intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đăk Rve, Kon Rẫy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đăk Rve, Kon Rẫy” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đăk Rve, Kon Rẫy

  1. PHÒNG GD-ĐT KON RẪY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐĂKRVE MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian 90 Phút (Không kể thời gian phát đề) Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Nội dung/đơn vị % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao năng kiến thức điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL - Truyện đồng thoại 2 0 4 0 0 2 0 50 Đọc – - Nghĩa của từ 1 hiểu 0 0 1 0 0 0 0 0 5% -Từ ghép 1 0 0 0 0 0 0 0 5% - Kể lại một trải 2 Viết nghiệm của bản 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40% thân Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ (%) 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60% 40% -------------------------------
  2. PHÒNG GD&ĐT KON RẪY BẢN ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐĂKRVE NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi dung/ theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận kiến biết hiểu dụng dụng thức cao 1.Đọc – Nhận biết: 3TN hiểu - Thể loại và các yếu tố của thể loại. - Người kể chuyện ngôi thứ ba - Từ ghép Thông hiểu: - Ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh, sự việc … trong truyện 5TN - Đặc điểm của nhân vật, chiếc lá . - Hình ảnh “ngôi sao”, “vầng mặt trời” trong câu chuyện - Sự biết ơn của Bông hoa giành cho chiếc lá. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. 2TL - Ghi lại những đóng góp tốt đẹp cho cuộc đời Kể lại Nhận biết: một trải Thông hiểu: Viết đúng nội dung nghiệm về hình thức (từ ngữ diễn đạt, bố của bản cục văn bản) thân Vận dụng: từ hiểu biết của bản thân qua các kênh thông tin và để 1 2 Viết vận dụng vào bài viết TL* Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. 3 5 2 1 Tổng TN TN TL TL Tỉ lệ 15 25 20 40 % Tỉ lệ 40 20 40 chung
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON RẪY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐĂKRVE NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN NGỮ VĂN 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: CHIẾC LÁ Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn? - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? - Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. - Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. - Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến. (Theo Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Trần Hoài Dương, NXB Kim Đồng, năm 2019) PHẦN 1: ĐỌC -HIỂU: (6 điểm) Chọn đáp án đúng từ câu 1 đến câu 8. Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyền thuyết C. Truyện đồng thoại D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Nhận xét nào sau đây nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?(H) A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người. B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử. C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ. D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn. Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Kết hợp sử dụng ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba D. Cả ba phương án đưa ra đều đúng Câu 4. Em hiểu nghĩa của từ “nhỏ nhoi” trong câu “Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.” là gì? A. Nhỏ và trông cân đối, dễ thương B. Có kích thước ngắn
  4. C. Không có gì khác thường, không có gì đặc biệt D. Nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng ít ỏi, mong manh Câu 5. Hình ảnh “ngôi sao”, “vầng mặt trời” trong những câu chuyện mà bông hoa nhắc đến tượng trưng cho những cuộc sống như thế nào? A. Cuộc sống bình lặng, giản đơn, giấu mình B. Cuộc sống tươi sáng, rạng ngời, vui vẻ C. Cuộc sống kì diệu, vĩ đại, tỏa sáng D. Cuộc sống đơn giản, âm thầm nhưng tỏa sáng Câu 6. Vì sao bông hoa trong câu chuyện trên lại khẳng định: “Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế.”? A. Vì chiếc lá có thể biến thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người. B. Vì mặc dù chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường nhưng suốt đời chiếc lá chưa một lần nào biến thành một thứ gì khác. C. Vì chính nhờ sự tồn tại của những chiếc lá bình thường như vậy mới có sự sống, sự sinh sôi, phát triển của cây. D. Vì bác gió thường rì rầm kể câu chuyện về cuộc đời chiếc lá suốt đêm ngày cho hoa nghe. Câu 7. Từ nào dưới đây không phải là từ ghép? A. Chiếc lá B. Rì rầm C. Bông hoa D. Chim sâu Câu 8. Nhận xét nào sau đây nêu đúng đặc điểm chiếc lá trong câu chuyện? H A. Nhỏ bé, khiêm tốn, sống một cuộc đời tươi đẹp, rực rỡ, đầy hương sắc B. Nhỏ bé, khiêm tốn, sống một cuộc đời bình dị nhưng rất ý nghĩa C. Nhỏ bé nhưng kiêu căng, sống một cuộc đời rất bình thường D. Nhỏ bé, bình dị, sống không hòa hợp với các sự vật xung quanh Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu. Câu 9. Từ văn bản trên, em rút ra cho mình những bài học gì trong cuộc sống? Câu 10. Trong cuộc sống, có những người rất bình dị nhưng đóng góp của họ cho xã hội thật đáng trân trọng. Em hãy ghi lại những đóng góp tốt đẹp cho cuộc đời của những con người như vậy. PHẦN II: VIẾT TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm) Trong cuộc sống, em đã từng có nhiều trải nghiệm vui, buồn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ ấy. --- HẾT ---
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KON RẪY TRƯỜNG THCS ĐĂKRVE HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN : Ngữ văn 6 Năm học 2022-2023 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 C 0,5 7 B 0,5 8 A 0,5 9 Học sinh nêu được hai bài học trở lên gắn với ý nghĩa của câu chuyện. Có thể là: - Yêu thương, trân trọng những gì nhỏ bé, bình dị mà ý nghĩa của cuộc sống. 1,0 - Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống - Sống khiêm tốn - Không nên coi thường những đóng góp nhỏ bé, thầm lặng của mọi người… 10 Học sinh ghi lại được những đóng góp có ý nghĩa cho xã hội của những con người bình dị. (Đó có thể là: những bác sĩ góp phần chữa bệnh cho mọi 1,0 người; những sinh viên tình nguyện góp phần đưa con chữ lên vùng cao; những bác lao công góp phần làm cho đường phố sạch đẹp …) II VIẾT TẬP LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm ba phần: MB, TB, KB 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề MB, TB,KB rõ ràng 0,25 Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân c. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có nhiều cách diễn đạt để làm 0.5 sáng tỏ vấn đề. HS có thể giải quyết vấn đề theo hướng
  6. *Mở bài: Giới thiệu khái quát về trải nghiệm mà em định kể Hướng dẫn chấm: + Giới thiệu đầy đủ, hợp lí, ấn tượng: 0,5 điểm 0.5 + Giới thiệu sơ sài: 0,25 điểm 0.5 *Thân bài: HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 0.5 Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm ấy bằng cách làm rõ các nội dung sau: 0.5 + Địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật có liên quan. + Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc; + Chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ... đặc sắc, ấn tượng đáng nhớ. 0.5 + Nêu điều làm em nhớ hay vui buồn, xúc động. Hướng dẫn chấm: + Thể hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu (tùy cách diễn đạt, thể hiện ý): 1.5 – 2 điểm + Thể hiện được ít nhất 3 nội dung yêu cầu: 1.0 - 1,5 điểm + Trình bày được 1 - 2 nội dung các ý: 0,5 điểm +Viết chung chung, thiếu ý cơ bản hoặc ý sơ sài: 0,5 điểm – 1.0 điểm * Kết bài: Kể kết cục của câu chuyện: + Cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm ấy. + Nói lên mong ước của em từ kỉ niệm đó. Hướng dẫn chấm: + Thể hiện được 2 ý: 0,5 điểm + Thể hiện được 1 ý: 0,25 điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Lời kể chuyện, lời đối thoại, độc thoại sinh động, 0,25 sáng tạo; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn. Duyệt của chuyên môn Duyệt của tổ Giáo viên ra đề Lương Thị Mai Hiên Lê Thị Hòa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2