Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh
lượt xem 7
download
TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Tỉ lệ % tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số CH Thời điểm Nội cao gian Kĩ dung/đơn Số CH Thời Số Thời Số Thời Số Thời TN TL (phút) TT năng vị KT gian CH gian CH gian CH gian (phút (phút) (phút) (phút) ) Đọc Truyện 4 10 4 15 2 20 8 2 45 60 1 hiểu ngắn Tóm tắt 2 Viết nội dung 1* 1* 1* 1* 45 1 45 40 văn bản Tỷ lệ % 20 +10 25+10 15+10 10 65 35 90 Tổng 30% 35% 25% 10% 65% 35% 100 Tỷ lệ 65% 35% 100% chung
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 7- THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận thức biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: 4 TN 4 TN 2 TL ngắn. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện. - Xác định được phó từ. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. 2 Viết Tóm tắt nội Nhận biết: 1TL* 11TL* 1TL* 1 TL dung văn Thông hiểu: bản theo yêu Vận dụng: cầu về độ Vận dụng cao: dài. Tóm tắt được nội dung văn bản theo yêu cầu về độ dài nhưng phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc. Sử dụng được các từ ngữ quan của văn bản gốc trong quá trình tóm tắt. Trình bày đầy đủ, chính xác những điểm quan trọng của văn bản. 4 TN 4 TN 2 TL 1TL Tổng 1TL 1TL 1 TL Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 65 35
- TRƯỜNG TH & THCS NGUYỄN CHÍ THANH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên:..................................... NĂM HỌC 2022-2023 Lớp:................................... MÔN: NGỮ VĂN 7 (ĐỀ A) THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐIỂM NHẬN XÉT Duyệt đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc văn bản sau: NHÂN TÂM Tôi nhớ hồi còn nhỏ, có lần một người đàn ông ghé vào nhà tôi xin tiền. Ông nói ở quê lên đây chữa bệnh, giờ đã mất hết tiền rồi, không còn tiền về quê nên ông phải đi xin. Mẹ tôi đưa cho ông số tiền ít ỏi bà có và hỏi ông ăn cơm chưa rồi bảo tôi xới cho ông bát cơm nguội với mắm. Bà lấy cho ông cái áo của anh tôi cho ông ấy mặc…Ông ăn xong, cầm cái áo và tiền cứ vừa đi thụt lùi ra cổng vừa chắp tay chấp bái vừa nói: “Tôi đội ơn cô, cầu Trời Phật ban phước cho nhà mình….!” Với một đứa trẻ ở quê, đó là một câu chuyện lạ, tôi tò mò níu áo Mẹ, – “Mẹ, ông ấy quê ở đâu…? Ông ấy bị bệnh gì…? Ông ấy đi xin được nhiều tiền không…?” Mẹ mỉm cười: “Mẹ không hỏi.” -“Tại sao Mẹ không hỏi…?” -“Ừ, người ta xa quê, rơi vào cảnh khốn cùng thì hỏi về quê hương là đụng vào nỗi đau của họ. Người thành đạt rất tự hào khi nói về quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, người sa cơ thì xấu hổ khi nói về quê của mình. Mình cho người ta có một chút mà mình lại chạm vào nỗi đau, nỗi xấu hổ của người ta thì không phải, không đúng. Làm vậy là ác tâm…!” Tôi lại băn khoăn: “Ông ấy sắp chết hả Mẹ…?” Ông ấy có xin đủ tiền về quê không…?” Mẹ nhìn xa xăm… “Ừ, phần lớn con người dù có thế nào thì vẫn muốn khi mất, được chôn trên mảnh đất nơi mình sinh ra, nơi chôn nhau cắt rốn… Cái đó gọi là tình yêu quê hương….! À, lúc nãy con đưa cho chú ấy bát cơm bằng một tay rồi chạy biến đi không mời là sai đấy nhé…!” Tôi xấu hổ dụi mặt vào ngực Mẹ. Bà nghiêm khắc: “Tại sao con được dạy đưa đồ cho người lớn phải đưa bằng hai tay mà hôm nay con lại chỉ đưa bát cơm bằng một tay cho chú…? Chú ấy đi xin, nhưng không có nghĩa là con được phép đưa đồ cho chú bằng một tay…Làm vậy người ta sẽ nghĩ Mẹ không biết dạy con tôn trọng lễ phép với người lớn tuổi. Hôm nay, người ta phải đi xin hay sắp chết thì con người vẫn luôn có phẩm giá của họ. Con không được khinh khi người ta vì biết đâu sau này mình sẽ như họ…!” Tôi càng xấu hổ và rúc sâu hơn vào lòng Mẹ vì biết mình sai… Ngày bé, những bài học Mẹ dạy cứ nhẹ nhàng như vậy nhưng nó đi vào đầu tôi và ở đó, không thể quên. Những bài học đã hình thành nên tính cách, con người của tôi hiện tại. Khi lớn, tôi mới hiểu hết những lời dặn và sự tinh tế trong cách cư xử, trong các bài học của Mẹ. Nó cũng làm cho tôi nhận biết người có nhân tâm hay ác tâm, tinh tế hay hời hợt qua hành vi, lời nói, cách ứng xử, hành động, hành vi của họ chứ không phải nhân danh việc của họ làm. Khi chịu khó để ý, suy nghĩ để nhận ra đâu là hành động xuất phát từ nhân tâm, đâu là từ nhân danh nhân tâm, ta sẽ thấy có rất nhiều việc làm nhân danh nhân tâm nhưng thật ra nó lại phục vụ cho một mưu toan, mục đích khác…Đôi khi chúng ta để cho bản thân bị đánh lừa và khi số đông bị lừa thì nó sẽ là tai hoạ cho xã hội, cho cả dân tộc… Tôi khát khao, khi đất nước tự do, các bài học trong môn văn học và giáo dục công dân là những bài học đơn sơ như thế, để con người có thể phân định rõ các giá trị và trả nó về đúng giá trị của nó, dần loại bỏ các hành động nhân danh để xã hội là một xã hội trung thực và nhân văn đúng nghĩa…! (Một số truyện ngắn xã hội hay ) Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8: Câu 1.(0.5 điểm): Nhân vật chính trong câu chuyện trên những nhân vật nào?
- A. Người xin tiền, nhân vật mẹ. B. Nhân vật con, nhân vật mẹ C. Nhân vật con, người xin tiền D. Nhân vật mẹ, nhân vật con, người xin tiền. Câu 2 .(0.5 điểm): Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật mẹ. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật con. C. Lời của nhân vật người xin tiền. Câu 3.(0.5 điểm): Trong văn bản Nhân tâm, nhân vật người xin tiền có hoàn cảnh ra sao ? A. Hết tiền chữa bệnh B. Đi xa chữa bệnh, mất hết tiền, không có tiền về quê. C. Không có tiền về quê D. Không có tiền ăn. Câu 4.(0.75 điểm): Trong văn bản Nhân tâm, vì sao người mẹ không hỏi người xin tiền những câu hỏi mà nhân vật con thắc mắc? A. vì nhân vật mẹ sợ chạm vào nỗi đau, nỗi xấu hổ của người xin tiền B. vì nhân vật mẹ không muốn hỏi. C. vì nhân vật mẹ sợ người xin tiền buồn. D. vì nhân vật mẹ muốn giữ phép lịch sự, tôn trọng người xin tiền. Câu 5.(0.5 điểm): Tìm phó từ trong câu sau: “ Làm vậy người ta sẽ nghĩ Mẹ không biết dạy con tôn trọng lễ phép với người lớn tuổi” A. Với, sẽ B. Sẽ, không C. Vậy, với D. Vậy, không Câu 6 .(0.5 điểm): Tìm trạng ngữ trong câu “Hôm nay, người ta phải đi xin hay sắp chết thì con người vẫn luôn có phẩm giá của họ”. A. Người ta B. Hôm nay C. Sắp chết D. Phẩm giá Câu 7.(0.5 điểm): Chủ đề của truyện là gì? A. Lòng dũng cảm B. Tinh thần lạc quan C. Tinh thần đoàn kết D. Lòng yêu thương con người Câu 8.(0.75 điểm): Trong câu: “Ừ, người ta xa quê, rơi vào cảnh khốn cùng thì hỏi về quê hương là đụng vào nỗi đau của họ... Làm vậy là ác tâm…!”, từ ác tâm có nghĩa là gì? A. Độc ác B. Làm tổn thương người khác C. Tàn nhẫn D. Không biết yêu thương con người Câu 9.(0,75 điểm): Bài học em rút ra từ câu chuyện Nhân tâm là gì? Câu 10.(0,75 điểm): Nếu em là nhân vật con, em sẽ cư xử thế nào và làm gì với người xin tiền? (Viết câu trả lời khoảng 4- 5 câu văn) II. LÀM VĂN (4.0 điểm): Em hãy tóm tắt nội dung truyện Nhân tâm ở phần Đọc – hiểu (độ dài khoảng 200 từ). -----HẾT---- Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời Điểm 0.5 0.5 0.5 0.75 0.5 0.5 0.5 0.75 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÊ A (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: Nội dung: ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời D C B A B B D B Điểm 0.5 0.5 0.5 0.75 0.5 0.5 0.5 0.75 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 9: (1 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu được bài học HS nêu được bài học phù Trả lời sai hoặc không trả rút ra ý nghĩa sâu sắc, phù hợp nhưng chưa sâu sắc, lời. hợp với nội dung thể hiện toàn diện, diễn đạt chưa thật trong văn bản. rõ. Gợi ý: - Qua câu chuyện em rút ra bài học: biết yêu thương con người, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn. - Hãy tôn trọng và đừng làm tổn thương những người đang rơi vào hoàn cảnh đáng thương. Câu 10 (1 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - Học có nhiều cách trả lời Học sinh nêu được câu trả Trả lời nhưng không chính khác nhau sao cho phù hợp lời phù hợp nhưng chưa sâu xác, không liên quan đến với nội dung câu hỏi. sắc, diễn đạt chưa thật rõ. văn bản, hoặc không trả lời. Gợi ý: Nếu em là nhân vật con em sẽ: -Tôn trọng người xin tiền. - Có thể tặng người ấy khoản tiền nhỏ mà nếu em có, hoặc tặng đồ ăn, nước uống để người ấy mang theo. Phần II: VIẾT (4 điểm) PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 ĐIỂM) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 05 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ
- 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Đoạn văn tóm tắt đầy đủ 3 phần: - Mở đoạn: Giới thiệu sơ lược về nội Phần mở đoạn, thân đoạn, kết dung chính Truyện ngụ ngôn Rùa và đoạn; phần thân đoạn: biết tổ chức Thỏ. thành nhiều câu văn liên kết chặt - Thân đoạn: chẽ với nhau . + Tìm các từ ngữ quan trọng của văn bản 0.25 Đoạn văn đủ 3 phần nhưng thân gốc. đoạn các câu văn chưa có sự liên + Trình bày ngắn gọn các sự kiện chính kết. diễn ra theo đúng trình tự của văn bản 0.0 Chưa tổ chức đoạn văn gồm 3 gốc. phần( thiếu phần mở đoạn hoặc kết - Kết đoạn: Nêu kết cục của câu chuyện đoạn, hoặc phần thân đoạn quá và bài học rút ra từ nhân vật trong câu ngắn… chuyện. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 điểm - Lưa chọn và giới thiệu được Văn bản tóm tắt có thể trình bày theo (Mỗi ý những chi tiết tiêu biểu phù hợp nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện trong tiêu với yêu cầu của tóm tắt văn bản. được các nội dung sau: chí được Giới thiệu được nhân vật, không - Đó là câu chuyện gì? Xảy ra khi nào? Ở tối ta 0.25 gian, bối cảnh xảy ra câu chuyện. đâu? điểm) - Sự việc được kể phong phú, trình - Những ai có liên quan đến câu chuyện? bày cụ thể, rõ ràng theo trình tự họ có lời nói, hành động, thái độ gì? hợp lý và kể cụ thể các chi tiết những nhân vật có liên quan, kết - Điều gì đã xảy ra, theo thứ tự nào? hợp miêu tả và bộc lộ cảm xúc. - Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? -Nêu được kết cục câu chuyện và - Thời gian, không gian, nhân vật… cần bài học bản thân rút ra được: Đừng miêu tả. bao giờ chủ quan và coi thường - Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện người khác. diễn ra và khi kể lại câu chuyện. 1.0- 1.5 - Lưa chọn và giới thiệu được - Rút ra được ý nghĩa của câu chuyện đối những chi tiết tiêu biểu phù hợp với bản thân và với người khác. với yêu cầu của tóm tắt văn bản. Giới thiệu được nhân vật, không gian, bối cảnh xảy ra câu chuyện. - Các sự việc được trình bày theo trình tự hợp lý nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ. Ít đề cập đến những nhân vật có liên quan. - Chưa nêu được kết cục câu chuyện và bài học rút ra. 0.25- 0.5 - Lưa chọn được các chi tiết tiêu biểu nhưng nội dung chưa cụ thể, rõ ràng - Các sự việc, chi tiết còn rời rác, chưa thể hiện được sự logic về nội dung. - Chưa nêu được kết cục câu chuyện và bài học rút ra 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.0điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu. Mắc
- vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0.25- 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 4.Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách tóm tắt chuyện và diễn đạt 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét 0.0 Chưa có sáng tạo TRƯỜNG TH & THCS NGUYỄN CHÍ THANH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên:..................................... NĂM HỌC 2022-2023 Lớp:................................... MÔN: NGỮ VĂN 7 (ĐỀ B) THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐIỂM NHẬN XÉT Duyệt đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc văn bản sau: BẪY CÒ (Tạ Duy Anh) Năm ấy tôi mười hai tuổi, còn bé Vin lên bảy. Vào dịp hè, chúng tôi được tự do chạy nhảy. Vin tết tóc thành hai dải, thắt nơ xanh, bám theo tôi như chiếc bóng. Chúng tôi thường lần dọc bờ đê tìm cỏ gà hoặc lăn ra bãi cỏ đố nhau đếm từng đàn chim bay qua. Đủ các loại chim. Ban ngày chúng lặn lội kiếm ăn, tối đến lại rủ nhau tụ hội trên những bụi tre xanh tốt phía rìa làng Một hôm tôi rủ bé Vin : – Chúng mình bẫy cò đi. Bé Vin tròn mắt: – Anh biết làm bẫy không ? – Biết chứ! Ông Kiểm thọt chả dạy anh đấy thôi. [...] Khi tôi bắt tay vào việc, Vin luôn chầu chực để thực hiện những điều tôi sai bảo. Nó có vẻ háo hức hơn cả tôi, miệng liến láu: – Anh Tú phải bắt sống cho em một con nhé, em sẽ dạy nó trông nhà. Anh Tú “ừ” đi. - Nhất định phải bắt sống chứ - tôi đáp…
- [...]Đến ngày thứ ba thì chiếc bẫy hoàn thành, hệt chiếc bẫy ông Kiểm gửi nhờ nhà tôi… [...]Tôi đã chọn được chỗ cắm bẫy. Xong đâu đấy cả tôi và bé Vin cùng thở phào. Con cá cờ dùng làm mồi lượn le te trong vòng tròn có đặt sẵn thòng lọng. Chỉ cần cò mổ nhẹ là bẫy sập và chiếc thòng lọng sẽ bật lên thít vào cổ nó. Con mồi phải tươi nguyên mới mong giống cò trắng sành ăn ấy để mắt tới. Tôi kéo bé Vin về phía gò đất, chui vào tán cây duối dại, quan sát đàn cò. Trống ngực bé Vin đập thình thịch khi thấy mấy chú cò lò dò đi về phía chiếc bẫy. Chợt một con chợt nghển cổ bước nhanh lên trước nhưng khi cách con mồi một tầm mổ thì nó dừng lại. Nó nghi hoặc nghe ngóng rồi lảng ra xa[...] Ngay lập tức mụ cò thông báo để cả bọn lảng đi khỏi vòng nguy hiểm, con nào cũng tỏ vẻ kinh tởm nhìn chiếc bẫy. Tôi và bé Vin vẫn áp sát xuống đất mặc dù quanh chiếc bẫy vắng tanh. Đàn cò trắng ăn no đang rủ nhau tắm. Trời về chiều nhưng hơi nóng vẫn hầm hập bốc lên từ mặt ruộng. Bé Vin thấm mệt, mặt đỏ lừ. Đúng lúc tôi định tháo bẫy thì trên trời sà xuống hai mẹ con nhà cò Bợ. Giống cò Bợ vốn thật thà, thô kệch chứ không lịch lãm, tinh ranh như họ hàng cò trắng. Vừa thoáng thấy con cá cờ, cò Bợ con đã lao vụt lên trước, gần như nhảy vào giữa vòng thòng lọng. Vút! Chiếc cần tre bật nhẹ cùng tiếng reo của tôi và bé Vin : - Sập bẫy rồi! Tôi nắm tay bé Vin cùng chạy thục mạng về phía con vật đang vỗ cánh bành bạch. Cả đàn cò trắng bay vụt lên, kêu náo loạn. Cò Bợ mẹ bay thấp hơn, đau đớn gào to: “cứu con tôi với”. Trong khi đó, cò Bợ con bị sợi cước thít vào cổ giãy giụa tuyệt vọng. Thấy chúng tôi, nó vùng bay lên và ngay lập tức rơi bịch xuống đất, toàn thân bê bết bùn. Nhìn cảnh đó bé Vin bỗng tái mặt, đầu gối ríu vào nhau. Tôi đành tháo bẫy một mình. Tiếng con cò mẹ càng gào thảm thiết. Cò Bợ con chừng đã mệt, hai cánh áp xuống đất, mắt loé lên như hai giọt nước, toàn thân run rẩy. Đến lượt chân tôi muốn khuỵu xuống. Tôi như nghe thấy tiếng van xin của cò Bợ con: “Tôi van cậu. Cậu cũng là trẻ con, cũng có lúc dại dột. Tôi xin cậu” Chắc nó đang nghĩ đến mẹ nó. Đêm nay mẹ nó sẽ khóc hết nước mắt. Rồi vài hôm nữa sẽ thấy xác một cò mẹ chết rũ vì thương con. Tôi không kịp nghĩ gì cả, ngồi thụp xuống, gỡ nút thòng lọng rồi ôm cò bợ con tung bổng lên trời. Thoạt đầu, chú cò loạng quạng bay như diều đút dây. Lát sau nó lấy lại được tư thế, rồi hai mẹ con dìu nhau bay về phía làng. Cả tôi và bé Vin đều ngửa cổ nhìn theo cho đến lúc mẹ con cò bợ chỉ còn là những chấm đen in lên hoàng hôn đỏ rực. Bé Vin mặt vẫn tái mét, im lặng bước theo tôi. Bỗng nó ngồi thụp xuống, khóc oà, vừa khóc vừa nói: – Con cò… sẽ gãy cổ… gãy cổ… Tôi phải cam đoan với Vin là con cò chỉ hơi đau, nó mới chịu nín. Nó bám vào tay áo tôi, vừa đi vừa quệt nước mắt. Từ hôm sau, cứ chiều đến, chúng tôi tìm một bãi cỏ nằm chờ từng đàn chim trở về. Thỉnh thoảng bé Vin lại đứng ngẩn người, nhìn hút theo một con chim lạc bầy, vừa chấp chới bay vừa kêu thảm thiết. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8: Câu 1.(0.5 điểm): Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Nhân vật Tú B. nhân vật Rùa C. Nhân vật Thỏ D. Nhân vật Vin Câu 2 .(0.5 điểm): Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ hai. B. Ngôi thứ nhất. C. Ngôi thứ ba. C. Ngôi thứ ba số ít. Câu 3.(0.5 điểm): Trong văn bản hai nhân vật chính đang chơi trò chơi gì? A. Thi chạy B. nhảy dây C. Bắn bi D. Bẫy cò Câu 4.(0.5 điểm): Sau khi đặt bẫy cò hai anh em Tú và Vin chui vào đâu để quan sát bầy cò:
- A. Vào bụi cây chuối B. Vào tán cây dưới dại C. Vào hang D. Vào nhà Câu 5.(0.5 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn sau: “Tiếng con cò mẹ càng gào thảm thiết.” A. Sự đau đớn tột cùng của cò Bợ mẹ . B. Niềm vui của cò Bợ mẹ. C. Cò Bợ con vui sướng khi gặp mẹ. D. Hai mẹ con cò Bợ hạnh phúc bên nhau. Câu 6.(0.5 điểm): Vì sao chúng ta không nên giết hại các loài động vật hoang dã? A.Vì chúng bảo vệ môi trường. B. Vì động vật hoang dã góp phần làm đa dạng tự nhiên. C. Vì chúng phá hoại mô trường. D. Vì chúng đem lại thực phẩm cho chúng ta. Câu 7.(0.75 điểm): Qua câu chuyện em thấy nhân vật Tú có những phẩm chất tốt đẹp nào? A. Thông minh, khéo tay, yêu quý động vật. B. Yêu quý động vật. C. Hiếu thảo, chăm ngoan. D. Biết cảm thông với bạn bè. Câu 8.(0.75 điểm): Chỉ ra điểm giống giữa con người và loài vật qua câu văn sau: “Tôi hình dung thấy cò bợ mẹ sẽ khóc hết nước mắt, rồi vài hôm nữa sẽ thấy xác một cò mẹ chết rũ vì thương con.” A.Tự tin, biết tự lượng sức mình B. Nhiệt tình, biết chừng mực. C. Tình yêu thương vô bờ bến dành cho con. D. Kiêu ngạo, tự tin thái quá về bản thân. Câu 9.(0.75 điểm): Thông điệp em rút ra từ câu chuyện Bẫy cò là gì? Câu 10.(0.75 điểm): Em cần có những hành động cụ thể nào để bảo vệ thiên nhiên và các loài động vật hoang dã? II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Em hãy tóm tắt nội dung văn bản Bẫy cò ở phần Đọc – hiểu (độ dài khoảng 200 từ). -----HẾT---- Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.75 0.75
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ B (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) B. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: Nội dung: ĐỌC HIỂU 2. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả A B D B A B A C lời Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.75 0.75 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 9: (0.75 điểm) Mức 1 (0.75 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu được thông HS nêu được bài học phù Trả lời sai hoặc không trả điệp ý nghĩa sâu sắc, phù hợp nhưng chưa sâu sắc, lời. hợp với nội dung thể hiện toàn diện, diễn đạt chưa trong văn bản. thật rõ. Gợi ý: Cần phải biết yêu quý, bảo vệ các loài động vật hoang dã, cũng như cần có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Câu 10 (0.75 điểm) Mức 1 (0.75 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - Học có nhiều cách trả lời Học sinh nêu được câu trả Trả lời nhưng không chính khác nhau sao cho phù lời phù hợp nhưng chưa xác, không liên quan đến hợp với nội dung câu hỏi. sâu sắc, diễn đạt chưa thật văn bản, hoặc không trả Gợi ý: rõ. lời. - Không săn bắt chim, thú, bảo vệ các loài động vật có ích. - Trồng nhiều cây xanh để bảo vệ môi trường. - Vứt rác đúng nơi quy định. - Tuyên truyền ý thức bảo vệ động vật hoang dã và
- thiên nhiên. Phần II: VIẾT (4 điểm) PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 ĐIỂM) C. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 5. Cấu trúc đoạn văn 05 6. Nội dung 2.0 7. Trình bày, diễn đạt 1.0 8. Sáng tạo 0.5 D. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Đoạn văn tóm tắt đầy đủ 3 - Mở đoạn: Giới thiệu sơ lược về nội phần: Phần mở đoạn, thân đoạn, dung chính văn bản Bẫy cò của tác giả kết đoạn; phần thân đoạn: biết tổ Tạ Duy Anh. chức thành nhiều câu văn liên - Thân đoạn: kết chặt chẽ với nhau . + Tìm các từ ngữ quan trọng của văn 0.25 Đoạn văn đủ 3 phần nhưng thân bản gốc. đoạn các câu văn chưa có sự liên + Trình bày ngắn gọn các sự kiện kết. chính diễn ra theo đúng trình tự của 0.0 Chưa tổ chức đoạn văn gồm 3 văn bản gốc. phần( thiếu phần mở đoạn hoặc - Kết đoạn: Nêu kết cục của câu kết đoạn, hoặc phần thân đoạn chuyện và bài học rút ra từ nhân vật quá ngắn… trong câu chuyện. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 điểm - Lưa chọn và giới thiệu được Văn bản tóm tắt có thể trình bày theo (Mỗi ý những chi tiết tiêu biểu phù hợp nhiều cách khác nhau nhưng cần thể trong tiêu với yêu cầu của tóm tắt văn bản. hiện được các nội dung sau: chí được - Giới thiệu được nhân vật, - Đó là câu chuyện gì? Xảy ra khi nào? tối ta 0.25 không gian, bối cảnh xảy ra câu Ở đâu? điểm) chuyện. - Những ai có liên quan đến câu - Sự việc được kể phong phú, chuyện? Họ có lời nói, hành động, thái trình bày cụ thể, rõ ràng theo độ gì? trình tự hợp lý và kể cụ thể các chi tiết những nhân vật có liên - Điều gì đã xảy ra, theo thứ tự nào? quan, kết hợp miêu tả và bộc lộ - Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? cảm xúc. - Thời gian, không gian, nhân vật… - Nêu được kết thúc câu chuyện cần miêu tả. và bài học bản thân rút ra được: - Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện Cần biết yêu quý loài vật và bảo diễn ra và khi kể lại câu chuyện. vệ thiên nhiên. - Rút ra được ý nghĩa của câu chuyện 1.0- 1.5 - Lưa chọn và giới thiệu được đối với bản thân và với người khác. những chi tiết tiêu biểu phù hợp với yêu cầu của tóm tắt văn bản. Giới thiệu được nhân vật, không
- gian, bối cảnh xảy ra câu chuyện. - Các sự việc được trình bày theo trình tự hợp lý nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ. Ít đề cập đến những nhân vật có liên quan. - Chưa nêu được kết cục câu chuyện và bài học rút ra. 0.25- 0.5 - Lưa chọn được các chi tiết tiêu biểu nhưng nội dung chưa cụ thể, rõ ràng - Các sự việc, chi tiết còn rời rác, chưa thể hiện được sự logic về nội dung. - Chưa nêu được kết cục câu chuyện và bài học rút ra 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0.25- 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 1. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách tóm tắt chuyện và diễn đạt 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét 0.0 Chưa có sáng tạo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 220 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 28 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn