intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Ninh’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Ninh

  1. a) Ma trận MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2023 – 2024 Thời gian làm bài 90 phút % Mức độ nhận thức Tổng Nhận Thông Vận Vận biết hiểu Kĩ năng dụng cao dụng TT Thời Thời Thời Thời Thời Số câu Tỉ lệ (%) gian Tỉ lệ (%) gian Tỉ lệ (%) gian Tỉ lệ (%) gian gian hỏi (phút) (phút) (phút) (phút) (phút) Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 4 20 Viết đoạn 5 5 5 5 5 5 5 5 1 20 văn nghị luận xã hội Viết bài 20 10 15 10 10 20 5 10 1 50 văn nghị luận văn học 100 40 25 30 20 20 30 10 15 6 90 100 % 40 30 20 10 chung 70 30 b) Đặc tả BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2023 – 2024 Thời gian làm bài 90 phút Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến Số câu hỏi kiến thức/ thức/Kĩ năng thức, theo mức độ Tổng Kĩ năng kĩ năng cần nhận thức kiểm tra, Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao T đánh giá ĐỌC HIỂU Đọc hiểu ngữ Nhận biết: 2 1 1 0 liệu hiện đại - Xác định (ngoài sách phương thức giáo khoa). biểu đạt trong trong đoạn trích. - Xác định được các chi
  2. Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến Số câu hỏi kiến thức/ thức/Kĩ năng thức, theo mức độ Tổng Kĩ năng kĩ năng cần nhận thức kiểm tra, Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao tiết của đoạn trích. Thông hiểu: - Xác định được biện pháp tu từ và tác dụng trong câu văn của đoạn trích. Vận dụng: - Rút ra được bài học, bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong đoạn trích VIẾT ĐOẠN Nghị luận về Nhận biết: VĂN NGHỊ tư tưởng, đạo - Xác định LUẬN XÃ lí được tư tưởng HỘI đạo lí cần bàn (khoảng 150 luận. chữ) - Xác định được cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các
  3. Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến Số câu hỏi kiến thức/ thức/Kĩ năng thức, theo mức độ Tổng Kĩ năng kĩ năng cần nhận thức kiểm tra, Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục. VIẾT BÀI Nghị luận về Nhận biết: VĂN NGHỊ một đoạn thơ - Xác định LUẬN VĂN trong “Việt được kiểu bài HỌC Bắc” của Tố nghị luận; vấn Hữu đề cần nghị luận. - Giới thiệu tác giả, đoạn trích và tác phẩm. - Nêu được nội dung đoạn trích, đặc điểm nghệ thuật,. Thông hiểu: - Diễn giải những đặc sắc
  4. Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến Số câu hỏi kiến thức/ thức/Kĩ năng thức, theo mức độ Tổng Kĩ năng kĩ năng cần nhận thức kiểm tra, Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích thơ theo yêu cầu của đề bài. + Khung cảnh chia tay đầy lưu luyến giữa cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc. + Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh, ngôn ngữ, biện pháp tu từ,… Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn văn xuôi. - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các bài tác phẩm khác
  5. Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến Số câu hỏi kiến thức/ thức/Kĩ năng thức, theo mức độ Tổng Kĩ năng kĩ năng cần nhận thức kiểm tra, Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao cùng thể loại hoặc cùng đề tài, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. 40 30 6 40 30 20 10 100 ung 70 30 c) Đề kiểm tra
  6. SỞ GDĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT BỐ HẠ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – LỚP 12 NĂM HỌC: 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ: nếu họ thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyện. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính bạn. [...]Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kì thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ...trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại”. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống. (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, Trang 43, NXB Phụ nữ, 2013) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Theo tác giả, điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những kẻ thất bại là gì? Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong những câu văn sau: Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kì thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Câu 4: Từ suy ngẫm của tác giả trong đoạn trích, anh chị hãy rút ra một bài học cho bản thân mình. II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm ) Câu 1: Nghị luận xã hội (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về hậu quả của việc không làm chủ được cuộc sống con người. Câu 2: Nghị luận văn học (5,0 điểm ) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: “Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.109 ) ………………………………….Hết……………………………….
  7. Phần Câu Nội dung Điểm Phần 1: ĐỌC HIỂU 3.0 Phương thức biểu đạt 1 0.75 chính: Nghị luận Điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những kẻ thất bại là: Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ 0.75 2 chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ còn những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đỗ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. 3 - Trong những câu văn trên có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê: thầy cô giảng bài nhàm chán, kì thi quá khó, bạn bè làm họ sao nhãng việc học, cha mẹ suốt ngày cằn 0.25 nhằn họ. - Tác dụng: + Nhấn mạnh, tạo nhịp điệu, làm tăng hiệu quả biểu đạt cho đoạn 0.75 văn. + Diễn tả những biểu hiện của việc “đổ lỗi” cho người khác ở những kẻ thất bại. Qua đó, tác giả phê phán những suy nghĩ sai lệch của những kẻ thất bại. 4 Một bài học mà 0,5 anh/chị rút ra từ văn bản trên. Gợi ý: HS không nhất
  8. thiết phải trình bày thành một đoạn văn; có thể trình bày về một trong các hướng sau: - Bài học về nguyên nhân dẫn đến thành công /thất bại - Bài học về việc cần làm chủ cuộc sống của bản thân... Phần 2: LÀM VĂN 7.0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu 2.0 quả của việc không làm chủ cuộc sống của con người. a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo 0.25 cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: trình bày suy nghĩ của bản thân 0.25 về hậu quả của việc không làm chủ cuộc sống của con người. c. Triển khai vấn đề 1.0 nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần nêu rõ được những điều bản thân cần làm để không đánh mất những giá trị quý giá
  9. mình đang có. Có thể theo hướng: Không làm chủ cuộc sống, người ta sống theo phản ứng bản năng hơn là sự điều khiển của ý thức, vì thế dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Không làm chủ cuộc sống, con người dễ dàng sống theo sự sắp xếp, định hướng của người khác, nghĩa là không được sống cuộc đời của chính mình, không tạo ra được những giá trị cho cuộc đời… d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính 0.25 tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ 0.25 sâu sắc về vấn đề nghị luận. 2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn 8 câu thơ đầu trong 5.0 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn 0.25 đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các
  10. luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác 0.5 phẩm, đoạn trích. * Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ: (2,5d) Đoạn 1: 3,0đ * Bốn câu đầu là khúc dạo đầu ân tình chung thuỷ, niềm trăn trở nhớ thương của người Việt Bắc: - Mở đầu là một câu hỏi ngọt ngào bâng khuâng khi hướng về thời gian: Mình và ta là những đại từ nhân xưng quen thuộc trong ca dao xưa, là cách xưng hô bình dị, thương mến vô cùng của tình yêu đôi lứa. Tố Hữu đã mượn một hình thức ngôn từ quen thuộc của văn hoá dân gian để gửi gắm những nội dung tình cảm ,thể hiện nỗi nhớ nhung của người ở lại với người về xuôi. - Hai câu tiếp là câu hỏi hướng về không
  11. gian: + Hai vế của câu thơ đan xen những hình ảnh của cả miền xuôi như cây, sông và miền núi như núi, nguồn. Hoàn cảnh chia xa, nồi nhớ và sự gắn bó khăng khít đã hiện ngay trong cả chia tách và đan xen hoà quyện của ngôn từ... + Tố Hữu đã khơi rất sâu vào nguồn mạch đạo lý ân nghĩa thủy chung của dân tộc để thể hiện tình cảm cách mạng. Mười lăm năm ấy là trở về với cội nguồn những năm tiền khởi nghĩa sâu nặng biết bao ân tình. - 4 câu thơ điệp lại 4 chữ mình, 4 chữ “nhớ”, 1 chữ ta hòa quyện, 1 câu hỏi về thời gian (15 năm…) một câu hỏi về không gian (nhìn cây…). Khổ thơ ngắn nhưng đã dồn góp lại cả một thời cách mạng. * Bốn câu tiếp là cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi lưu luyến nhớ nhung của người đi kẻ ở: - Đoạn thơ cho thấy những nhớ nhung xao xuyến, những day dứt
  12. trăn trở trong lòng người ở lại đã được người ra đi thấu hiểu, cảm nhận. Đó là cảm xúc buồn vui, luyến tiếc nhớ nhung về sự chân thành, giản dị, mộc mạc, quyến luyến của người ra đi và người ở lại. - Tiết tấu 2/2 của nhịp lục bát bỗng xao động trong nhịp 3/3/2 diễn tả thật đắt tấm lòng người đi với người ở lại. Dấu chấm lửng như khoảng trống khó lấp đầy, sự im lặng hàm chứa bao xao xuyến khôn nguôi. * Đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, mở rộng: (0,5đ) Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,0 điểm - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm - 2,0 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính
  13. tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0.5 luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ. TỔNG 10.0 * LƯU Ý KHI CHẤM BÀI: Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm. ..........................Hết............................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2