intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 (Đề gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Phần Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ* Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, Trẻ thời1 đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả2, khôn3 chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa4 ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta! (Nguyễn Khuyến, trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IV, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1963) * Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn tại quê nhà, xã Yên Đổ (nay là xã Trung Lương), Bình Lục, Hà Nam. (1) thời: thì; (2) cả: lớn; (3) khôn: khó, không; (4) chửa: chưa Lựa chọn phương án đúng nhất (3,0 điểm): Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ lục bát C. Thơ tứ tuyệt Đường luật D. Thơ thất ngôn bát cú Câu 2. Xác định cách hiệp vần của bài thơ A. Vần chân, tiếng cuối các câu 1,2,3,4,6,8 B. Vần lưng, hiệp vần ở các câu 1,2,3,4,6,8 C. Vần chân, tiếng cuối các câu 1,2,3,6,8 D. Vần lưng, hiệp vần ở các câu 2,4,6,8 Câu 3. Xác định cách ngắt nhịp chủ yếu của bài thơ A. Nhịp 3/4 B. Nhịp 2/2/3 C. Nhịp 4/3 D. Nhịp 2/2/2/1 Câu 4. Các cặp câu đối nhau trong bài thơ là A. Cặp 1-8, 2-3 B. Cặp 3-4, 5-6 C. Cặp 4-5, 6-7 D. Cặp 1-2, 7-8 Câu 5. Nhận xét nào không đúng về hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến khi có bạn đến chơi nhà? A. Có nhiều thức ăn ngon để đãi bạn. B. Không có thức gì để đãi bạn. C. Ngay cả miếng trầu cũng không có. D. Chỉ có tình bạn chan hòa, thắm thiết. Câu 6. Dòng nào nêu đúng nội dung của bài thơ? A. Ca ngợi tình bạn đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên vật chất của tác giả. B. Ca ngợi cách đón tiếp của nhà thơ với người bạn lâu ngày mới gặp. C. Bộc lộ sự lúng túng, ngại ngùng của nhà thơ khi bất ngờ có bạn đến chơi. D. Bộc lộ mong ước của nhà thơ, có điều kiện tốt hơn để đón tiếp bạn. Thực hiện các yêu cầu (3,0 điểm): Câu 7. (1,0 điểm) Việc sử dụng đại từ bác trong câu thơ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà bộc lộ thái độ, tình cảm của nhà thơ với bạn mình như thế nào? Câu 8. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong bài thơ. Câu 9. (1,0 điểm) Hãy rút ra một bài học ý nghĩa nhất cho bản thân sau khi đọc bài thơ. II. Phần Viết (4,0 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Viết bài văn kể lại chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hoá mà em ấn tượng nhất. Đề 2. Viết bài văn phân tích tác phẩm Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến). -----------Hết----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2