intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút Hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận Mức độ nhận thức Nội Thông Vận Kĩ Nhận biết dung/đơn vị hiểu dụng Vận dụng cao Tổng năng kĩ năng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Truyện ngắn 3 0 4 1 0 1 0 1 10 hiểu Tỉ lệ % điểm 15 20 10 10 5 60 2 Viết Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 trong một tác phẩm văn học. Tỉ lệ % điểm 10 10 10 0 10 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 65 35 100
  2. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội Chương thức dung/Đơn TT / Mức độ đánh giá Thông Vận vị kiến Nhận Vận Chủ đề hiểu dụng thức biết dụng cao 1 Đọc Truyện Nhận biết: 3 TN 4TN 1TL hiểu ngắn - Nhận biết được đề tài. 1TL - Nhận biết được ngôi kể - Xác định được số từ. Thông hiểu: - Nêu tác dụng phó từ. - Nêu được nội dung chính của văn bản. - Phân tích được ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể 1TL chuyện hoặc lời của các nhân vật khác. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình hoặc đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Vận dụng cao: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những vấn đề nêu ra trong văn bản.
  3. 2 Viết Phân tích Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL* đặc điểm - Nhận biết kiểu văn bản nhân vật phân tích đặc điểm nhân vật trong một trong một tác phẩm văn học. tác phẩm Thông hiểu: Hiểu và xác văn học. định được yêu cầu của đề: Phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Vận dụng: Vận dụng kiến thức lí thuyết đã học hoàn chỉnh bài viết đảm bảo bố cục và đúng theo yêu cầu đề. Vận dụng cao: Có cách viết sáng tạo, có quan điểm riêng, nhìn nhận thấu đáo vấn đề, lời văn mạch lạc lôi cuốn. Tổng 3TN 4TN, 1 TL 1TL 1* 1TL, 1* 1* 1* Tỉ lệ % 25 40 20 15 Tỉ lệ chung 65 35
  4. KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 Môn: NGỮ VĂN – Lớp: 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: 29/10/2024 Trường THCS Huỳnh Thị Lựu Điểm Nhận xét Giám khảo Giám thị Họ và tên : ........................................ Lớp:............. I. ĐỌC HIỂU. (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: BẠN LỘC Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận…Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […] Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì: - Bố tớ sắp mù hẳn rồi, viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa - Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi! Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói: - Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm. (Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51) * Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. (Học sinh làm bài ngay trên đề thi này)
  5. Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. C. Ngôi thứ hai. B. Ngôi thứ ba và hai. D. Ngôi thứ ba. Câu 2. Đề tài của văn bản Bạn Lộc là: A. Đề tài gia đình. B. Đề tài thiên nhiên. C. Đề tài tình bạn. D. Đề tài về thầy cô. Câu 3. “Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi”. Số từ được sử dụng trong câu văn trên là A. học. B. hát. C. năm. D. dựa. Câu 4. Xác định tác dụng phó từ “lắm” trong câu “Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi”. A. Bổ sung ý nghĩa về kết quả. B. Bổ sung ý nghĩa về mức độ. C. Bổ sung ý nghĩa về sự phủ định. D. Bổ sung ý nghĩa về số lượng. Câu 5. Nội dung chính của văn bản Bạn Lộc là: A. Câu chuyện về cuộc đời của nhân vật “tôi”. B. Câu chuyện về một cậu bé hay cùng tôi đi học. C. Câu chuyện về một người bạn có lối sống thụ động. D. Câu chuyện về tình bạn giữa nhân vật “tôi” và Lộc. Câu 6. Thông tin “Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp” giúp em hiểu gì về Lộc? A. Lộc là một người có tính cẩn thận. B. Lộc là một người rất keo kiệt, ki bo. C. Lộc là một người có tính ích kỷ. D. Lộc là một người rất tiết kiệm. Câu 7. Qua câu chuyện, em thấy nhân vật “tôi” là người như thế nào? A. Nhút nhát, vụ lợi, toan tính. B. Thông minh, cẩn thận, tốt bụng. C. Chăm chỉ, học giỏi, chu đáo. D. Tốt bụng, quan tâm, chia sẻ. * Trả lời các câu hỏi sau. (Làm trên giấy học sinh). Câu 8. (1,0 điểm). Theo em, đâu là tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện? Câu 9. (1,0 điểm). Em có đồng ý với cách ứng xử của nhân vật “tôi” ở cuối đoạn truyện không? Vì sao? Câu 10. (0,5 điểm). Nhân vật “tôi” và Lộc đã có một tình bạn đẹp. Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? (Viết đoạn văn từ 3 - 5 dòng). II. VIẾT (4.0 điểm) Dựa vào văn bản phần đọc hiểu, em hãy phân tích đặc điểm nhân vật Bạn Lộc. ……………..Hết…………… UBND THÀNH PHỐ HỘI AN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025
