intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Ngô Quyền, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Ngô Quyền, Duy Xuyên” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Ngô Quyền, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Truyện đồng thoại Số câu (Ngoài SGK) 3 4 1 1 1 10 Tỉ lệ % 15 20 10 10 5 60 Viết Kể lại trải nghiệm Số câu đáng nhớ của bản 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % thân 10 10 10 10 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 65 35 100 Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm II. BẢNG ĐẶC TẢ: Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá kiến thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Nhận biết được thể loại; - Nhận biết được ngôi kể; - Nhận biết được lời nhân vật; Truyện Thông hiểu: đồng thoại - Đặc điểm nhân vật trong truyện đồng thoại - Phân tích được đặc điểm nhân vật thông qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật; - Hiểu được ý nghĩa của chi tiết truyện; - Hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy; - Hiểu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ. Vận dụng:
  2. - Rút ra bài học cho bản thân từ nội dung đoạn trích. - Từ nội dung đoạn trích, liên hệ với bản thân để đưa ra việc làm, cách ứng xử phù hợp. 2 Viết: Nhận biết: Kể lại trải - Biết cách làm bài đúng phương thức tự sự, đúng yêu cầu kể nghiệm trải nghiệm đáng nhớ của bản thân; đáng nhớ - Bố cục đảm bảo 3 phần. của bản Thông hiểu: thân - Sắp xếp sự việc kể theo trình tự; - Kể đúng ngôi thứ nhất; Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, tạo lập một bài văn tự sự. Vận dụng cao - Câu chuyện hay có ý nghĩa; - Vận dụng được các yếu tố nghệ thuật trong quá trình làm bài; - Sáng tạo trong cách kể, dùng từ.
  3. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 6 - ĐỀ A ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: - Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? - Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ! Ðàn kiến con vội nói: - Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé! Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu. (Trích Đàn kiến con ngoan ngoãn, NXBGD 2020) Chọn câu trả lời đúng rồi ghi ra giấy thi: Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Truyện ngắn Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ ba Câu 3 (0.5 điểm): Câu “Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy?” là lời của ai? A. Người kể chuyện B. Đàn kiến con C. Bà kiến già D. Chiếc lá đa Câu 4 (0.5 điểm): Nhận xét nào nêu đúng đặc điểm của các nhân vật trong đoạn trích trên? A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người. B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử. C. Nhân vật là loài vật, sự vật có hình dáng kì lạ. D. Nhân vật là loài vật, sự vật xa lạ với con người. Câu 5 (0.5 điểm): Vì sao đàn kiến con đưa bà kiến già đi sưởi nắng? A. Vì đàn kiến con ghét bà kiến già nên muốn giành tổ của bà. B. Vì bà kiến già ra lệnh cho đàn kiến con làm vậy. C. Vì đàn kiến con không chịu được tiếng kêu rên của bà kiến già. D. Vì bà kiến già đang bị bệnh và môi trường sống của bà thiếu ánh nắng.
  4. Câu 6 (0.5 điểm): Chi tiết “đưa bà kiến già đi sưởi nắng” thể hiện phẩm chất gì của đàn kiến con? A. Quan tâm, chia sẻ B. Chăm chỉ, siêng năng C. Năng động, hoạt bát D. Thật thà, trung thực Câu 7 (0.5 điểm): Từ láy hừ hừ trong câu: “Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ” có tác dụng gì? A. Gợi tả hành động của bà kiến. B. Gợi tả hình dáng của bà kiến. C. Gợi tả tiếng rên của bà kiến. D. Gợi tả cảm xúc của bà kiến. Trả lời các câu hỏi sau: Câu 8 (1.0 điểm): Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong câu “Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu” có tác dụng gì? Câu 9 (1.0 điểm): Sau khi đọc đoạn trích, em học được điều gì từ đàn kiến con? Câu 10 (0.5 điểm): Từ nội dung đoạn trích, trong cuộc sống khi gặp những người có hoàn cảnh khó khăn, em sẽ làm gì? PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng có những trải nghiệm đáng nhớ. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm mà em nhớ nhất. -------------------------------Hết--------------------------------- (Giám thị không giải thích gì thêm)
  5. UBND HUYỆN DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 - ĐỀ A HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU (6.0 ĐIỂM) Câu Đáp án Điểm 1 B 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 C 0,5 8 Mức 1 (1.0 điểm) Mức 2 (0.5 điểm) Mức 3 (0 điểm) Tác dụng của việc sử dụng biện pháp - Học sinh trả lời - Trả lời sai hoặc nhân hóa: được khoảng ½ ý; không trả lời. - Giúp cho hình ảnh loài vật trong diễn đạt chưa rõ câu chuyện hiện lên sinh động, gần ý. gũi với con người. - Thể hiện cảm giác sảng khoái của bà kiến già sau khi được đàn kiến con giúp đỡ cho đi sưởi nắng. Từ đó, ngợi ca lòng tốt của đàn kiến con. 9 Mức 1 (1.0 điểm) Mức 2 (0.5 điểm) Mức 3 (0 điểm) - HS nêu được cụ thể điều học được - Học sinh rút ra - Trả lời sai hoặc từ đàn kiến con. HS nêu được 1 bài được bài học không trả lời. học hợp lí được suy ra từ nội dung nhưng diễn đạt đoạn trích, diễn đạt gọn, rõ ý. còn dài dòng, Gợi ý: không rõ ý.
  6. + Sẵn sàng quan tâm, yêu thương, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn bằng khả năng của mình. + Biết đoàn kết, hợp sức với nhau để làm những việc có ích. +… 10 Mức 1 (0.5 điểm) Mức 2 (0.25 Mức 3 (0 điểm) - HS nêu được cụ thể việc làm của điểm) - Trả lời sai hoặc mình khi gặp người có hoàn cảnh khó - HS nêu được không trả lời. khăn miễn là phù hợp với chuẩn mực việc mình sẽ làm; đạo đức và pháp luật. GV linh hoạt nhưng diễn đạt cho điểm. Dưới đây là gợi ý tham chưa rõ ràng. khảo: + Tùy vào khả năng của mình, em sẽ giúp đỡ có thể bằng vật chất (quyên góp, ủng hộ tiền, thực phẩm, sách vở,…) hoặc bằng sự yêu thương, động viên tinh thần,… +… II. VIẾT (4.0 ĐIỂM) 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 2. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản 0,5 thân. 3. Triển khai cốt truyện: 1.0 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách khác nhau. Nhưng cần vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, tạo lập một bài văn tự sự. Sau đây là một số gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu về trải nghiệm đáng nhớ nhất của em. b. Thân bài: Kể lại trải nghiệm đáng nhớ theo trình tự hợp lí, chú ý kết hợp các chi tiết miêu tả và biểu cảm. - Trải nghiệm đó diễn ra vào khoảng thời gian nào? Ở đâu? Cùng với những ai? Vì sao em lại nhớ mãi trải nghiệm đó đến tận bây giờ? - Quá trình diễn ra trải nghiệm đó, em đã làm những gì? Cùng với ai? Trong lúc đó, em đã suy nghĩ như thế nào? Có các cung bậc cảm xúc ra sao? - Sau khi kết thúc trải nghiệm đó, em cảm thấy như thế nào? Em có thêm thay đổi gì mới cho bản thân? Em có muốn có thêm những trải nghiệm khác như vậy nữa không? c. Kết bài: - Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về trải nghiệm đó. 4. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1.5 - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.
  7. - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ. - Tập trung kể lại sự việc đã xảy ra. - Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể. 5. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 6. Sáng tạo: Lời kể sinh động, sáng tạo. 0.5 - HẾT - UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 6 - ĐỀ B ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: - Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? - Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ! Ðàn kiến con vội nói: - Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé! Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu. (Trích Đàn kiến con ngoan ngoãn, NXBGD 2020) Chọn câu trả lời đúng rồi ghi ra giấy thi: Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? A. Truyện đồng thoại B. Truyện cổ tích C. Truyền thuyết D. Truyện ngắn Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ ba
  8. Câu 3 (0.5 điểm): Câu “Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ!” là lời của ai? A. Người kể chuyện B. Bà kiến già C. Đàn kiến con D. Chiếc lá đa Câu 4 (0.5 điểm): Nhận xét nào nêu đúng đặc điểm của các nhân vật trong đoạn trích trên? A. Nhân vật là loài vật, sự vật xa lạ với con người. B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử. C. Nhân vật là loài vật, sự vật có nguồn gốc và hình dáng kì lạ. D. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người. Câu 5 (0.5 điểm): Vì sao bà kiến lại cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu? A. Vì bà kiến già được cấp cho chỗ ở mới thoáng mát hơn. B. Vì bà kiến già được đàn kiến con đưa đi sưởi nắng. C. Vì đàn kiến con đưa bà kiến già qua tổ của chúng ở. D. Vì bà kiến già được đàn kiến con đưa đi chữa bệnh. Câu 6 (0.5 điểm): Từ láy hừ hừ trong câu: “Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ” có tác dụng gì? A. Gợi tả hình dáng của bà kiến. B. Gợi tả hành động của bà kiến. C. Gợi tả tâm trạng của bà kiến. D. Gợi tả tiếng rên của bà kiến. Câu 7 (0.5 điểm): Chi tiết “Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con,… cả đàn xúm vào…, rồi lại cùng ghé vai…” thể hiện phẩm chất gì của đàn kiến con? A. Đoàn kết, tương trợ B. Chăm chỉ, siêng năng C. Khiêm tốn, khiêm nhường D. Thật thà, trung thực Trả lời các câu hỏi sau: Câu 8 (1.0 điểm): Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong câu “Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát.” có tác dụng gì? Câu 9 (1.0 điểm): Sau khi đọc đoạn trích, em thấy đàn kiến con có gì đáng quý, đáng khen? Câu 10 (0.5 điểm): Từ nội dung đoạn trích, trong cuộc sống khi gặp những người có hoàn cảnh khó khăn, em sẽ làm gì? PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Trong cuộc sống, chắc hẳn em đã từng có những trải nghiệm để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đó. -------------------------------Hết--------------------------------- (Giám thị không giải thích gì thêm)
  9. UBND HUYỆN DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 - ĐỀ B HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC - HIỂU (6.0 ĐIỂM) Câu Đáp án Điểm 1 A 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 B 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 8 Mức 1 (1.0 điểm) Mức 2 (0.5 điểm) Mức 3 (0 điểm) Tác dụng của việc sử dụng biện pháp - Học sinh trả lời - Trả lời sai hoặc nhân hóa: được khoảng ½ không trả lời. - Giúp cho hình ảnh loài vật trong tác dụng; diễn đạt câu chuyện hiện lên sinh động, gần chưa rõ ý. gũi với con người. - Thể hiện tinh thần đoàn kết và lòng tốt của đàn kiến con. 9 Mức 1 (1.0 điểm) Mức 2 (0.5 điểm) Mức 3 (0 điểm) - HS nêu được những điều đáng quý, - Học sinh nêu - Trả lời sai hoặc đáng khen của đàn kiến con một cách được điều đáng không trả lời. hợp lí và được suy ra từ nội dung quý, đáng khen đoạn trích; diễn đạt gọn, rõ ý. của đàn kiến con Gợi ý: nhưng diễn đạt + Biết quan tâm, yêu thương, giúp đỡ còn dài dòng, bà kiến già. không rõ ràng.
  10. + Biết đoàn kết, hợp sức với nhau để cùng làm việc tốt. +… 10 Mức 1 (0.5 điểm) Mức 2 (0.25 Mức 3 (0 điểm) - HS nêu được cụ thể việc làm của điểm) - Trả lời sai hoặc mình khi gặp người có hoàn cảnh khó - HS nêu được không trả lời. khăn miễn là phù hợp với chuẩn mực việc mình sẽ làm; đạo đức và pháp luật. GV linh hoạt nhưng diễn đạt cho điểm. Dưới đây là gợi ý tham chưa rõ ràng. khảo: + Tùy vào khả năng của mình, em sẽ giúp đỡ có thể bằng vật chất (quyên góp, ủng hộ tiền, thực phẩm, sách vở,…) hoặc bằng sự yêu thương, động viên tinh thần,… +… II. VIẾT (4.0 ĐIỂM) 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 2. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản 0,5 thân. 3. Triển khai cốt truyện: 1.0 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách khác nhau. Nhưng cần vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, tạo lập một bài văn tự sự. Sau đây là một số gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu về trải nghiệm đáng nhớ nhất của em. b. Thân bài: Kể lại trải nghiệm đáng nhớ theo trình tự hợp lí, chú ý kết hợp các chi tiết miêu tả và biểu cảm. - Trải nghiệm đó diễn ra vào khoảng thời gian nào? Ở đâu? Cùng với những ai? Vì sao em lại nhớ mãi trải nghiệm đó đến tận bây giờ? - Quá trình diễn ra trải nghiệm đó, em đã làm những gì? Cùng với ai? Trong lúc đó, em đã suy nghĩ như thế nào? Có các cung bậc cảm xúc ra sao? - Sau khi kết thúc trải nghiệm đó, em cảm thấy như thế nào? Em có thêm thay đổi gì mới cho bản thân? Em có muốn có thêm những trải nghiệm khác như vậy nữa không? c. Kết bài: - Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về trải nghiệm đó. 4. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1.5 - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ. - Tập trung kể lại sự việc đã xảy ra. - Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể. 5. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
  11. 6. Sáng tạo: Lời kể sinh động, sáng tạo. 0.5 - HẾT - DUYỆT CỦA BGH TỔ PHÓ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ P. HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Văn Tám Kiều Thị Chóng Huỳnh Thị Trà My
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2