intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Núi Thành”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ nhận thức Kĩ Nội dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng TT Tổng năng kiến thức (số câu) (số câu) (số câu) cao (số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Thơ 4 0 3 1 0 2 0 0 10 hiểu Tỉ lệ % điểm 20 15 10 15 60 2 Viết Viết bài văn tự sự 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi 10 10 10 0 10 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận 30 35 25 10 100 thức IV. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị Mức độ đánh giá Vận kiến thức Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao 1 Đọc hiểu Thơ Nhận biết: 4 4 2 0 - Cách gieo vần. - Thể thơ. - Từ láy. - Biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh. - Nghĩa của từ. - Hành động của nhân
  2. vật trong đoạn trích. - Hiểu được nội dung đoạn trích. Vận dụng: - Cảm nhận về tình cảm của nhân vật trong đoạn trích. - Điều em học tập được từ đoạn trích. 1 Làm văn Viết bài Nhận biết: 1 văn tự sự Thông hiểu: TL* Vận dụng: Vận dung cao: Kể lại một trải nghiệm.
  3. UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG Môn: NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề này có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ. Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác. Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. (Trích “Đêm nay Bác không ngủ”, Minh Huệ) Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Tự do D. Lục bát Câu 2. Đoạn thơ có cách gieo vần như thế nào? A. Vần lưng B. Vần lưng kết hợp vần chân C. Vần chân D. Không gieo vần Câu 3. Đoạn thơ có bao nhiêu từ láy? A. Năm từ B. Sáu từ C. Bảy từ D. Tám từ Câu 4. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. So sánh D. Hoán dụ
  4. Câu 5. Biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ: “Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng” có tác dụng gì? A. Giúp cho hình ảnh Bác Hồ hiện lên rõ ràng, chân thực, gần gũi và gắn bó với con người. B. Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, hình ảnh Bác Hồ hiện lên chân thực, cụ thể. C. Nhấn mạnh hình ảnh miêu tả, tạo nhịp điệu cho câu thơ, thể hiện tình cảm kính yêu của anh đội viên đối với Bác Hồ. D. Giúp tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, hình ảnh Bác Hồ hiện lên lớn lao mà gần gũi, ấm áp tình người. Câu 6. Hành động “nhón chân nhẹ nhàng” của Bác thể hiện điều gì? A. Là thói quen trong việc đi lại hằng ngày của Bác. B. Thể hiện sự quan sát tinh tế và bày tỏ ước mơ của nhân vật trữ tình. C. Tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội. D. Thể hiện sự quan sát tinh tế của nhà thơ, đồng thời giúp cho việc thể hiện ý nghĩa bài thơ được cụ thể, sâu sắc hơn. Câu 7. Nghĩa của từ “mơ màng” trong đoạn thơ là: A. Thấy phảng phất, không rõ ràng, trong tình trạng mơ ngủ hay giống như mơ ngủ. B. Mong mỏi một cách không thiết thực những điều không rõ ràng, không có trong thực tế. C. Say mê theo đuổi những hình ảnh xa xôi, hư ảo, xa lìa với thực tại. D. Luôn luôn nghĩ tới, tưởng tượng điều mình mong ước. Câu 8. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 9. Cảm nhận của em về tình cảm của anh đội viên đối với Bác Hồ trong đoạn thơ. Câu 10. Bác Hồ là tấm gương sáng về đạo đức. Qua đoạn thơ trên, em học tập được điều gì ở Bác Hồ kính yêu? II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Kể lại trải nghiệm một việc làm tốt của bản thân. -----HẾT-----
  5. V. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Tiêu chí đánh giá Điểm I.Đọc hiểu 1 B 0,5 (6.0 điểm) 2 C 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 D 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 Nội dung chính của đoạn trích: Tâm trạng ngạc 1,0 nhiên, xúc động của anh đội viên trước cử chỉ ân cần, sự quan tâm chu đáo của Bác Hồ dành cho mình và các chiến sĩ. Hình ảnh Bác Hồ hiện lên vừa lớn lao, vĩ đại nhưng lại hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng. 9 Cảm nhận của em về tình cảm của anh đội viên đối 1,0 với Bác Hồ trong đoạn trích - Yêu cầu chung + Tình cảm của anh đội viên đối với Bác Hồ trong đoạn trích: Anh đội viên yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác – vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc. + Diễn đạt gọn, rõ ý - Hướng dẫn chấm: + Mức 1: HS trả lời cơ bản được ý trên; diễn đạt gọn, rõ: 1,0 điểm + Mức 2: HS trả lời được 1/2 ý trên; diễn đạt chưa gọn, rõ: 0,5 điểm + Mức 3: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0,0 điểm. 10 Học sinh nêu được điều mình học tập ở Bác Hồ 0,5 kính yêu từ đoạn thơ trên - Mức 1 (0.5 điểm): Học sinh nêu được điều mình học tập ở Bác Hồ kính yêu có ý nghĩa đúng đắn, hợp lý. Sau đây là gợi ý: + Lòng yêu thương con người; + Sự quan tâm đến mọi người; +… - Mức 2 (0.25 điểm): HS có nêu được điều mình học nhưng chưa sâu sắc.
  6. Mức 3: HS có nêu được điều mình học nhưng không chính xác, không liên quan đến nội dung đoạn thơ hoặc không trả lời. II.Làm văn a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,5 (4.0 điểm) b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25 Kể về một việc tốt em đã làm. c. Kể về một việc tốt em đã làm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu việc tốt mà em đã làm. - Thời gian, địa điểm em đã thực hiện công việc đó? - Em cùng bạn thực hiện hay chỉ một mình? Có người khác chứng kiến hay không? - Người được giúp đỡ biểu lộ tâm trạng gì khi được 2,5 em giúp? - Tâm trạng của em thế nào khi làm việc đó? (vui, ý nghĩa,…) - Cảm nghĩ của em sau khi thực hiện việc tốt đó. d. Chính tả, ngữ pháp. 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, giàu 0,5 cảm xúc. -Hết-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2