intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 (Thời gian: 90 phút) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 7) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận Tổng số dụng Lĩnh vực cao nội dung I. Đọc hiểu - Từ láy. Trình bày Tiêu chí lựa - Phương - Nghĩa của từ quan điểm, chọn ngữ thức biểu /cụm từ/câu suy nghĩ về liệu: Đoạn đạt. văn; một vấn đề văn bản - Đại từ đặt ra trong đoạn trích. - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài II. Tạo lập văn biểu cảm - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% TC 3 1 1 1 6 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 (Thời gian: 90 phút) MỨC CHỦ ĐỀ MÔ TẢ ĐỘ Văn học - Biết các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn Nhận văn - Xác định được chi tiết, nhân vật trong của văn bản/ đoạn Đọc hiểu biết: văn văn bản - Chỉ ra thông tin trong đoạn văn (Ngữ - Hiểu được nội dung/ ý nghĩa của từ ngữ, câu văn/ đoạn Thông liệu: Văn văn hiểu: bản Cổng - Hiểu được ý nghĩa của từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong câu trường văn/ đoạn văn. mở ra trong sách giáo khoa Ngữ - Nhận xét các giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn văn. văn 7, độ Vận - Rút ra thông điệp/ bài học cho bản thân từ nội dung đoạn dài văn. dụng: không -Vận dụng vào đời sống với thái độ, hành động đúng. quá hai trăm chữ) - Nhận biết các Từ láy. Tiếng Nhận Việt biết: - Nhận biết đại từ. - Từ láy - Đại từ Thông - Chỉ ra được tác dụng của từ láy và phân loại đại từ được hiểu sử dụng trong đoạn văn. Vận dụng: Giải nghĩa từ ngữ liên quan đến văn bản. Nhận biết: - Xác định được kiểu bài; bố cục 3 phần. Tập Thông - Trình tự hợp lí làm văn hiểu: - Biết chọn lọc sự việc tả, kể để bộc lộ cảm xúc. - Biết dùng từ ngữ biểu cảm trực tiếp, câu văn đảm bảo Viết bài ngữ pháp trong văn biểu cảm. văn biểu Vận - Vận dụng các yếu tố miêu tả, tự sự để biểu cảm gián tiếp; cảm dụng: kĩ năng dùng từ, viết câu miêu tả bằng những liên tưởng (so sánh, ẩn dụ…) - Có sáng tạo trong diễn đạt, văn viết có cảm xúc - Đoạn văn rõ ràng, bài văn logic và hấp dẫn.
  3. PHÒNG GDĐT HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Đề thi có 01 trang) (không kể thời gian giao đề) I. Phần đọc- hiểu: (5đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào... Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’. (Trích Ngữ văn 7, tập một) Câu 1. (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. (1.0 điểm) Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó. Câu 3. (1.0 điểm) Tìm đại từ trong câu “Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con”. Cho biết đại từ đó dùng để làm gì? Câu 4. (1.0 điểm) Nêu hiểu biết của em về ý nghĩa của cụm từ “thế giới kì diệu” trong đoạn trích. Câu 5. (1.0 điểm) Em thích điều gì nhất đằng sau cánh cổng trường? Vì sao? II. Tạo lập văn bản: Đề: Cảm nghĩ của em về cây bàng hoặc cây hoa phượng. -----HẾT-----
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I THÀNH PHỐ HỘI AN NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: NGỮ VĂN 7 (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá bài làm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Tôn trọng những bài làm có tính sáng tạo của học sinh. - Điểm lẻ tính đến 0,25 đ. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Biểu cảm 1.0 2 - Từ láy: Nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng ( tìm được 2 từ đạt 0.5 điểm tối đa). - Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc tâm trạng và cảm xúc về ngày đầu tiên đi học của người mẹ. 0.5 3 - Đại từ: con 0.5 - Đại từ để trỏ 0.5 4 HS trả lời có các ý sau: 1.0 - Thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú. - Thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp. - Thế giới của những ước mơ, khát vọng. (Trả lời được 2 ý đạt điểm tối đa) 5 - HS có thể thích: kiến thức, bạn bè…(phù hợp là được) và giải 1.0 thích: + HS trả lời được một điều thích nhất và giải thích hợp lí. 1.0 + HS trả lời được một điều thích nhất và giải thích tương đối hợp lý. 0.75 + HS trả lời được nhưng không giải thích hoặc giải thích không hợp 0.5 lý. + HS không trả lời được. 0 II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung
  5. - Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn biểu cảm. - Tình cảm, cảm xúc phải rõ ràng, trong sáng, chân thực. - Bài văn có đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Bố cục rõ ràng; diễn đạt mạch lạc; trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu cụ thể 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài giới thiệu đối tượng biểu cảm. Thân bài thể hiện cảm xúc, ấn 0,5 tượng về đối tượng biểu cảm. Kết bài khái quát cảm xúc về đối tượng. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm: Cây bàng hoặc cây phượng. 0,25 c. Triển khai nội dung biểu cảm: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: * Giới thiệu đối tượng biểu cảm. * Thể hiện tình cảm cảm xúc đối với đối tượng biểu cảm qua: - Vẻ đẹp đặc trưng của loài cây mà em yêu thích: thân, lá, cành, hoa, quả, 3,5 màu sắc… - Kỉ niệm sâu sắc khó quên. - Cảm xúc, ấn tượng của người viết về vẻ đẹp và kỉ niệm đó. * Khái quát lại cảm nghĩ về đối tượng biểu cảm. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối 0.5 tượng biểu cảm. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Hết-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2