intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

  1. MA TRÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 (Thời gian: 90 phút) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 7) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng số cao Lĩnh vực nội dung I. Đọc - hiểu: Ngữ - Thể loại,Phương - Giải nghĩa từ - Suy nghĩ về liệu: thức biểu đạt; vấn đề đặt ra Đoạn văn bản, trích - Các từ láy trong đoạn “Giọt sương đêm”- - Chỉ ra thông tin trích; Trần Đức Tiến, in trong đoạn văn trong Xóm Bờ Giậu, NXB Kim Đồng, 2018) - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài văn II. Viết tự sự - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 3 1 1 1 6 Tổng số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100%
  2. PHÒNG GDĐT HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (Đề thi có 01 trang) (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU: (5 điểm) Đọc phần trích sau và thực hiện yêu cầu: …Đêm ấy ông khách - đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai- ngủ lại dưới vòm lá trúc thật.Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện thường.Nhưng đêm nay trời nhiều mây.Lá cây xào xạc.Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn.Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa.Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng.Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi.Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.Thật bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống. Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn. Sáng hôm sau, Thằn Lằn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ. - Thế nào, quý vị ngon giấc chứ? – Thằn Lằn vui vẻ hỏi. - Cảm ơn bác. Suốt đêm chẳng chợp được mắt. - Chết chửa. - Không không! Ý tôi muốn nói, tuy mất ngủ nhưng tôi lại rất hài lòng.– Bọ Dừa vội đỡ lời. – Tôi phải cảm ơn bác mới đúng. Rồi ông kể lại cho Thằn Lằn nghe. Chuyện mây,chuyện gió, chuyện Ốc Sên, chuyện Tắc Kè,...May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà.Không ngờ cái xóm nhỏ heo hút nàylại giống cái xóm của ông thời thơ ấu đến thế.Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất. - Tôi về quê đây bác ạ. Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn. (Giọt sương đêm- Trần Đức Tiến, in trong Xóm Bờ Giậu, NXB Kim Đồng, 2018) Câu 1 (1.0 điểm).Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (1.0 điểm) Xác định từ láy có trong nhữngcâu sau:“Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn.” Câu 3 (1.0 điểm) Giải thích nghĩa của từ: thông thái. Câu 4 (1.0 điểm) Trải nghiệm mà Bọ Dừa có được trong đêm ấy là gì? Câu 5 (1.0 điểm) Vì một lí do nào đó, em phải xa quê, em sẽ nhớ nhất hình ảnhnào về quê hương?Vì sao? II. VIẾT: (5 điểm)
  3. Em hãy kể một trải nghiệm đáng nhớ của em. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I THÀNH PHỐ HỘI AN NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU Môn: NGỮ VĂN 6 (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ A. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 (1.0 đ) Xác định thể loại và 1.0 phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. - Thể loại: Truyện đồng 0.5 thoại 0.5 - PTBĐ chính: Tự sự Câu 2 (1.0 đ) Xác định từ láy có trong 1.0 những câu sau: “Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn.” - Từ láy: xào xạc 0.5 rỉ rả 0.5 Câu 3 (1.0 đ) 1.0 Giải thích nghĩa các từ sau: thông thái. - Thông thái: có kiến thức 1 sâu rộng Trải nghiệm mà Bọ Dừa 1.0 Câu 4 (1.0 đ) có được trong đêm ấy là gì? Trải nghiệm của Bọ Dừa trong đêm ấy là: 0.5 + Ông đã ngủ ngoài trời. + Ông đã có cơ hội được 0.5
  4. ngắm nhìn trời mây, lắng nghe âm thanh của lá cây, côn trùng, tiếng gió, tiếng sương rơi. Vì một lí do nào đó, em 1.0 phải xa quê, em sẽ nhớ nhất hình ảnh nào về Câu 5 (1.0 đ) quê hương? Vì sao? - Mức 1: Học sinh nêu 1.0 được 1 hình ảnh về quê hương và giải thích phù hợp. Sau đây là một số gợi ý: - Dòng sông, con đò - Phố cổ, con đường ; - Món ăn - Những người thân…. * Giải thích: - Là nơi chôn nhau, cắt rốn - Là nơi đã nuôi nấng em thành người. - Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ - Là người mà em yêu thương nhất. - Là người đã sinh thành và nuôi dưỡng em nên người…. - Mức 2: Có nêu được 0.5 nỗi nhớ nhưng chưa giải thích hợp lý. - Mức 3:+Có nêu được 0 nỗi nhớ nhưng không liên quan đến vấn đề cần giải quyết. + Không trả lời. B. VIẾT (5.0 điểm) Em hãy kể một trải nghiệm đáng nhớ của em. Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung: - Bài văn phải được tổ chức thành bài văn tự sự hoàn chỉnh.
  5. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của mình. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 0.5 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b) Xácđịnhđúng đối tượng tự sự:một trải nghiệm đáng nhớ của 0.5 mình(Làm việc tốt, mắc lỗi lầm, một chuyến đi, về việc gặp gỡ, những khoảnh khắc đặc biệt...) c) Viết bài: Vận dụng tốt cách làm bài văn tự sự, kết hợp miêu tả; các kĩ năng làm văn tự sự: ngôi kể thứ nhất, tập trung vào sự việc đã xảy ra... Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở bài: 0.5 + Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm. + Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc - Thân bài: + Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu 0.5 chuyện. + Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan 0.5 + Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí 0.5 + Kết hợp kể và tả 0.5 - Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân 0.5 d. Chính tả: Viết đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp. 0.5 e. Sáng tạo: Cảm nhận sâu sắc, mới mẻ; trình bày có sức thuyết phục. 0.5 Tổ trưởng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2