  6. Môn: Ngữ văn 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 C 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 D 0,5 8 HS nêu được chi tiết: 1,0 - Bố Lộc bị mù hẳn, Lộc có thể phải nghỉ học để thay phần việc của bố; Lộc đem cây bút tặng cho nhân vật “tôi”. (Hs nêu được 1 chi tiết thì 0,5 điểm) 9 HS nêu được: 1,0 - Em đồng tình với cách ứng xử của nhân vật tôi ở cuối đoạn truyện. Vì: Cách ứng xử của nhân vật “tôi” ở cuối đoạn truyện cho thấy "tôi" là người bạn rất tốt, không bỏ rơi bạn mình. Biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ khi bạn gặp khó khăn và đang cần đến sự giúp đỡ. (HS nêu được ý kiến đồng tình thì 0,5 điểm; giải thích được lí do hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa) 10 - HS nêu được các ý sau: 0,5 + Cần lắng nghe, tôn trọng bạn và dành thời gian để vun đắp tình bạn. + Biết an ủi, chia sẻ, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, biết tha thứ những lỗi lầm của nhau. + Góp ý chân thành khi bạn mắc khuyết điểm để cùng nhau tiến bộ + Đối xử với nhau chân thành, thân ái, có thiện chí, biết hi sinh cho nhau, không tính toán, vụ lợi. (HS rút ra 1 việc làm hợp lí thì chấm ½ số điểm; HS rút ra từ 2-3 việc làm có diễn giải hợp lí thì chấm điểm tối đa). II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích đặc điểm nhân vật 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. c. Yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: 2.5 - Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật phân tích.
  7. - Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. * Thân bài: - Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ các đặc điểm của nhân vật dựa trên các chi tiết trong tác phẩm: + Lai lịch: nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Hành động và việc làm của nhân vật. + Ngôn ngữ của nhân vật. + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác. => Nhận xét, đánh giá về nhân vật (suy nghĩ, cảm xúc,…về các đặc điểm của nhân vật đã phân tích) - Nhận xét đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. - Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm. * Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật - Nêu đánh giá khái quát về nhân vật - Nêu cảm nghĩ, ấn tượng về nhân vật, ý nghĩa của nhân vật với đời sống. Rút ra bài học, liên hệ. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí 0,5 lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn 7 *Hướng dẫn chấm đề kiểm tra dành cho HSKTTT I. ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm) Mỗi câu trắc nghiệm 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7
  8. Đ/A A C C B D A D Câu 8. (1,0 điểm) HS nêu đúng một trong các ý sau thì đạt điểm tối đa. - Bố Lộc bị mù hẳn, Lộc có thể phải nghỉ học để thay phần việc của bố, Lộc đem cây bút tặng cho nhân vật “tôi”. Câu 9. (1,0 điểm) - Em đồng tình với cách ứng xử của nhân vật tôi ở cuối đoạn truyện. Vì: Cách ứng xử của nhân vật “tôi” ở cuối đoạn truyện cho thấy "tôi" là người bạn rất tốt, không bỏ rơi bạn mình. Biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ khi bạn gặp khó khăn và đang cần đến sự giúp đỡ. Học sinh chỉ cần nêu ý kiến đồng tình thì đạt điểm tối đa. Câu 10. (0,5 điểm) Hs chỉ cần nêu 2 ý phù hợp thì cho điểm tối đa. Gợi ý: + Cần lắng nghe, tôn trọng bạn và dành thời gian để vun đắp tình bạn. + Biết an ủi, chia sẻ, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, biết tha thứ những lỗi lầm của nhau. + Góp ý chân thành khi bạn mắc khuyết điểm để cùng nhau tiến bộ + Đối xử với nhau chân thành, thân ái, có thiện chí, biết hi sinh cho nhau, không tính toán, vụ lợi. II. VIẾT (4,0 điểm) Bố cục đầy đủ 3 phần (1,0 điểm) Mở bài (0,5 điểm). HS chỉ cần giới thiệu được tên nhân vật cần phân tích đặc điểm. Thân bài (2,0 điểm). HS trình bày đảm bảo 1 trong 3 đặc điểm dưới đây thì đạt điểm tuyệt đối: - Lộc tuy hình dáng bé nhỏ, gầy gò nhưng lại chăm ngoan, học giỏi, có nề nếp, cẩn thận. - Lộc luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. - Lộc là cậu bé hiểu chuyện, chu đáo, thương bố. Kết bài (0,5 điểm). HS chỉ cần nêu được cảm nghĩ, cảm xúc của mình về nhân vật thì đạt điểm tối đa. *Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài với những cách giải thích khác phù hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2