Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS La Bằng, Đại Từ
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS La Bằng, Đại Từ" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS La Bằng, Đại Từ
- TRƯỜNG THCS LA BẰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ TT nhận thức Nội Vận dung/đơ Nhận Thông Vận Kĩ năng dụng n vị kiến biết hiểu dụng cao thấp thức TL TL TL TL 1 Đọc hiểu Truyện ngắn 5 2 3 60 Thơ (4 chữ, 5 chữ)
- 2 Viết Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật 1* 1* 1* 1* 40 trong một tác phẩm văn học Tổng 35 30 10 25 10 Tỉ lệ % 35% 30% 10% 25% Tỉ lệ chung 40% 60% BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/Đơ Mức độ TT Kĩ năng Nhận Thông Vận Vận n vị kiến đánh giá biết hiểu Dụng dụng cao thức 1 Đọc hiểu Truyện Nhận 3TL 5TL 2TL
- ngắn biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và
- thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Nêu được tác dụng của việc thay
- đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số
- yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được
- những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. Thơ (thơ Nhận bốn chữ, biết: năm chữ) - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được số từ, phó
- từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục
- ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc
- sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2. Viết Viết văn Nhận 1* 1* 1* 1 TL* bản phân biết: tích đặc Thông điểm hiểu: nhân vật Vận trong một dụng: tác phẩm Vận văn học dụng cao: Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa
- trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Tổng 4TL 6TL 2 TL 1TL Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% ĐỀ SỐ 1 PHẦN I. ĐỌC HIỂU.(6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: BUỔI CHIỀU ĐÓN CON Sau mỗi ngày bận rộn Bố có niềm vui lớn: Buổi chiều đi đón con […] Thành phố rộng mênh mông Bao la chiều gió thổi Ở cuối con đường kia Có con đang đứng đợi Trước kia bố biết đâu Con sẽ chờ ở đấy Cái con người bé dại Vì mình mà buồn vui. Bố len giữa dòng người Vội vàng chân đạp gấp Quên cả đèn đỏ bật Cuống quýt, sợ con chờ. Tiếng còi giục ngoài ga Con tàu về bến đỗ
- Con chim bay về tổ Ngọn gió tới chân trời Tia nắng tắt sau cây Mặt trời sau ráng đỏ Giữa vô tận hoàng hôn Giữa trập trùng phố xá Có một người bé nhỏ Đứng ở cửa mong chờ. 1976 (Nguồn: Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002) Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “ Buổi chiều đón con” thuộc thể thơ nào? Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là Câu 3: Niềm vui của người bố là Câu 4: Nội dung của những dòng thơ sau là gì? Trước kia bố biết đâu Con sẽ chờ ở đấy Cái con người bé dại Câu 5: Trong các từ được in đậm ở những dòng thơ sau từkhông cùng nhóm với những từ còn lại là Bố len giữa dòng người Vội vàng chân đạp gấp Quên cả đèn đỏ bật Cuống quýt, sợ con chờ. Câu 6: Người bố tìm thấy niềm vui, hạnh phúc từ một điều gì? Câu 7: Đề tài của bài thơ trên là Câu 8:Tìm từ láy trong bài thơ? Câu 9: Hình ảnh ở hai câu thơ cuối của bài thơ gợi cho em điều gì? Câu 10: Sau khi đọc bài thơ, em thấy trách nhiệm đối với bố là gì? Hãy trình bày suy II. VIẾT (4,0 điểm) Trong các bài học, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị.Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích. ……………………………………………………………………………….
- HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “ Buổi chiều đón con” thuộc thể thơ nào? năm chữ Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là Người bố Câu 3: Niềm vui của người bố là buổi chiều đi đón con Câu 4: Nội dung của những dòng thơ sau là gì? Trước kia bố biết đâu Con sẽ chờ ở đấy Cái con người bé dại Vì mình mà buồn vui. Trước kia người bố không biết niềm vui hay nỗi buồn của đứa con phụ thuộc vào việc đón đưa của mình. Câu 5: Trong các từ được in đậm ở những dòng thơ sau từ không cùng nhóm với những từ còn lại là Bố len giữa dòng người Vội vàng chân đạp gấp Quên cả đèn đỏ bật Cuống quýt, sợ con chờ. Từ len Câu 6: Người bố tìm thấy niềm vui, hạnh phúc từ điều gì? Người bố tìm thấy niềm vui, hạnh phúc từ một điều giản dị: buổi chiều đi đón con. Câu 7: Đề tài của bài thơ trên là Tình phụ tử Câu 8:Tìm từ láy trong bài thơ? Mênh mông Câu 9: Hình ảnh ở hai câu thơ cuối của bài thơ gợi cho em điều gì? - Một hình ảnh đời thường rất giản dị, lời thơ tự nhiên, mộc mạc. - Sự chờ đợi và mong ngóng của đứa con đợi bố đến đón Câu 10: Sau khi đọc bài thơ, em thấy trách nhiệm đối với bố là gì? Hãy trình bày suy Thấy biết ơn và yêu thương bố nhiều. - Biết chia sẻ, cảm thông và hiểu bố nhiều hơn. - Hứa sẽ cố gắng chăm ngoan, vâng lời bố và không bao giờ làm bố buồn. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần: MB, TB, KB. 0,25
- b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích. 1. Mở bài 3,0 - Giới thiệu đôi nét về tác phẩm, nhân vật cần phân tích. Nêu ngắn gọn những đặc điểm nổi bật của nhân vật. 2. Thân bài - Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của nhân vật (nếu có): Tên, tuổi, 0,5 quê hương… 0,5 - Phân tích những đặc điểm về ngoại hình và tính cách của nhân vật. - Nêu lần lượt các đặc điểm thứ nhất, thứ hai… của nhân vật. - Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ. 2,0 - Đánh giá về nhân vật: - Nhân vật đó đại diện cho tầng lớp xã hội nào? - Qua nhân vật đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì? - Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? 3. Kết bài Khẳng định lại những đặc điểm nổi bật của nhân vật. Đánh giá và suy nghĩ về nhân vật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của bản thân về đặc 0,25 điểm nhân vật; bố cục mạch lạc, lời văn thuyết phục. ĐỀ SỐ 2 PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ và thực hiện yêu cầu bên dưới Cùng em đi học Gió đi cùng em nhé Vuốt ve tà áo xinh Nắng đi cùng em nhé Nhịp nhàng theo bước chân. Cặp sách đùa trên lưng Bướm tung tăng bay trước
- Chú Chích Bông ríu rít Giục bạn: Nào, nhanh, nhanh! Cỏ Gà níu bước em “Cho mình đi học với!” Hàng phi lao vẫy vẫy, Lá cờ đỏ tung bay. Trường em sau rặng cây Những dãy nhà thẳng tắp Ngày ngày em đến lớp Giữa muôn vàn yêu thương! (Nguyễn Hải Lý – Trích trong cuốn “Con là ban mai” - NXB Kim Đồng, 2023, tr.27). * Chú thích: Nguyễn Hải Lý sinh tại Nghệ An, hiện sống và làm việc tại Đà Nẵng, làm thơ từ khi còn nhỏ tuổi. Nhà thơ từng có có thơ và truyện đăng trên báo Thiếu niên tiền phong, báo Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?dấu hiệu nào cho biết điều đó? Câu 2. Xác định phó từ trong bài thơ trên?phó từ bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Câu 3. Trong bài thơ, những người bạn thiên nhiên nào đang cùng em bé đến trường? Câu 4. Em bé đến trường đi học trong tâm trạng như thế nào? Câu 5. Bài thơ có cách ngắt nhịp chủ yếu nào? Cách ngắt nhịp đó tạo âm hưởng gì cho bài thơ? Câu 6. Nội dung chính của bài thơ viết về vấn đề gì? Câu 7. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: Cặp sách đùa trên lưng Bướm tung tăng bay trước Chú Chích Bông ríu rít Giục bạn: Nào, nhanh, nhanh! Câu 8. Bài thơ “Cùng em đi học” là một giai điệu đẹp của khúc nhạc tâm hồn, đã góp phần bồi đắp trong em những tình cảm đẹp đẽ nào trong cuộc sống?
- Câu 9. Em hãy kể ra một số việc làm, hành động cụ thể của bản thân em để góp phần nuôi dưỡng, trau dồi những tình cảm đẹp đẽ được gợi lên trong bài thơ? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm). Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Cùng em đi học” của tác giả Nguyễn Hải Lý. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Thơ năm chữ (0,5) Câu 2.Xác định phó từ trong bài thơ trên? Những bổ sung cho từ ( dãy nhà)(0,5) Câu 3. Trong bài thơ, những người bạn thiên nhiên nào đang cùng em bé đến trường? Gió, nắng, bướm, Chích Bông, Cỏ Gà, phi lao.(0,5đ) Câu 4. Em bé đến trường đi học trong tâm trạng như thế nào? Vui tươi, phấn khởi, lòng tràn ngập yêu thương.(0,5đ) Câu 5. Bài thơ có cách ngắt nhịp chủ yếu nào sau đây? 2/3; 3/2 âm hưởng vui tươi rộn ràng.90,5đ) Câu 6. Nội dung chính của bài thơ viết về vấn đề gì? Bài thơ thể hiện niềm vui của em bé trên con đường đến trường.(0,5đ) Câu 7. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: 1,0 Cặp sách đùa trên lưng Bướm tung tăng bay trước Chú Chích Bông ríu rít Giục bạn: Nào, nhanh, nhanh! - Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa: 0,25 + Cặp sách “đùa trên lưng” + Bướm “tung tăng bay trước” + Chú Chích Bông “ríu rít, Giục bạn: nhanh, nhanh!” - Tác dụng: + Biện pháp nhân hóa làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm cho lời thơ sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, trở nên hay hơn, cuốn hút hơn. (0,25) + Gợi tả con đường đến trường đầy niềm vui của em bé. Đồng hành cùng em là những người bạn thân yêu, gần gũi: cặp sách, Bướm, Chích Bông(0,25) + Gợi nhắc tình yêu thiên nhiên, yêu trường lớp và niềm vui khi đến trường trong dạt dào yêu thương. (0,25)
- Câu 8. Bài thơ “Cùng em đi học” là một giai điệu đẹp của khúc nhạc tâm hồn, đã góp phần bồi đắp trong em những tình cảm đẹp đẽ nào trong cuộc sống? (1,0 điểm) + Yêu thiên nhiên, vạn vật + Yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè. + Yêu con đường đến trường và thích thú với việc đi học.. Câu 9. Em hãy kể ra một số việc làm, hành động cụ thể của bản thân em để góp phần nuôi dưỡng, trau dồi những tình cảm đẹp đẽ được gợi lên trong bài thơ? (1,0điểm) + Chăm chỉ học tập, vâng lời thầy cô; + Đoàn kết giúp đỡ bạn bè; + Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh và hoa; + Giữ gìn cặp sách, bút, vở; II VIẾT 4,0 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Cùng em đi học” của tác giả Nguyễn Hải Lý. a. Về hình thức: Đảm bảo hình thức của một đoạn văn, mở đầu bằng chữ 0,25 viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc xuống dòng, có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ 0,25 “Cùng em đi học” của tác giả Nguyễn Hải Lý. c. Triển khai đoạn văn. Học sinh triển khai đoạn văn theo theo yêu cầu cần đạt đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ năm chữ. Cụ thể: * Mở đoạn: - Giới thiệu tác giả và tác phẩm. 0,25 - Nêu cảm xúc chung về bài thơ. * Thân đoạn: - Bày tỏ cảm xúc về nội dung của bài thơ: Học sinh dựa vào bài thơ để 1,5 bày tỏ cảm xúc về mặt nội dung. + Con đường đến trường của em bé đầy niềm vui, sự sống động, đáng yêu: Tất cả những vật vô tri vô giác đều trở nên có hồn, trở thành người bạn thân thiết đồng hành cùng em, nâng bước em đến trường: - Gió, nắng đi cùng em; - Cặp sách trêu đùa trên lưng em; - Bướm, Chích Bông tung tăng, ríu rít; - Cỏ Gà níu bước muốn đi học với em; - Hàng phi lao, lá cờ vui vẻ vẫy chào em...
- + Mái trường của em hiện ra cũng vô cùng đẹp đẽ, đáng yêu, đáng nhớ, với những dãy nhà thẳng tắp khuất sau những rặng cây xanh mát. Em đến lớp với tình cảm dạt dào thương mến, gắn bó. - Bày tỏ cảm xúc về mặt nghệ thuật của bài thơ: Học sinh bày tỏ cảm 1,0 xúc về những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: + Nhan đề của bài thơ; + Các biện pháp tu từ được sử dụng thành công; + Cách ngắt nhịp, gieo vần; + Thể thơ năm chữ; + Giọng điệu vui tươi, nhẹ nhàng... * Kết đoạn: Khái quát được cảm xúc về bài thơ. 0,25 d. Chính tả, ngữ pháp - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, có cách biểu cảm sáng tạo, độc đáo, hấp 0,25 dẫn. Cách cho điểm: + Mức 3,25- 4,0 điểm: Thể hiện cảm xúc trong sáng, chân thực, sâu sắc về nội dung và nghệ thuật; biết cách triển khai đoạn văn; bài viết mạch lạc, giàu cảm xúc; có những cảm nhận tinh tế, mới mẻ. + Mức 2,25 – 3,0 điểm: Cảm xúc chân thực sâu sắc về nội dung và nghệ thuật; biết cách triển khai đoạn văn; bài viết tương đối mạch lạc; giàu cảm xúc, mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ. + Mức 1,25 – 2, 0 điểm: Có cảm xúc; biết cách triển khai đoạn văn theo yêu cầu của dạng bài nhưng viết còn sơ sài; còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. + Mức 0,25- 1,0 điểm: Văn viết chưa có cảm xúc, sơ sài, chủ yếu là diễn xuôi bài thơ, mắc rất nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. + Mức 0,0 điểm: Không làm bài hoặc lạc đề. ĐỀ SỐ 3 PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 6,0 điểm ) Đọc bài thơ Đưa con đi học của Tế Hanh và trả lời câu hỏi: Sáng nay mùa thu sang Cha đưa con đi học Sương đọng cỏ bên đường Nắng lên ngời hạt ngọc Lúa đang thì ngậm sữa Xanh mướt cao ngập đầu Con nhìn quanh bỡ ngỡ Sao chẳng thấy trường đâu?
- Hương lúa toả bao la Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha Trường của con phía trước Thu 1964 (Tế Hanh, Khúc ca mới, NXB Văn học, 1966) Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Câu 2.Bài thơ có cách gieo vần như thế nào? Câu 3.Theo em, hình ảnh hạt ngọc được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh nào? Câu 4.Em hiểu như thế nào là "bỡ ngỡ" trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ”? Câu 5.Trong câu thơ “Lúa đang thì ngậm sữa” tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 6. Bài thơ thể hiện tình cảm của người cha dành cho con như thế nào? Câu 7. Em hiểu thế nào về những câu thơ cuối của bài thơ: Hương lúa toả bao la Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha Trường của con phía trước Câu 8. Kể tên một số tác phẩm văn học cũng viết về tình cảm cha con và cảm xúc trong ngày đầu đến trường. Câu 9 Trong ngày đầu đến trường, em có cảm xúc như thế nào?Hãy chia sẻ với các bạn cảm xúc của mình trong ngày đặc biệt đó. Câu 10. Theo em người cha muốn nói điều gì với con qua hai câu thơ sau? Con ơi đi với cha Trường của con phía trước. II. VIẾT (4,0 điểm) Trong các bài học, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị.Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích. ………………………………………………………………………………. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: năm chữ. Câu 2.Bài thơ có cách gieo vần như thế nào? Vần chân Câu 3.Theo em, hình ảnh hạt ngọc được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh nào? -Sương trên cỏ bên đường
- Câu 4.Em hiểu như thế nào là "bỡ ngỡ" trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ”? Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì cònmới lạ chưa quen Câu 5.Trong câu thơ “Lúa đang thì ngậm sữa” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá. Tác dụng: Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người Câu 6. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, thấu hiểu của người cha trước đứa con bé bỏng của mình Câu 7. Về những câu thơ cuối của bài thơ: Hương lúa toả bao la Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha Trường của con phía trước “Trường” có thể là trường học cụ thể trước mắt, có thể hiểu là trường đời. Vậy những câu thơ trên có thể hiểu là khi con bước tới cổng trường học hay bước những bước đi đầu tiên trên đường đời, đã có cha và quê hương, đất nước nâng bước chân con. Câu 8. Kể tên một số tác phẩm văn học cũng viết về tình cảm cha con và cảm xúc trong ngày đầu đến trường: - Tác phẩm viết về tình cha con: Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông); Lão Hạc (Nam Cao); Chén đắng (Mai Văn Phấn)…. - Tác phẩm viết về ngày đầu tiên đến trường: Tôi đi học (Thanh Tịnh); Cây phong non trùm khăn đỏ (C. Aimatov)…. Câu 9 HS tự chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến trường. Câu 10. Theo em người cha muốn nói điều gì với con qua hai câu thơ sau? Con ơi đi với cha Trường của con phía trước. Cha muốn nói: - Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi cùng con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp. - Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần: MB, TB, KB. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích. 1. Mở bài 3,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 221 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 280 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 42 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 244 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 185 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 187 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 189 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 195 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn