Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My
lượt xem 2
download
Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/đơn vị % điểm TT Kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc hiểu Thơ thất ngôn bát cú Đường luật Số câu 3 0 4 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % 15 20 10 0 10 0 5 60 2 Viết Viết bài văn kể chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hoá. Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % 10 10 10 1 40 Tổng 15 10 20 20 0 20 0 5 Tỉ lệ % 25% 40% 20 15% 100 Tỉ lệ % điểm các mức 65% 35%
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội dung/ Đơn vị kiến thức TT Kĩ năng Mức độ đánh giá 1 Đọc hiểu Bài thơ thất Nhận biết: ngôn bát cú - Nhận biết được thể thơ. Đường luật - Xác định phép tu từ đảo ngữ. - Xác định niêm bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu nghĩa của từ ngữ, nội dung của câu thơ. - Hiểu giọng điệu trong câu thơ. - Tác dụng, hiệu quả của phép đối. - Giá trị hiện thực của bài thơ. Vận dụng: - Viết đoạn văn suy nghĩ về vấn đề gợi ra từ đoạn trích. - Rút ra thông điệp từ bài thơ. 2 Viết Viết bài văn kể một chuyến Nhận biết: Xác định được yêu cầu của đề kiểu bài văn tự sự, kể lại một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hoá. tham quan di tích lịch sử, văn Thông hiểu: Cách sắp xếp nội dung, hình thức kiểu bài sao cho phù hợp, logic; hiểu từ ngữ, hoá văn phong đảm bảo ngữ pháp. Vận dụng: Viết được bài văn kể chuyến đi tham quan di tích, lịch sử, văn hoá. Bố cục rõ ràng, đầy đủ; đảm bảo 5 yêu cầu bài văn kể chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hoá. Vận dụng cao: Viết tốt bài văn kể chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hoá, biết kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố tự sự, miêu tả, thuyết minh và biểu cảm vào bài viết (tự sự là yếu tố chính); vận dụng tốt phép tu từ vào bài viết để tăng tính hấp dẫn; bày tỏ cảm xúc chân thành ở chuyến đi; có sự sáng tạo trong cách dùng từ; diễn đạt ở câu, đoạn văn mạch lạc, trôi chảy.
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC 2024-2025; MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: …/…/2024 (Đề có 02 trang) Họ và tên học sinh..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi.............. I. ĐỌC HIỂU (6,0đ) Đọc bài thơ sau: CHẠY GIẶC Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này? (Nguyễn Đình Chiểu, thivien.net) * Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (0,5đ) Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. C. Thất ngôn bát cú Đường luật. D. Thất ngôn trường thiên. Câu 2. (0,5đ) Hãy chỉ ra biện pháp tu từ ở hai câu thực: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim dáo dác bay”. A. Điệp ngữ . B. Đảo ngữ. C. Nhân hoá. D. Nói quá. Câu 3. (0,5đ) Niêm của bài thơ được sắp xếp theo thứ tự các thanh nào sau đây? A. BBTTBBTT. B. TTBBTTBB. C. TTBBBBTT. D. TTTTBBBB. Câu 4. (0,5đ) “Từ bỏ nhà, mất ổ” ở hai câu thực gợi ra tình cảnh của nhân dân ta lúc đó ra sao? A. đầm ấm, no đủ. B. yên bình, vắng vẻ. C. loạn li, tang thương. D. ồn ào, tấp nập. Câu 5. (0,5đ) Giọng điệu hai câu kết “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng/ Nỡ để dân đen mắc nạn này.?” thể hiện tình cảm gì của Nguyễn Đình Chiểu? A. Hoài niệm, nuối tiếc, than vãn. B. Hoảng loạn, đau khổ, buồn bã. C. Đau xót, trách móc, day dứt. D. Xót xa, nhớ nhung, chán nản. Câu 6. (0,5đ) Hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây là? “Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây” A. Phô trương, phóng đại các sự vật được nói đến. B. Tạo cho các câu thơ thêm mượt mà, trau chuốc. C. Thể hiện sự đả kích, châm biếm hàm chứa sâu sắc. D. Nổi bật sự kinh khủng của chiến tranh mang lại.
