intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Đăk Rơ Wa, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Đăk Rơ Wa, Kon Tum" để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Đăk Rơ Wa, Kon Tum

  1. UBND THÀNH PHỐ KON TUM TRƯỜNG TH VÀ THCS ĐĂKRƠWA BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Thông Vận dụng % TT Nhận biết Vận dụng điểm năng vị kiến hiểu cao thức TL TL TL TL 1 Đọc hiểu Thơ năm chữ (Ngữ 2 (1,3) 1 (2) 1 (4) 0 50 liệu ngoài (2,0 điểm) (2,0 điểm) (1,0 điểm) SGK). 2 Viết Kể về người thân 1* 1* 1* 1* 50 em yêu quý (2,0 điểm) (1,0 điểm) (1,0 điểm) (1,0 điểm) nhất. Tổng 40 30 20 10 100 Tỉ lệ % 40 % 30% 20% 10% * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  2. UBND THÀNH PHỐ KON TUM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH VÀ THCS ĐĂKRƠWA NĂM HỌC: 2024 – 2025 Môn: Ngữ văn Lớp: 7 TT Chương Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận /chủ đề dung/ thức Đơn vị Nhận Thông Vận Vận kiến biết hiểu dụng dụng thức cao 1 Đọc Thơ Nhận biết: hiểu năm chữ - Nhận biết được thể thơ, 2 (Ngữ phương thức biểu đạt. (1,3) liệu - Nhận biết phép tu từ và tác ngoài dụng. SGK). Thông hiểu: - Hiểu ý nghĩa của các hình 0 ảnh thơ thể hiện mạch cảm 2 (2) xúc của bài thơ. Vận dụng: - Trình bày được cảm xúc của bài thơ được gợi ra từ 1 (4) văn bản. 2 Viết Kể về Nhận biết: người - Xác định được kiểu bài tự thân em sự. yêu quý - Xác định được bố cục bài nhất. văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể. 1* 1* 1* 1* - Giới thiệu được nội dung của vấn đề tự sự. Thông hiểu: - Tạo được tình huống của câu chuyện. - Nắm được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật. Cần có sự lựa chọn phù hợp các chi tiết, sự việc. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.
  3. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối kể sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. Tổng 2 1 1 1* Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Kon Tum, ngày 22 tháng 10 năm 2024 DUYỆT CỦA TCM Giáo viên bộ môn (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) Nguyễn Thị Nhung Nguyễn Thị Nhung DUYỆT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG Lê Đình Tú
  4. UBND THÀNH PHỐ KON TUM TRƯỜNG TH VÀ THCS ĐĂKRƠWA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: SANG THU Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Hữu Thỉnh) Câu 1 (1,0 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? Câu 2. (2,0 điểm). Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. Câu 3. (1,0 điểm). Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ? Câu 4. (1,0 điểm). Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu? Qua đó em hiểu gì về cảm xúc của tác giả? II. VIẾT (5,0 điểm): Điều may mắn trong cuộc đời của mỗi con người là có một gia đình tràn ngập tình yêu thương. Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong sự tràn ngập tình yêu thương ấy. Em hãy viết bài văn kể về người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất. ………………. Hết ………………
  5. UBND THÀNH PHỐ KON TUM TRƯỜNG TH VÀ THCS ĐĂKRƠWA HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 5,0 1 - Thể thơ: năm chữ 1,0 * Hướng dẫn chấm: HS xác định được thể thơ 0,5 điểm - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm * Hướng dẫn chấm: HS xác định được phương thức biểu đạt 0,5 điểm 2 Mạch cảm xúc của bài thơ: Sang thu là bức thông điệp 2,0 lúc giao mùa, mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với nội dung độc đáo nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và suy ngẫm về đời người khi sang thu. * Hướng dẫn chấm: - HS nêu được trọn vẹn mạch cảm xúc hợp lí, rõ ràng thuyết phục: 1,0 – 2,0 điểm - HS nêu được mạch cảm xúc nhưng chưa đủ sức thuyết phục: 0,5 - 1,0 điểm - HS nêu được mạch cảm xúc nhưng còn chung chung, sơ sài, chưa cụ thể: 0,25 – 0,5 điểm - HS chưa nêu được mạch cảm xúc hoặc bỏ trống: 0,0 điểm. (Trên đây chỉ là một số gợi ý, học sinh có thể có cách diễn đạt khác miễn hợp lí, GV linh hoạt ghi điểm) 3 Học sinh nhận biết và chỉ ra đúng đúng biện pháp tu từ: 1,0 nhân hóa là chùng chình. Tác dụng: Gợi tả những làn sương mỏng manh, nhẹ nhàng như cố ý chậm lại, như lưu luyến chưa muốn bước hẳn vào thu. * Hướng dẫn chấm: - HS nhận biết đúng phép tu từ trên được: 0,5 điểm - HS nêu tác dụng của phép tu từ tìm được: 0,5 điểm (GV linh hoạt trong mức độ câu trả lời của học sinh để cho điểm phù hợp). 4 - Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm 1,0 nhận lần đầu tiên từ một mùi hương. - Cảm xúc của tác giả: Mộc mạc, chân thành là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc * Hướng dẫn chấm:
  6. - HS nêu được cảm nhận đất trời lúc sang thu và cảm xúc của tác giả hợp lí, rõ ràng thuyết phục: 1,0 điểm - HS nêu được cảm nhận đất trời lúc sang thu và cảm xúc của tác nhưng còn chung chung, nhưng chưa đủ sức thuyết phục: 0,5 - 1,0 điểm - HS nêu cảm nhận đất trời lúc sang thu và cảm xúc của tác giả nhưng quá sơ sài chưa cụ thể: 0,25 – 0,5 điểm - HS chưa nêu được mạch cảm xúc hoặc bỏ trống: 0,0 điểm. (Trên đây chỉ là một số gợi ý, học sinh có thể có cách diễn đạt khác miễn hợp lí, GV linh hoạt ghi điểm) II VIẾT 5,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm: 0,5 - Mở bài: Giới thiệu được đối tượng kể - Thân bài: Lần lượt kể, tả chi tiết, bày tỏ cảm xúc của mình về người thân. - Kết bài: Cảm nhận về người thân b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về người thân 0,5 trong gia đình em. c. Triển khai nội dung bài viết: Đảm bảo theo các nội 3,0 dung sau đây: 1. Mở bài:. - Giới thiệu người thân mà em muốn kể (bố, mẹ, ông bà, anh, chị, em,…) - Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người đó. * Hướng dẫn chấm: + Giới thiệu, dẫn dắt đầy đủ, hợp lí, ấn tượng: 0,5 điểm. + Giới thiệu, dẫn dắt sơ sài: 0,25 điểm. 2. Thân bài: – Kể những nét ấn tượng nhất về ngoại hình người thân đó – Kể những nét tiêu biểu về sở thích, lối sống. – Kể về những tính cách của người thân (nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người thân). Chẳng hạn, kỉ niệm về một lần mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở / được cha động viên về một thành công trong học tập. – Kể về ảnh hưởng của người đó tới cuộc sống của em và những thành viên khác trong gia đình. - Kể lại những kỉ niệm đẹp đẽ về người thân - Mong ước, tình cảm dành chongười thân. - Nêu suy nghĩ và cảm nhận của em về người thân ấy * Hướng dẫn chấm: - Thể hiện rõ yêu cầu về hình thức, nội dung; lập luận chặt chẽ, sâu sắc, cách viết sáng tạo, có yếu tố tự sự và biểu hiện cảm xúc chân thành; sử dụng từ ngữ phù hợp làm tăng sức thuyết phục; không sai sót về cách dùng từ hoặc chính tả: 1,5 – 2,0 điểm. - Thể hiện rõ yêu cầu về hình thức, nội dung; lập luận chặt chẽ, sâu sắc, cách viết chưa thật sáng tạo, có yếu tố
  7. tự sự và biểu hiện cảm xúc nhưng còn ít; sử dụng từ ngữ tương đối phù hợp; sai sót nhỏ trong việc dùng từ hoặc chính tả: 0,5 – 1,0 điểm. - Nội dung kể sự việc còn sơ sài, chưa cụ thể; lập luận chưa chặt chẽ; thiếu cảm xúc, diễn đạt hạn chế, còn sai sót nhiều về chính tả, cách dùng từ: 0,25 điểm. - Học sinh viết lạc đề hoặc bỏ trống: 0,0 điểm. 3. Kết bài: - Cảm nhận về người thân - Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người đó. * Hướng dẫn chấm: - Kết thúc vấn đề hợp lí, ấn tượng: 0,5 điểm. - Kết thúc sơ sài: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,5 - Vận dụng kết hợp các kể, tả để bày tỏ cảm xúc chân thành, chặt chẽ, thuyết phục, giọng điệu linh hoạt. Bài văn mạch lạc, trong sáng. - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề tự sự, biết rút ra bài học cho bản thân. ------------------- HẾT --------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2