![](images/graphics/blank.gif)
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc" để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc
- UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐẠI LỘC KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA -Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về phẩm chất và năng lực của học sinh, trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo kế hoạch của chuyên môn nhà trường. III. THIẾT LẬP ĐỀ KIỂM TRA A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, MÔN:NGỮ VĂN 8(Thời gian90 phút) TT Mức Tổng độ nhận Kĩ Nội thức Nhận Th Vận V. năng d biết ôn dụn dụng u g g c n (Số (Số a TN TL TN TL TN g/ TL TN TL đ ơ 1 Đọc- Thơ 3 0 4 1 0 n 1 0 1 1 hiểu thất 0 (số ngôn câu) bát cú T15 20 10 10 5 60 % đ 2 V Viết iế bài 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 t phân (s tích T 10 10 10 0 10 40 % điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 25 40 35 100
- B. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TT Chương/ Nội dung/ Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chủ đề Đơn vị kiến đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụn thức cao Đọc hiểu Văn nghị *Nhận 3TN 4TN 1TL 1TL 1TL luận (Văn biết: bản ngoài - Nhận biết SGK) được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú Đường luật như: vần, nhịp. - Nhận biết từ tượng hình . *Thông hiểu: - Giải thích nghĩa của từ. - Hiểu được yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Hiểu được nội dung, bút pháp nghệ thuật và vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ. *Vận dụng: Lí
- giải hành động của tác giả . *Vận dụng cao: So sánh các tác phẩm của tác giả 2 Viết Viết bài Nhận biết: 1* 1* 1* 1 phân tích - Xác định một tác được kiểu phẩm văn bài nghị học luận văn học. - Xác định được bố cục bài văn, văn bản cần nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày rõ ràng các khía cạnh của văn bản. - Nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải
- nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. Tổng 3 TN 4 TN 2TL 2TL 2TL 1TL Tỉ lệ % 25 40 20 15 Tỉ lệ chung 65 35
- C. ĐỀ: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy Độ năm ba chén đã say nhè. Câu 1 (0.5đ). Trong bài thơ trên, tiếng cuối ở các câu nào hiệp vần với nhau? A. Câu 1,2,3,4,6 B. Câu 1,2,4,6,8
- C. Câu 2,3,4,6,8 D. Câu 1,2,3,6,8 Câu 2 (0.5đ). Xác định cách ngắt nhịp của hai câu thơ sau: Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe . A. 2/2/3 C. 4/3 B. 2/3/2 D. 3/4 Câu 3 (0.5đ). Trong bài thơ Thu ẩm có các từ tượng hình nào? A. các từ tượng hình: le te, lập loè, phất phơ, lóng lánh B. các từ tượng hình: le te, lập loè, phất phơ, đỏ hoe C. các từ tượng hình: lập lòe, phất phơ, lóng lánh, nhạt D. các từ tượng hình: le te, phất phơ, lóng lánh, đỏ hoe Câu 4 (0.5đ). Từ “say nhè” trong câu thơ “Độ năm ba chén đã say nhè.” có nghĩa là gì? A. “Say nhè" là say êm, say nhẹ, say rồi ngủ quên đi lúc nào chẳng biết. B. “Say nhè" là say bét nhè, bê tha, say rồi ngủ quên đi lúc nào chẳng biết. C. “Say nhè" là say rồi khóc tức tưởi, than vãn đủ điều. D. “Say nhè" là say rồi nói lè nhè, gây cảm giác khó chịu ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- *Chú thích: (1) Thu ẩm: nghĩa là uống rượu vào mùa thu. (2) Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Câu 5(0.5đ). Nêu biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng trong hai câu thực và hai câu luận. A. Biện pháp nghệ thuật nói quá “da trời ai nhuộm”, “xanh ngắt” nhấn mạnh màu xanh của bầu trời. B. Sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ “ai” nhấn mạnh màu xanh của bầu trời, gợi nỗi buồn của thi nhân. C. Biện pháp nghệ thuật nói quá “da trời ai nhuộm”, “xanh ngắt” nhấn mạnh màu xanh của bầu trời. D. Phép đối có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh thu, nỗi lòng của thi nhân và khiến lời thơ thêm cân xứng, hài hòa.
- Câu 6 (0.5đ). Qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Khuyến, hình ảnh làng quê trong “Thu ẩm” hiện lên như thế nào? A. kì vĩ, tráng lệ B. thanh bình, yên ả C. nghèo đói, xác xơ D. tiêu điều, hiu hắt. Câu 7 (0.5đ). Bút pháp nào được Nguyễn Khuyến sử dụng trong bài thơ trên? A. Bút pháp ước lệ tượng trưng B. Bút pháp cổ điển C.Bút pháp tả cảnh ngụ tình D. Bút pháp tả thực Câu 8. (1,0 điểm) Qua bài thơ “Thu ẩm”, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ với thiên nhiên, đất nước? Câu 9. (1,0 điểm) Từ bài thơ, em hãy trình bày về vai trò của tình yêu quê hương, đất nước đối với thế hệ trẻ hiện nay. Câu 10 (0,5 điểm) So sánh bài thơ “Thu ẩm” và bài thơ “Thu điếu” của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Phần II. Viết (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến (Bài thơ ở phần đọc hiểu.) D. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II I/ ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B C A A D B C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Trắc nghiệm tự luận Câu 8 (1,0 đ) Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (-> Mức 3 (0,25) Mức 4 ( 0,0đ) 0,5đ-> 0,75 đ) HS nêu được những suy nghĩ cá nhân về vẻ đẹp HS nêu HS nêu được Trả lời sai tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến. được hai một trong ba hoặc không trả Gợi ý: trong ba ý ý đã nêu lời. -Sống hòa mình với thiên nhiên, yêu thiên nhiên, đã nêu - Đau đáu một nỗi lòng âu lo trước vận mệnh đất nước, - Là người có tâm hồn giản dị, liêm khiết, trong sạch, yêu thiên nhiên và một lòng hướng về đất nước và nhân dân. Câu 9. (1.0 điểm) Mức 1 (1,0đ) Mức 2 (-> Mức 3 (0,25) Mức 4 ( 0,0đ) 0,5đ-> 0,75 đ) HS trình bày được vai trò của tình yêu quê HS nêu HS nêu được Trả lời sai hương, đất nước đối với thế hệ trẻ hiện nay được hai một trong ba hoặc không trả Gợi ý: trong ba ý ý đã nêu lời. -Là động lực giúp con người sống có trách đã nêu nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước.
- - Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân. - Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh. ( GV chấm linh hoạt, tôn trọng cảm nghĩ của HS nhưng phải phù hợp về chuẩn mực đạo đức, không vi phạm pháp luật) Câu 10 Mức 1 (0,5đ) Mức 2 (0,25đ) Mức 3 (0,0đ) HS so sánh được điểm giống và khác nhau giữa HS nêu được vai trò Trả lời nhưng hai bài thơ “Thu điếu” và “Thu ẩm”. của tình yêu quê không liên quan Gợi ý: hương, đất nước đối đến câu hỏi, hoặc Giống: với thế hệ trẻ hiện nay không trả lời. -Đều là những bài thơ vịnh cảnh mùa thu, nhưng còn sơ sài -Viết về những thú nhàn, ẩn dật: câu cá, uống rượu nhưng mục đích không phải để vui thú mà để bộc lộ tâm trạng thời thế, -Không gian nghệ thuật được miêu tả trong hai bài thơ là không gian tĩnh lặng, u buồn, - Cách sử dụng tiếng Việt đạt tới trình độ tinh tế tài hoa. Khác: - Ở điểm nhìn thu của nhân vật trữ tình. (Thời gian nghệ thuật trong Thu ẩn diễn ra ở nhiều thời điểm: khi chiều về, khi đêm xuống. Còn thời gian nghệ thuật trong Thu điếu là một thời điểm cụ thể - khi nhà thơ đi câu cá.) ( GV chấm linh hoạt, tôn trọng cảm nghĩ của HS nhưng phải phù hợp với bài thơ, xuất phát từ bài thơ) II/ VIẾT (4.0 điểm) 1/ Yêu cầu chung: + Cơ bản làm đúng kiểu bài phân tích một tác phẩm văn học (Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật) + Xây dựng được bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả và bài thơ. Thân bài phân tích được đặc điểm nội dung và nghệ
- thuật. Kết bài khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. + Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 2/ Yêu cầu cụ thể: a/ Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học( Thể 0.5 thơ Thất ngôn bát cú Đường luật) 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về bài thơ. 2. Thân bài - Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề của bài thơ. - Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…);…). 3. Kết bài Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ. b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích một tác phẩm văn học( Thể 0.25 thơ Thất ngôn bát cú Đường luật) c/ Triển khai bài viết: Vận dụng tốt phương pháp viết bài phân tích một tác 2.5 phẩm văn học( Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật) 1. Mở bài: - Thu ẩm là một trong ba bài thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến - Bài thơ cho thấy dáng thu, hồn thu của làng quê đồng bằng Bắc Bộ; đồng thời thể hiện tâm trạng băn khoăn, u uất của nhà thơ trước tình cảnh đau thương của đất nước. 2. Thân bài: + Hai câu đề: - Cảnh thu ban đêm nơi làng quê nghèo khó với những hình ảnh quen thuộc được quan sát và miêu tả qua đôi mắt đầy tâm trạng của thi nhân: Ba gian nhà cỏ (lợp tranh hoặc rạ), thấp le te là rất thấp, tưởng như bị bóng tối đè nặng nên biến dạng. - Ánh sáng lập loè của đom đóm làm cho ngõ hẹp càng thêm tối và đêm thêm sâu (khuya). + Hai câu thực: - Quan sát và cảm nhận của thi sĩ rất tinh tế: sương thu như màu khói nhạt phủ quanh lưng giậu. (Giậu là bờ rào bằng cây, thường trồng cúc tần hay dâm bụt). Bóng trăng soi trên mặt ao lăn tăn gợn sóng, lúc tụ lại, lúc tản ra, tạo cảm giác là bóng trăng loe. + Hai câu luận: - Đối tượng miêu tả thứ nhất là bầu trời xanh ngắt như chất chứa cái gì đó bên trong, khiến nhà thơ băn khoăn tự hỏi: ai nhuộm mà xanh ngắt. Đại từ phiếm chỉ ai lấp lửng một mối hoài nghi không lời giải đáp. - Đối tượng miêu tả thứ hai là chính bản thân nhà thơ: Mắt lão không vậy cũng đỏ hoe. Đôi mắt chứa chất đầy tâm trạng. + Hai câu kết: - Từ hay có hai nghĩa: hay uống rượu (thường xuyên); hay tức là tửu lượng cao. Ở câu thơ này, từ hay mang nghĩa thứ hai, Rượu tiếng rằng hay nhưng chỉ dăm ba chén đã say nhè. Say do rượu thì ít mà say do tâm trạng thì
- nhiều. Nhà thơ muốn mượn rượu để quên đi nỗi buồn đang đầy ắp trong tâm hồn. * Nghệ thuật của bài thơ: - Bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm luật chặt chẽ nhưng vẫn dung dị, tự nhiên. - Nguyễn Khuyến có nhiều sáng tạo trong cách gieo vần và sử dụng từ ngữ, hình ảnh đậm đà tính chất dân tộc. 3. Kết bài: - Tâm trạng u hoài của nhà thơ Nguyễn Khuyến thấm đượm vào cảnh vật, đồng điệu với dáng thu, hồn thu của làng cảnh quê hương. - Nhà thơ buồn bã, day dứt khôn nguôi trước tình cảnh nô lệ của dân tộc, đất nước mà mình thì lực bất tòng tâm. Mượn rượu giải sầu mà nỗi sầu càng thêm chồng chất. d/ Diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu: 0.5 - Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. - Vốn từ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. e/ Sáng tạo 0.25 - Có cách diễn đạt mới lạ, độc đáo.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p |
225 |
13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p |
280 |
9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p |
193 |
8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p |
219 |
7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p |
42 |
7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p |
248 |
6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p |
31 |
6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p |
183 |
5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p |
187 |
5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p |
189 |
5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p |
32 |
3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p |
36 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p |
172 |
3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p |
19 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p |
191 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p |
188 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p |
197 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p |
18 |
3
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)