sẽ được thành công. 3 Hiểu câu: người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt 1.0 ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận: Thời gian là thứ rất vô tình, đã trôi qua rồi thì không thể quay lại. Cái cũ được sinh ra rồi chết đi để tạo tiền đề cho cái mới sau này. Tuy còn nhiều hối tiếc đối với cái cũ nhưng ta cũng không thể làm gì được. Vì vậy, hãy sống đẹp với hiện tại để không phải hối tiếc. 4 Lời khuyên “ trẻ lòng” trong văn bản là một lời khuyên rất 0.5 hay. Nó làm sống dậy trong lòng người đọc và đặc biệt là những người đã bước sang tuổi xế chiều một khao khát sống lại tuổi xuân. Tuy ta tuổi đời không còn nhưng lòng ta trẻ. Hãy hãy tìm lại những đam mê, sở thích của mình. Lời khuyên giúp họ nhận ra cuộc sống sẽ luôn đẹp nếu ta có một tâm hồn luôn vui vẻ hạnh phúc, hài lòng về hiện tại. Hãy trân trọng những gì mình có được .
- II. 2 Cảm nhận về khung cảnh chia tay và tâm trạng của kẻ ở, 7,0 LÀM người đi trong 8 dòng đầu bài thơ Việt Bắc ( Tố Hữu). VĂN 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý (0,5) phụ) Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. (Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét thì không tính điểm cấu trúc) 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5) Khung cảnh chia tay và tâm trạng của kẻ ở, người đi trong 8 dòng đầu bài thơ Việt Bắc ( Tố Hữu);cách dùng đại từ mình- ta trong đoạn thơ. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện (5.00) sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 3.1.Mở bài: 0.5đ – Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc – Nêu vấn đề cần nghị luận 3.2.Thân bài: 4.0đ a. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: 0.5 đ - Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng chung của tác phẩm: viết nhân một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử: + Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7/1954), hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. + Tháng 10 - 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc - thủ đô của cuộc kháng chiến - trở về Hà Nội. Trong cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc - ở lại với cán bộ kháng chiến - về xuôi, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ này. - Đặc điểm cấu tứ tác phẩm +Hình thức là đối thoại (cuộc chia tay giữa người dân với cán bộ kháng chiến) nhưng thực chất là lời độc thoại nội tâm của chủ thể trữ tình - nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình phân thân thành người về - kẻ ở để thể hiện cảm xúc, nỗi niềm của chính nhà thơ). +Kết cấu chung của bài thơ Việt Bắc:
- ++ Phần đầu: những kỉ niệm về cuộc kháng chiến chống Pháp từ ngày đầu gian khổ đến khi thắng lợi vẻ vang, sự gắn bó nghĩa tình giữa nhân dân và cách mạng. ++ Phần hai: Sự gắn bó nghĩa tình của miền ngược và miền xuôi trong viễn cảnh đất nước hòa bình lập lại. ++ Phần ba: Lòng biết ơn của nhân dân đối với Đảng, với Bác Hồ. - Vị trí, nội dung đoạn thơ: thuộc phần đầu của bài thơ, thể hiện khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người. b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: 3.5đ - Về nội dung: (2.5đ) +Bốn câu đầu: Lời ướm hỏi của người ở lại với người ra đi; người ở lại lên tiếng trước: ++Gợi nhắc lại những kỉ niệm nghĩa tình trước hoàn cảnh đã đổi thay. “Mười lăm năm ”: quãng thời gian không quá dài nhưng đã có “biết bao nhiêu tình ” và biết bao kỉ niệm. ++Gợi nhắc không gian nguồn cội, nghĩa tình: Người ở lại nhạy cảm trước sự đổi thay của hoàn cảnh, sợ rằng người bạn của mình khi về thành phố sẽ quen với cuộc sống mới, hoàn cảnh mới mà quên mất những tháng ngày cùng nhau đồng cam cộng khổ. ++ Tâm trạng người ở lại: Điệp từ “nhớ” thể hiện tâm trạng chủ đạo của người ở lại dành cho người đưa tiễn. Nỗi nhớ được gắn với những sắc thái khác nhau, gợi tâm tình tha thiết: khi nhớ thiên nhiên, khi nhớ con người, lúc nhớ núi, lúc nhớ nguồn Việt Bắc. Nỗi nhớ cho thấy sự gắn bó giữa “mình ” và “ta ”. Cặp đại từ phiếm chỉ “mình - ta ” thể hiện sự gắn bó thủy chung giữa người ở (nhân dân) và người đi (cán bộ cách mạng), bất chấp hoàn cảnh đổi thay. Liên hệ: Trong ca dao, lối đối đáp “mình - ta” được dùng để nói về tình cảm riêng tư, tình yêu đôi lứa (“Mình về mình nhớ ta chăng - Ta về ta nhớ hàm răng mình cười ”). Ở bài thơ Việt Bắc, lối đối đáp “mình - ta ” lại để nói về tình cảm chung, tình cảm lớn như lòng yêu nước, sự gắn bó giữa nhân dân và cách mạng. +Bốn câu thơ sau là tiếng lòng của người ra đi: ++ “Tiếng ai tha thiết”: lời đồng vọng gần gũi thân thương mà người đi lắng nhận từ người ở. ++ Tâm trạng được thể hiện qua nỗi “bâng khuâng” đầy nhớ thương trong lòng và cả sự bồn chồn khi bước chân đi.
- ++ Hình ảnh hoán dụ “áo chàm ”: không đơn thuần dùng để chỉ màu áo quen thuộc của người dân Việt Bắc (áo nhuộm màu chàm) mà còn là hình ảnh nói thay cho toàn thể nhân dân Việt Bắc trong ngày đưa tiễn những đồng chí cách mạng về xuôi: “chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhòa”. ++ Hình ảnh có giá trị biểu cảm cao “cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”: hành động nói thay cho nỗi xúc động nghẹn ngào không thể nói nên lời. Bốn câu thơ này đã gợi lên khung cảnh của cuộc tiễn đưa, vừa mang phong vị cổ điển, vừa mang vẻ đẹp truyền thống, lại vừa mang không khí của thời đại mới. (Phong vị cổ điển: đề tài li biệt quen thuộc trong văn học cổ; không khí của thời đại: cuộc chia tay giữa người về và kẻ ở trong bài Việt Bắc, có bâng khuâng thương nhớ nhưng không buồn, không đẫm lệ như nhiều cuộc chia tay trong văn học cổ.) - Về nghệ thuật: ( 1.0đ) + Phép điệp từ , điệp cú pháp , ẩn dụ , hoán dụ để nhấn mạnh và thể hiện nỗi nhớ. + Đại từ phiếm chỉ “ai”. + Đại từ nhân xưng “mình” chỉ cán bộ và “ta” chỉ người Việt Bắc được sử dụng khéo léo. +Giọng thơ ngọt ngào, âm điệu da diết cùng với thể thơ giàu tính dân tộc đã diễn tả thành công trạng thái tình cảm nhớ thương da diết, bịn rịn trong buổi chia tay. 3.3.Kết bài: 0.5 - Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong bài thơ - Nêu cảm nghĩ về tình cảm thuỷ chung cách mạng, đạo lí truyền thống của dân tộc 4. Sáng tạo (0,5) Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5) Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 202 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 270 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 187 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 233 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 175 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 180 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 201 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 179 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 183 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 23 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 36 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 22 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 18 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 174 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 168 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 180 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn