intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự

Chia sẻ: Chu Bút Sướng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi giữa kì sắp tới cũng như giúp các em củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc giải Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự sau đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Năm học: 2020 - 2021 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - HS nắm vững các kiến thức cơ bản về phần Đọc- hiểu; Tiếng việt; Tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 8 trong SGK Ngữ Văn 7/Tập 1. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài tập, trả lời câu hỏi, cảm thụ chi tiết đặc sắc, viết bài văn hoàn chỉnh. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, trung thực, tự giác trong kiểm tra. 4. Năng lực: phát hiện, giải quyết vấn đề, trình bày, cảm thụ, năng lực thẩm mĩ. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Tự luận : 100% III/ MA TRẬN ĐỀ: Cấp độ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN VẬN DỤNG TỔNG DỤNG Chủ đề TN TL TN TL CAO 1.Văn học -Chép chính -Nội dung, - Qua Đèo Ngang xác nghĩa chi tiết - Bạn đến chơi nhà - Thể thơ đặc sắc. - Bánh trôi nước Số câu 2 1 3 Số điểm 2 1 3 Tỉ lệ % 20% 10% 30% 2.Tiếng Việt -Xác định và Chữa lỗi quan hệ chữa lỗi sai từ về quan hệ từ Số câu 1 1 Số điểm 20 2 Tỉ lệ % 20% 20% 3.Tập làm văn Viết bài Văn biểu cảm văn hoàn chỉnh Số câu 1 1 Số điểm 5 5 Tỉ lệ % 50% 50% Tổng số câu 2 % 2 1 6 Tổng số điểm 2 3 5 10,0 Tỉ lệ % 20% 30% 50% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề 1 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC – HIỂU: (5 điểm) 1/ (1 điểm) Chép chính xác 4 câu thơ đầu trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. 2/ (1 điểm) Bài thơ em vừa chép được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 7/tập 1 có cùng thể thơ với bài thơ trên. 3/ (1 điểm) Nêu nội dung của bài thơ chứa đoạn thơ trên. 4/ (2 điểm) Xác định và chữa lỗi về quan hệ từ trong những câu sau: a.Với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. b. Tuy lỡ mất chuyến xe buýt nhưng tôi đã đến muộn. II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một người thân của em. ------------------HẾT-----------------
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề 1 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Nội dung Điểm PHẦN I. 1. HS chép chính xác 4 câu thơ đầu bài thơ Qua Đèo Ngang. 1 điểm Đọc- hiểu ( Lưu ý: Mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, không trừ hết tổng số điểm (5 điểm) của cả bài.) 2. HS nêu đúng thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. 0,5 điểm Kể tên 1 bài thơ cùng thể thơ: Bạn đến chơi nhà 0,5 điểm 3. Nội dung bài thơ: - Bài thơ cho thấy cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng hoang sơ vắng vẻ. 0,5 điểm - Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả. 0,5 điểm 4. Học sinh xác định đúng lỗi và sửa lại : a) Lỗi sai: Thừa quan hệ từ “Với” 0,5 điểm Chữa lại: Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn 0,5 điểm trân trọng, biết ơn người đi trước. b) Lỗi sai: Dùng QHT không có tác dụng liên kết: 0,5 điểm Chữa lại: Vì lỡ mất chuyến xe buýt nên tôi đã đến muộn. 0,5 điểm PHẦN II. I. Hình thức: 1 điểm Tập làm - Bài văn đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài văn - Kiểu bài : Biểu cảm ( 5 điểm) - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, đặt câu thông thường. II. Nội dung: 1.Mở bài: 0,5 điểm - Giới thiệu về người thân em định kể. 2.Thân bài: - Biểu cảm về ngoại hình của người thân đó. 1,5 điểm - Biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc của 1,5 điểm người thân đó gắn liền với những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, với những người xung quanh… 3.Kết bài : 0,5 điểm - Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình với người thân đó. III. Biểu điểm: - Điểm 4 -5: Bài viết đủ nội dung, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lời văn tự nhiên, giàu cảm xúc. - Điểm 3 - 4: Bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên, có đôi chỗ mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ.
  4. - Điểm 1 – 2 : Bài viết tương đối đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. * Căn cứ vào bài làm của HS, giáo viên chấm cho các thang điểm còn lại. GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
  5. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề 2 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC – HIỂU: (5 điểm) 1/ (1 điểm) Chép chính xác 4 câu thơ đầu trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. 2/ (1 điểm) Bài thơ em vừa chép được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 7/tập 1 có cùng thể thơ với bài thơ trên. 3/ (1 điểm) Kết thúc bài thơ, tác giả viết: “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.” Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ ? 4/ (2 điểm) Xác định và chữa lỗi về quan hệ từ trong những câu sau: a) Bố mẹ rất bận nên lúc nào cũng quan tâm đến chúng tôi. b) Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã cho ta thấy một tình bạn chân thành, thắm thiết vượt lên mọi giá trị về vật chất. PHẦN II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một loài cây mà em yêu thích. ------------------HẾT-----------------
  6. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề 2 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Nội dung Điểm PHẦN I. 1. HS chép chính xác 4 câu thơ đầu bài Qua Đèo Ngang. 1 điểm Đọc- hiểu ( Lưu ý: Mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, không trừ hết tổng số điểm (5 điểm) của cả bài.) 2. HS nêu đúng thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. 0,5 điểm Kể tên 1 bài thơ cùng thể thơ: Bạn đến chơi nhà 0,5 điểm 3. Ý nghĩa cụm từ: - “Ta với ta” chỉ nhà thơ một mình giữa chốn không gian bao la, một mình đối diện với trời, non, nước để nhận ra “Một 0,5 điểm mảnh tình riêng, ta với ta.” - Cụm từ “ta với ta’ cực tả nỗi cô đơn, lẻ loi của nhà thơ. 0,5 điểm 4. Học sinh xác định đúng lỗi và sửa lại : a) - Lỗi sai: Sử dụng QHT không thích hợp về nghĩa. 0,5 điểm Chữa lại: Bố mẹ rất bận nhưng lúc nào cũng quan tâm đến 0,5 điểm chúng tôi b) Lỗi sai: Thừa quan hệ từ “Qua” 0,5 điểm Chữa lại: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã 0,5 điểm cho thấy một tình bạn chân thành, thắm thiết vượt lên mọi giá trị về vật chất. PHẦN II. I. Hình thức: 1 điểm Tập làm - Bài văn đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài văn - Kiểu bài : Biểu cảm ( 5 điểm) - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, đặt câu thông thường. II. Nội dung: 1.Mở bài: 0,5 điểm - Giới thiệu về loài cây mà em đã chọn. 2.Thân bài: - Biểu cảm về đặc điểm, dáng vẻ của cây đó. 1,5 điểm - Biểu cảm về vai trò, ý nghĩa của cây đó gắn liền với những 1,5 điểm hoạt động trong cuộc sống hàng ngàycủa con người… 3.Kết bài : - Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình với loài cây đó. 0,5 điểm III. Biểu điểm: - Điểm 4 -5: Bài viết đủ nội dung, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lời văn tự nhiên, giàu cảm xúc. - Điểm 3 - 4: Bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên, có đôi chỗ
  7. mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm 1 – 2 : Bài viết tương đối đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. * Căn cứ vào bài làm của HS, giáo viên chấm cho các thang điểm còn lại. GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Trần Thị Đông Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
  8. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề 3 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC – HIỂU: (5 điểm) 1/ (1 điểm) Chép chính xác bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương. 2/ (1 điểm) Bài thơ em vừa chép được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 7/tập 1 có cùng thể thơ với bài thơ trên. 3/ (1 điểm) Nêu nội dung của bài thơ em vừa chép. 4/ (2 điểm) Xác định và chữa lỗi về quan hệ từ trong những câu sau: a. Qua câu ca dao “ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. b. Bạn Vi không những học giỏi Văn bởi vì học rất giỏi Toán. II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một người thân của em. ------------------HẾT-----------------
  9. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề 3 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Nội dung Điểm PHẦN I. 1. HS chép chính xác bài thơ Bánh trôi nước. 1 điểm Đọc- hiểu ( Lưu ý: Mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, không trừ hết tổng số điểm (5 điểm) của cả bài.) 2. HS nêu đúng thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. 0,5 điểm Kể tên 1 bài thơ cùng thể thơ: Nam quốc sơn hà (hoặc Phò 0,5 điểm giá về kinh.) 3. Nội dung bài thơ: - Bài thơ “Bánh trôi nước’ là bài thơ đa nghĩa. 0,5 điểm - Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ và sự cảm 0,5 điểm thương sâu sắc trước số phận chìm nổi của họ. 4. Học sinh xác định đúng lỗi và sửa lại : a) Lỗi sai: Thừa quan hệ từ “Qua”: 0,5 điểm Chữa lại: Câu ca dao “ Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho thấy công lao to lớn 0,5 điểm của cha mẹ đối với con cái. b) Lỗi sai: Dùng QHT không có tác dụng liên kết: 0,5 điểm Chữa lại: Bạn Vi không những học giỏi Văn mà còn rất giỏi 0,5 điểm Toán. PHẦN II. I. Hình thức: 1 điểm Tập làm - Bài văn đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài văn - Kiểu bài : Biểu cảm ( 5 điểm) - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, đặt câu thông thường. II. Nội dung: 1.Mở bài: 0,5 điểm - Giới thiệu về người thân em định kể. 2.Thân bài: - Biểu cảm về ngoại hình của người thân đó. 1,5 điểm - Biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc của 1,5 điểm người thân đó gắn liền với những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, với những người xung quanh… 3.Kết bài : 0,5 điểm - Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình với người thân đó. III. Biểu điểm: - Điểm 4 -5: Bài viết đủ nội dung, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lời văn tự nhiên, giàu cảm
  10. xúc. - Điểm 3 - 4: Bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên, có đôi chỗ mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm 1 – 2 : Bài viết tương đối đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. * Căn cứ vào bài làm của HS, giáo viên chấm cho các thang điểm còn lại. GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Vũ Thị Thanh Thúy Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
  11. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề 4 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC – HIỂU: (5 điểm) 1/(1 điểm) Chép chính xác bài thơ Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương. 2/ (1 điểm) Bài thơ em vừa chép được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 7/tập 1 có cùng thể thơ với bài thơ trên. 3/ (1 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của cụm từ“bảy nổi ba chìm”,“tấm lòng son” trong bài thơ Bánh trôi nước. 4/ (2 điểm) Xác định và chữa lỗi về quan hệ từ trong những câu sau: - Bài ca dao chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì không phù hợp. - Qua việc thảo luận nhóm cho ta thấy còn một số bài tập được giải chưa đúng. PHẦN II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một người thân của em. ------------------HẾT-----------------
  12. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề 4 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Nội dung Điểm PHẦN I. 1. HS chép chính xác bài thơ Bánh trôi nước. 1 điểm Đọc- hiểu ( Lưu ý: Mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, không trừ hết tổng số điểm (5 điểm) của cả bài.) 2. HS nêu đúng thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. 0,5 điểm Kể tên 1 bài thơ cùng thể thơ: Nam quốc sơn hà (hoặc Phò 0,5 điểm giá về kinh.) 3/Nêu ý nghĩa các cụm từ trong bài thơ: - Cụm từ “bảy nổi ba chìm”: là một thành ngữ, trong bài thơ được 0,5 điểm mang 2 nét nghĩa + nghĩa đen: cách luộc bánh trôi nước. + nghĩa ẩn dụ: chỉ sự gian truân, vất vả của người phụ nữ với thân phận bị phụ thuộc và khổ đau, cuộc đời chìm nổi. - Cụm từ “tấm lòng son”: mang hai nét nghĩa 0,5 điểm + nghĩa đen: nhân chiếc bánh trôi nước làm bằng đường đỏ. + nghĩa ẩn dụ: tấm lòng son sắt, thủy chung, phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ. 4. Học sinh xác định đúng lỗi và sửa lại : a) Lỗi sai: Thiếu quan hệ từ : 0,5 điểm Chữa lại: Bài ca dao chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay 0,5 điểm thì không phù hợp. b) Lỗi sai: Thừa quan hệ từ “Qua”: 0,5 điểm Chữa lại: Việc thảo luận nhóm cho ta thấy còn một số bài 0,5 điểm tập được giải chưa đúng. PHẦN II. I. Hình thức: 1 điểm Tập làm - Bài văn đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài văn - Kiểu bài : Biểu cảm ( 5 điểm) - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, đặt câu thông thường. II. Nội dung: 1.Mở bài: 0,5 điểm - Giới thiệu về người thân em định kể. 2.Thân bài: - Biểu cảm về ngoại hình của người thân đó. 1,5 điểm - Biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc của 1,5 điểm người thân đó gắn liền với những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, với những người xung quanh… 3.Kết bài : 0,5 điểm - Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình với người thân đó.
  13. III. Biểu điểm: - Điểm 4 -5: Bài viết đủ nội dung, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lời văn tự nhiên, giàu cảm xúc. - Điểm 3 - 4: Bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên, có đôi chỗ mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm 1 – 2 : Bài viết tương đối đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. * Căn cứ vào bài làm của HS, giáo viên chấm cho các thang điểm còn lại. GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
  14. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề 5 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC – HIỂU: (5 điểm) 1/ (1 điểm) Chép chính xác 4 câu thơ đầu trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. 2/ (1 điểm) Bài thơ em vừa chép được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 7/tập 1 có cùng thể thơ với bài thơ trên. 3/ (1 điểm) Kết thúc bài thơ, tác giả viết: “ Một mảnh tình riêng, ta với ta”. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ ? 4/ (2 điểm) Xác định và chữa lỗi về quan hệ từ trong những câu sau: a) Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung. b) Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác. PHẦN II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một loài cây mà em yêu thích. ------------------HẾT-----------------
  15. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề 5 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Nội dung Điểm PHẦN I. 1. HS chép chính xác 4 câu thơ đầu bài Qua Đèo Ngang. 1 điểm Đọc- hiểu ( Lưu ý: Mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, không trừ hết tổng số điểm (5 điểm) của cả bài.) 2. HS nêu đúng thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. 0,5 điểm Kể tên 1 bài thơ cùng thể thơ: Bạn đến chơi nhà 0,5 điểm 3. Ý nghĩa cụm từ: - “Ta với ta” chỉ nhà thơ một mình giữa chốn không gian bao la, một mình đối diện với trời, non, nước để nhận ra “Một 0,5 điểm mảnh tình riêng, ta với ta.” - Cụm từ “ta với ta’ cực tả nỗi cô đơn, lẻ loi của nhà thơ. 0,5 điểm 4. Học sinh xác định đúng lỗi và sửa lại : a) - Lỗi sai: Thừa quan hệ từ “Về”. 0,5 điểm Chữa lại: Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng 0,5 điểm thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung. b) Lỗi sai: Thiếu quan hệ từ 0,5 điểm Chữa lại: Thêm quan hệ từ 0,5 điểm Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác. PHẦN II. I. Hình thức: 1 điểm Tập làm - Bài văn đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài văn - Kiểu bài: Biểu cảm ( 5 điểm) - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, đặt câu thông thường. II. Nội dung: 1.Mở bài: 0,5 điểm - Giới thiệu về loài cây mà em đã chọn. 2.Thân bài: - Biểu cảm về đặc điểm, dáng vẻ của cây đó. 1,5 điểm - Biểu cảm về vai trò, ý nghĩa của cây đó gắn liền với những 1,5 điểm hoạt động trong cuộc sống hàng ngàycủa con người… 3.Kết bài : - Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình với loài cây đó. 0,5 điểm III. Biểu điểm: - Điểm 4 -5: Bài viết đủ nội dung, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lời văn tự nhiên, giàu cảm xúc. - Điểm 3 - 4: Bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên, có đôi chỗ mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ.
  16. - Điểm 1 – 2 : Bài viết tương đối đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. * Căn cứ vào bài làm của HS, giáo viên chấm cho các thang điểm còn lại. GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Trần Cẩm Tú Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2