- Câu 7. (0,5đ) Giá trị hiện thực nào không thể hiện trong bài thơ trên? A. Bộc lộ nỗi đau mất nhà, mất nước. B. Thể hiện tình yêu nước, yêu dân. C. Tái hiện cảnh giặc xâm lược đất nước. D. Kể cảnh sẵn sàng chiến đấu chống giặc. Câu 8. (1,0đ) Hãy giải thích nghĩa của hai từ tượng hình “lơ xơ, dáo dác” trong hai câu thơ “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim dáo dác bay ” và cho biết nội dung hai câu thơ này. Câu 9. (1,0đ) Qua bài thơ “Chạy giặc”, em hãy viết đoạn văn khoảng 5-7 câu bày tỏ suy nghĩ giá trị cuộc sống hoà bình hôm nay. Câu 10. (0,5đ) Em hãy rút ra ít nhất một thông điệp mà tác giả gửi gắm qua bài thơ? II.VIẾT (4,0đ) Kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hoá. ……………….HẾT……………… .
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN 8 HƯỚNG DẪN CHẤM Ngày kiểm tra: …/…/2024 (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU TRẮC NGHIỆM 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 - Từ lơ xơ có nghĩa là: xơ xác, hoảng loạn. 0,25 I - Từ dáo dác": sợ hãi, hốt hoảng, mất phương hướng. 0,25 - Nội dung của hai câu thơ: Nỗi khổ của nhân dân trước cảnh nước mất, nhà tan. 0.5 * HS có thể giải thích từ , nêu nội dung phù hợp với các ý trên GV vẫn ghi điểm tối đa. 9 * HS viết được đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Hình thức: Đủ 5-7 câu; Nội dung: Biết cảm nhận giá trị cuộc sống hoà bình hôm nay. + Giới thiệu vấn đề hoà bình. 0,25 + Hiểu trạng thái hoà bình là như thế nào? Lợi ích hoà bình mang lại. + Bài học nhận thức giá trị hoà bình đem lại. 0,5 Tuỳ cách diễn đạt nhưng đảm bảo các ý trên. 0,25 + HS viết không đảm bảo về hình thức trừ 0,25 điểm. + HS viết không đúng trọng tâm hoặc sai yêu cầu về nội dung thì không ghi điểm. 10 Thông điệp: 0,5 - Bài thơ gửi đến mỗi người chúng ta phải tự có ý thức về tinh thần yêu nước, đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ dân tộc. - Bài thơ là lời kêu gọi toàn dân chung tay hành động, phản kháng lại những áp bức, bóc lột của quân xâm lược.
- (HS có thể diễn đạt khác nhưng phù hợp với nội dung trên vẫn được ghi điểm tối đa ) VIẾT 4,0 a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Văn tự sự - trải nghiệm 0,25 chuyến đi. b. Xác định đúng vấn đề tự sự: Kể lại một chuyến đi tham quan 0,5 một di tích lịch sử, văn hoá. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: 1,0 - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn tự sự * Giới thiệu vấn đề tự sự: Kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hoá. * Học sinh trình bày cách giải quyết vấn đề theo bố cục. Học sinh có thể linh hoạt trình bày theo những cách khác nhau để kể trình tự các sự việc. Gợi ý: II * Giới thiệu khái quát chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. Bày tỏ cảm xúc của em khi trực tiếp tham gia chuyến đi đó. * Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan - Trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…). - Đan xen giữa kể chuyện, thuyết minh, miêu tả, biểu cảm với cách trình bày các thông tin chính và ấn tượng về những nét nổi bật của địa điểm tham quan (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc…) * Nêu cảm xúc, suy nghĩ về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 5 yêu cầu 1,5 - Nêu lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hoá, bày tỏ cảm xúc của người viết. - Kể diễn biến chuyến tham quan - Kể đặc điểm ấn tượng của di tích phong cảnh, công trình, kiến trúc…) - Cảm xúc suy nghĩ chuyến đi - Sử dụng yếu tố thuyết minh, miêu tả, biểu cảm vào bài viết. đ. Diễn đạt: Đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, 0,25 liên kết văn bản. e. Sáng tạo: Bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, có ấn tượng sâu sắc, khả 0,5 năng kết hợp các phương thức biểu đạt mà tự sự là chính, sáng tạo khi dùng từ, vận dụng phép tu từ. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC 2024-2025; MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐỀ 2 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: …/…/2024 (Đề có 02 trang) Họ và tên học sinh..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi..............
- I. ĐỌC HIỂU (7,5đ) Đọc đoạn thơ sau: CHẠY GIẶC Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này? (Nguyễn Đình Chiểu, thivien.net) * Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (1.0đ) Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. C. Thất ngôn bát cú Đường luật. D. Thất ngôn trường thiên. Câu 2. (1.0đ) Hãy chỉ ra biện pháp tu từ ở hai câu thực: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim dáo dác bay”. I. Điệp ngữ . B. Đảo ngữ. C. Nhân hoá. D. Nói quá. Câu 3. (1.0đ) Niêm của bài thơ được sắp xếp theo thứ tự các thanh nào sau đây? A. BBTTBBTT. C. TTBBTTBB. C. TTBBBBTT. D. TTTTBBBB. Câu 4. (1.0đ) “Từ bỏ nhà, mất ổ” ở hai câu thực gợi ra tình cảnh của nhân dân ta lúc đó ra sao? A. đầm ấm, no đủ. B. yên bình, vắng vẻ. C. loạn li, tang thương. D. ồn ào, tấp nập. Câu 5. (1.0đ) Giọng điệu hai câu kết “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng/ Nỡ để dân đen mắc nạn này.?” thể hiện tình cảm gì của Nguyễn Đình Chiểu? A. Hoài niệm, nuối tiếc, than vãn. B. Hoảng loạn, đau khổ, buồn bã. C. Đau xót, trách móc, day dứt. D. Xót xa, nhớ nhung, chán nản Câu 6. (1,0đ) Hai từ “lơ xơ, dáo dác” trong hai câu thơ “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim dáo dác bay.” thuộc từ loại nào? Câu 7. (1,5đ) Bài thơ gieo vần ở những từ nào?
- II. VIẾT (2,5đ) Kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hoá khoảng 7-10 câu. ……………….HẾT……………… .
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN 8 HƯỚNG DẪN CHẤM Ngày kiểm tra: …/…/2024 (Hướng dẫn chấm này có 01 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU TRẮC NGHIỆM 10 1 C 1,0 2 B 1,0 3 A 1,0 4 C 1,0 5 C 1,0 6 Từ lơ xơ, dáo dác là từ tượng hình. 1.0 7 Bài thơ gieo vần vần ở những từ: Tây, tay, chạy, bay, mây, này. 1,5 8 VIẾT. HS viết được đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 2.5 I - Hình thức: Đủ 7-10 câu; Nội dung: Kể sơ lược chuyến tham quan di tích và lịch sử + Giới thiệu chuyến tham quan di tích lịch sử. II + Kể được em đi với ai, em tham quan địa điểm nào? Em thích khu vực nào nhất? + Khi tham quan em có ấn tượng, cảm xúc gì? Tuỳ cách diễn đạt nhưng đảm bảo các ý trên. + HS viết không đảm bảo về hình thức trừ 0,5 điểm. + HS viết không đúng trọng tâm hoặc sai yêu cầu về nội dung thì không ghi điểm. (HS có thể diễn đạt khác nhưng phù hợp với nội dung trên vẫn được ghi điểm tối đa )
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 221 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 28 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 186 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 186 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
7 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 27 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
5 p | 11 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
13 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn