intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Huống Thượng, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Huống Thượng" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Huống Thượng, Thái Nguyên

  1. PHÒNG GDĐT TP THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỐNG THƯỢNG NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp cao Chủ đề -Nhận biết - Nêu tác -Viết một được tên, vị dụng của đoạn văn trí của đoạn phép liệt kê cảm nhận thơ hai dòng -Hiểu nội thơ trong Đọc hiểu - Tìm phép dung chính đoạn trích văn bản liệt kê của đoạn thơ thơ trong đoạn thơ Số câu: Số câu: 1,5 Số câu: 1,5 Số câu: 1 Số câu: 4 Số điểm: Số Số điểm:1,5 Số điểm:1 Số điểm:4 Tỉ lệ: điểm:1,5 Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 15%
  2. - Viết một bài văn tự sự kết hợp các Tạo lập yếu tố miêu văn bản tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm. Số câu: 1,5 Số câu: 1,5 Số câu:1 Số câu: 1 Số câu: 5 Tổng Số Số điểm:1,5 Số điểm: 1 Số điểm: 6 Số điểm: điểm:1,5 Tỷ lệ: 15% Tỷ lệ: 10 Tỷ lệ: 60 % 10 Tỷ lệ: 15% % Tỷ lệ: 100% B. ĐỀ KIỂM TRA Phần I.Đọc – hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (1,0 điểm):Đoạn thơ trên thuộc đoạn trích nào trong “Truyện Kiều”? Nêu vị trí của đoạn trích? Câu 2 (1,0 điểm): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong bốn dòng thơ đầu của đoạn thơ trên? Câu 3(1,0 điểm):Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? Câu 4(1,0 điểm):Cảm nhận của em về tâm trạng của Kiều trong hai dòng thơ: “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
  3. Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.” (trình bày khoảng 3-5 dòng). Phần II.Làm văn (6,0điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1:Hãy tưởng tượng em là bé Đản trong truyện“Chuyện người con gái Nam Xương” năm 20 tuổi trong một lần đến miếu Vũ Nương viếng mẹ, được gặp lại mẹ của mình. Em hãy kể lại buổi gặp gỡ đó. Đề 2: Em hãy đóng vai Vũ Nương kể lại “ChuyệnNgười con gái Nam Xương” C.HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung -Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của học sinh (tránh cách chấm đếm ý cho điểm). - Khi vận dụng đáp án và thang điểm,giáo viên cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề kiểm tra, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. II. Đáp án và thang điểm Phần I: Đọc - hiểu(4,0 điểm) Câu1: (1,0 điểm) - Yêu cầu trả lời: + Đoạn thơ thuộc đoạn trích“Kiều ở lầu Ngưng Bích” trong “Truyện Kiều”. + Vị trí của đoạn trích: nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. -Hướng dẫn chấm: + Điểm 1,0: Trả lời đúng các ý trên, diễn đạt rõ ràng. + Điểm 0,5: Trả lời được một trong hai ý trên. + Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời. Câu2: (1,0 điểm)
  4. - Yêu cầu trả lời: + Phép liệt kê trong bốn dòng thơ đầu: non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng + Tác dụng: gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều. -Hướng dẫn chấm: + Điểm 1,0: Trả lời đúng các ý trên, diễn đạt rõ ràng. + Điểm 0,75: Chỉ ra và nêu đúng tác dụng của phép liệt kê nhưng chưa diễn đạt rõ ràng. + Điểm 0,5: Trả lời được một trong hai ý trên. + Điểm 0,25: Chỉ ra phép liệt kê hay tác dụng nhưng chưa đầy đủ. + Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời. Câu3: (1,0 điểm) - Yêu cầu trả lời: Nội dung chính của đoạn thơ: Bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Kiều thật bao la, hoang vắng, xa lạ, cách biệt đã nói lên hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của nàng. -Hướng dẫn chấm: + Điểm 1,0: Trả lời đúng ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng vẫn thể hiện được nội dung chính của đoạn thơ. + Điểm 0,75: Trả lời đúng ý trên nhưng diễn đạt chưa lưu loát. + Điểm 0,5: Trả lời đúng ýnhưng diễn đạt chưa rõ ràng. + Điểm 0,25:Trả lời có ýhiểu nhưng chưa thật chính xác. + Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời. Câu4: (1,0 điểm) - Yêu cầu trả lời: Học sinh trình bày cảm nhận hợp lí, có sức thuyết phục. Hai câu thơ cho ta thấy được tâm trạng cô đơn, buồn tủi, nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều. -Hướng dẫn chấm: + Điểm 1,0: Trả lời hợp lí, có sức thuyết phục, đảm bảo dung lượng quy định.
  5. + Điểm 0,75: Trả lời hợp lí, có sức thuyết phục nhưng chưa đảm bảo dung lượng quy định/Trả lời tương đối hợp lí, khá thuyết phục và đảm bảo dung lượng. + Điểm 0,5: Trả lời có ý hiểu nhưng chưa thuyết phục. + Điểm 0,25:Trả lời không rõ ràng. + Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời. Phần II. Làm văn(6,0 điểm) 1.Yêu cầu chung Học sinh biết vận dụng kiến thức kĩ năng về dạng bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm,miêu tả nội tâm nhân vật để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể * Đề 1: a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn tự sự (0,5 điểm) - Điểm 0,5:Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, giới thiệu khái quát được nhân vật đóng vai, giới thiệu được tình huống kể chuyện; Phần thân bài kể về cuộc đời, số phận của mẹ (Vũ Nương):kể về mẹ những ngày đầu về làm vợ cha, những ngày cha đi lính, vô tình nói chuyện cái bóng làm cha hiểu lầm mẹ, mẹ đi nhảy xuống sông tự vẫn, giải được nỗi oan cho mẹ nhưng mẹ lại không còn; những cảm xúc và suy nghĩ của Đản;phần kết bài khẳng định tình yêu thương và kính trọng mẹ, bày tỏ mong muốn không ai phải chịu nỗi đau như gia đình Đản. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa đáp ứng được yêu cầu như trên; phần thân bài chỉ có một đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu phần mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. b. Xác định đúng chủ đề của bài văn tự sự (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Biết đóng vai bé Đản trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”trong SGK Ngữ văn 9, tập mộtkể lại buổi gặp gỡ khi Đản 20 tuổi, trong một lần đến miếu Vũ Nương viếng mẹ, được gặp lại mẹ của mình. - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ chủ đề tự sự (nội dung kể còn chung chung).
  6. - Điểm 0: Xác định sai chủ đề tự sự hoặc trình bày lạc sang nội dung khác. c.Xây dựng nội dung câu chuyện thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các hình thức để kể chuyện, kể chuyện bằng ngôi thứ nhất, có các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm nhân vật,biểu cảm(4,0 điểm) - Điểm 4,0: Đảm bảo các yêu cầu trên.Có thể trình bày theo định hướng sau: + Nội dung chính là cuộc gặp gỡ giữa bé Đản và Vũ Nương khi Đản 20 tuổi Kể về cuộc đời của mẹ: - Kể về mẹ những ngày đầu về làm vợ cha: Nết na, thùy mị, không để thất hòa với cha. - Kể về những ngày cha đi lính, một mình mẹ vừa sinh và nuôi Đản, chăm sóc bà nội ốm và lo ma chay chu đáo cho bà. - Những ngày cha mới trở về, cha buồn vì bà mất, Đản lại vô tình nói chuyện cái bóng làm cha hiểu lầm mẹ. Thanh minh không được mẹ đi nhảy xuống sông tự vẫn. - Sau cũng vì vô tình, Đản lại chỉ cái bóng trên vách, giải được nỗi oan cho mẹ nhưng mẹ lại không còn. - Cha đau khổ, ân hận, lập đàn giải oan cho mẹ. Mẹ trở về trong chốc lát rồi quay lại chốn thủy cung cùng Linh Phi. Cha không đi bước nữa mà ở vậy nuôi Đản trong nỗi day dứt khôn nguôi. Những cảm xúc và suy nghĩ của Đản (có thể đan xen trong khi kể): - Bây giờ thương mẹ, ân hận vì vô tình đẩy mẹ đến cái chết. - Tâm sự của bé Đản: Thấu hiểu nỗi oan của mẹ, đau đớn vì sự ngây thơ của mình ngày xưa – là một trong những nguyên nhân gây ra cái chết của mẹ, khát khao được thấy lại mẹ mình, mong mẹ tha thứ cho lỗi lầm trong quá khứ. - Sự hiểu biết của Đản: Sự độc đoán, vũ phu thiếu hiểu biết, đa nghi của cha là nỗi bất hạnh của mẹ, quan niệm sống trọng nam khinh nữ, chế độ Nam quyền gây ra nỗi đau cho người phụ nữ, có ý thức thay đổi bản thân, cố gắng thay đổi mọi người xung quanh để mọi người biết đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn. - Nhân vật Vũ Nương: Thương yêu, mong nhớ con, vị tha với lỗi của con và chồng;hiểu biết hơn về con đường dẫn đến hạnh phúc của người phụ nữ. - Câu chuyện có thể thêm các nhân vật khác để trở nên hấp dẫn và toát lên tư tưởng của người viết.
  7. + Điểm 3,25 – 3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong những ý còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa được chặt chẽ. + Điểm 2,5 – 3,0: Cơ bản đủ ý nhưng nội dung hơi sơ sài. + Điểm 1,25 – 2,0: Bài chưa đủ ý. + Điểm 0,5 – 1,0:Bài chưa đủ ý, nội dung rời rạc, thiếu logic, thiếu liên kết. + Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. + Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d, Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ...), kể chuyện có cảm xúc. - Điểm 0,25: Có một sốcách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. -Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. e, Chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0,5 điểm) - Điểm 0,5:Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25:Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Đề 2: a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn tự sự (0,5 điểm) - Điểm 0,5:Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, giới thiệu khái quát nhân vật đóng vai; Phần thân bài kể về cuộc đời, số phận củabản thân mình:kể về mình những ngày đầu về làm vợ Trương Sinh, những ngày chồng đi lính, chồng về ghen tuông vô cớ không nghe lời mình giải thích, không nghe lời hàng xóm biện hộ cho mình uất ức phải nhảy xuống sông tự vẫn, được Linh Phi cứu giúp sau này gặp người cùng làng biết được chồng đã hối lỗi nên đã gửi lại chiếc thoa vàng và lời nhắn nhờ chồng lập đàn giải oan; phần kết bài khẳng định tình cảm với gia đình đánh giá về chồng, suy nghĩ về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa đáp ứng được yêu cầu như trên; phần thân bài chỉ có một đoạn văn.
  8. - Điểm 0: Thiếu phần mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. b. Xác định đúng chủ đề của bài văn tự sự (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Biết đóng vai nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”trong SGK Ngữ văn 9, tập mộtkể lại chuyện - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ chủ đề tự sự (nội dung kể còn chung chung). - Điểm 0: Xác định sai chủ đề tự sự hoặc trình bày lạc sang nội dung khác. c.Xây dựng nội dung câu chuyện thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các hình thức để kể chuyện, kể chuyện bằng ngôi thứ nhất, có các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm nhân vật,biểu cảm(4,0 điểm) - Điểm 4,0: Đảm bảo các yêu cầu trên. Có thể trình bày theo định hướng sau: + Nội dung chính là kể lại cuộc đời số phận của nhân vật Vũ Nương (mình đóng vai) Kể về cuộc đời của mình: - Kể về mình những ngày đầu về làm vợ Trương Sinh: được đánh giá là xinh đẹp hiền lành, không để thất hòa với chồng dù chồng hay ghen. - Kể về những ngày chồng đi lính, một mình vừa sinh và nuôi con, thương nhớ và mong chồng trở về, chăm sóc mẹ chồng ốm và lo ma chay chu đáo cho mẹ chồng. - Những ngày chồng mới trở về, bị chồng nghi oan vô cớ không hiểu lí do vì sao. Thanh minh không được uất ức nên nhảy xuống sông tự vẫn. - Được Linh Phi cứu giúp ở lại chốn thủy cung vẫn không nguôi nhớ về quê hương gia đình. - Gặp người cùng làng là Phan Lang nên đã nhờ Phan Lang đưa cho chồng chiếc hoa vàng và bảo chồng lập đàn giải oan. - Khi chồng lập đàn giải oan thì hiện về để nói nỗi lòng mình rồi lại quay trở về chốn thủy cung. Những cảm xúc và suy nghĩ của Vũ Nương (có thể đan xen trong khi kể): - Biểu cảm trực tiếp: buồn bã, đau đớn, xót xa khi tiễn chồng đi lính - Tâm trạng vui sướng hạnh phúc khi chồng trở về.
  9. - Tâm trạng băn khoăn khi chồng nghi oan vô cớ, đau đớn vô hạn khi không thanh minh được với chồng, cảm thấy nhục nhã uất ức nên nhảy xuống sông tự vẫn - Suy nghĩ sau khi chồng lập đàn giải oan được bày tỏ nỗi lòng với chồng: nghĩ về tính hay ghen đa nghi của chồng dẫn đến việc gia đình tan nát, nghĩ rằng trong chuyện ghen tuông một phần có lỗi của mình nếu không đùa với con thì mọi chuyện sẽ khác; mong muốn các gia đình phải thực sự hiểu nhau tôn trọng lẫn nhau, tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc để giữ được hạnh phúc. - Câu chuyện có thể thêm các nhân vật khác để trở nên hấp dẫn và toát lên tư tưởng của người viết. + Điểm 3,25 – 3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong những ý còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa được chặt chẽ. + Điểm 2,5 – 3,0: Cơ bản đủ ý nhưng nội dung hơi sơ sài. + Điểm 1,25 – 2,0: Bài chưa đủ ý. + Điểm 0,5 – 1,0: Bài chưa đủ ý, nội dung rời rạc, thiếu logic, thiếu liên kết. + Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. + Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d, Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ...), kể chuyện có cảm xúc. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. -Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. e, Chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0,5 điểm) - Điểm 0,5:Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25:Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  10. Ngày 29 tháng 10 năm 2020 Ngày29 tháng 10 năm 2020 Ngày 26 tháng 10 năm 2020 BGH duyệt Tổ CM duyệt Người lập Nguyễn Thị Nhung Nguyễn Thị Nhung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2