intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Huống Thượng, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Huống Thượng” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Huống Thượng, Thái Nguyên

  1. PHÒNG GDĐT TP THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỐNG NĂM HỌC 2020 - 2021 THƯỢNG Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Thông Vận dụng Vận dụng Nhận biết Tổng điểm hiểu thấp cao Chủ đề Các văn -Nhận diện -Hiểu được -Nhận xét bản tự sự được từ tượng nội dung về nhân vật hình, từ tượng của đoạn trong đoạn thanh, trong văn văn đoạn văn - Tác phẩm -Chỉ ra PT biểu cùng chủ đạt sử dụng trong đề đoạn văn Số câu: Số câu: 2 Số câu: 1,5 Số câu:0,5 Số câu: 4 Số điểm: Số điểm: 1,5 Số điểm: 2,0 Số Số điểm: 4 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 20% điểm:0,5 Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 0,5% Phần Làm Viết bài văn văn tự sự Số câu Số câu:1 Số câu: 1 Số điểm Sốđiểm: 6 Số điểm: Tỉ lệ Tỉlệ: 60% Tỉ lệ: 60% Tổng Số câu: 2 Số câu: 1,5 Số câu: 0,5 Số câu: 1 Số câu: 6 Số điểm: 1,5 Số điểm: 2,0 Số điểm: 0,5 Số điểm:6 Số điểm:10 Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 60% Tỉ lệ:100 % II. ĐỀ KIỂM TRA Phần I: Đọc – hiểu(4 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
  2. - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! - Cụ bán rồi ? - Bán rồi. Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à ? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... (Nam Cao, Lão Hạc) Câu 1 (0,5 điểm): Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng các phương thức biểu đạt nào? Câu 2(1,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn là gì? Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào? Câu 3 (1,0 điểm): Tìm các từ tượng thanh, tượng hình và nêu tác dụng của chúngtrong đoạn văn? Câu 4 (1 điểm) Tìm một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 8 có cùng đề tài? (ghi rõ tên tác giả) Phần II: Làm văn (6 điểm) Em hãy kể lại một lần mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn. III. HƯỚNG DẪN CHẤM 1.Hướng dẫn chung -GV cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của học sinh. -Khi vận dụng đáp án và thanh điểm cần linh hoạt với tinh thần tran trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt những bài có cảm xúc, ý kiến riêng thể hiện sự độc đáo, sáng tạo trong tư duy và cách thể hiện. -Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề kiểm tra, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. 2. Đáp án và thang điểm Phần I: Đọc-hiểu (4 điểm) Câu 1 (0,5 điểm)
  3. *Yêu cầu trả lời - Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm *Hướng dẫn chấm - Điểm 0,5: Học sinh xác định đầy đủ, chính xác các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn -Điểm 0,25: Học sinh xác định thiếu 1, 2 trong 3 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn - Điểm 0: HS không trả lời được hoặc trả lời sai Câu 2(1,5 điểm) *Yêu cầu trả lời - Nội dung chính của đoạn văn (1,0 điểm): Thể hiện tâm trạng đau khổ, ân hận, day dứt của lão Hạc khi lão phải bán con chó Vàng. - Nhận xét về nhân vật lão Hạc (0,5 điểm): Đoạn văn cho thấy lão Hạc là người giàu tình yêu thương động vật, có tấm lòng nhân hậu, giàu lòng tự trọng. *Hướng dẫn chấm - Điểm 1,5: HS hiểu được nội dung chính của đoạn văn, có những nhận xét đúng đắn về nhân vật lão Hạc. - Điểm 0,75 -1,25: Học sinh trả lời đúng ý nhưng chưa lưu loát - Điểm 0,25 đến 0,5: Trả lời chưa rõ ý. - Điểm 0: HS không trả lời được hoặc trả lời sai. Câu 3 (1,0 điểm) *Yêu cầu trả lời: - Từ tượng hình trong đoạn văn: ầng ậng, móm mém Tác dụng: Gợi hình ảnh đôi mắt và miệng lão Hạc khi khóc, cho thấy phần nào tâm trạng đau khổ của Lão Hạc khi bán chó. - Từ tượng thanh: hu hu Tác dụng: Gợi âm thanh tiếng khóc của Lão Hạc. *Hướng dẫn chấm - Điểm 1,0: Học sinh xác định đầy đủ, chính xác các từ tượng hình, từ tượng thanh và tác dụng của chúng trong đoạn văn. - Điểm 0,5- 0,75: HS xác định được từ tượng hình, từ tượng thanh nhưng không nêu được đầy đủ tác dụng trong đoạn văn.
  4. -Điểm 0,25: HS xác định được từ tượng hình hoặc từ tượng thanh. - Điểm 0: HS không trả lời được hoặc trả lời sai Câu 4 (1,0 điểm) *Yêu cầu trả lời: - Tác phẩm: Tắt đèn (đoạn trích Tức nước vỡ bờ) -Tác giả: Ngô Tất Tố *Hướng dẫn chấm - Điểm 1,0: HS xác định chính xác tên tác giả, tác phẩm. -Điểm 0,5: HS xác định chính xác tên tác giả hoặc tác phẩm - Điểm 0: HS không trả lời được hoặc trả lời sai Phần II. Làm văn (6 điểm) 1. Yêu cầu chung -Học sinh kể lại kỉ niệm về một lần mắc lỗi khiến thầy, cô giáo buồn, qua đó lựa chọn được sự việc tiêu biểu, kể theo trình tự hợp lí, đưa được yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài viết. Trình bày đủ bố cục 3 phần của bài văn tự sự. Chữ viết sạch, đẹp. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dân dắt hợp lý câu chuyện; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, kể theo trình tự hợp lí; phần kết bài nêu được cảm nhận của bản thân về sựu việc. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa được đầy đủ như trên; phần thân bài chỉ có một đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. b. Xác định đúng nội dung cần kể (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Xác định được nội dung cần kể. - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ được nội dung cần kể, kể sơ sài, chung chung không xác định được trọng tâm. - Điểm 0: Xác định sai nội dung cần kể , trình bày sai lạc sang nội dung khác. c. Nội dung kể được chia thành các ý lớn, các ý đó được triển khai theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc. (4,0 điểm)
  5. - Nêu hoàn cảnh mắc lỗi khiến thầy cô giáo buồn. - Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải. + Sự việc xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào? Trong hoàn cảnh nào? + Nguyên nhân mắc lỗi là do đâu? +Chuyện xảy ra như thế nào? + Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? - Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao? - Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì? - Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao? * Lưu ý: Học sinh có thể có nhưng cách trình bày và cách diễn đạt khác nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. - Điểm 4: Hoàn chỉnh các ý, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. - Điểm 3,0 đến 3,75 đến : Đáp ứng hầu hết yêu cầu trên song 1 trong các ý còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa chặt chẽ. - Điểm 2,0 đến 2,75: Cơ bản đủ ý nhưng nội dung hơi sơ sài. - Điểm 1,0 đến 1,75: Bài chưa đủ ý. - Điểm 0,5 đến 0,75: Bài viết chưa đủ ý, nội dung rời rạc, trình tự kể không hợp lí. - Điểm 0,25 hầu như không đáp ứng yêu cầu nào trong những yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d. Sáng tạo ( 0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh …), văn viết giàu cảm xúc, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0,5 điểm) - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Ngày 29 tháng 10 năm 2020 Ngày 29 tháng 10 năm 2020Ngày 26 tháng 10 năm 2020 Duyệt của BGH Duyệt của tổ chuyên môn Người ra đề
  6. Nguyễn Thị Nhung Nguyễn Thị Mùi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2