intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Trần Quang Khải

Chia sẻ: Chu Bút Sướng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Trần Quang Khải được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Trần Quang Khải

  1. UBND THỊ XÃ NINH HÒA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI Năm học 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút( không kể thời gian giao đề) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: a/ Phần đọc- hiểu văn bản: - Nắm được những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản. - Tóm tắt nội dung văn bản truyện. Thuộc nguyên văn văn bản thơ. - Cảm nhận về một đoạn thơ, về một nhân vật trong truyện. - Biết chọn lọc nội dung văn bản đã học làm sáng tỏ một nhận định. b/ Phần Tiếng Việt: - Nắm được nội dung : Phương châm hội thoại, Sự phát triển từ vựng TV, cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp - Vận dụng giải được bài tập. c/ Phần Tập làm văn: - Nắm lại thể loại văn tự sự. - Vận dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. - Tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận diện và thực hành. - Xây dựng văn bản, trình bày bài, kĩ năng diễn đạt. 3. Thái độ: - Trung thực, trân trọng bài kiểm tra. - Yêu thích bộ môn. 4. Năng lực cần đạt: - Năng lực phân tích và tổng hợp. - Năng lực vận dụng-thực hành. - Năng lực tư duy độc lập. - Năng lực tạo lập văn bản . II. MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng NLĐG cao I. Đọc- Hiểu - Nhận biết tác - Nêu được - Liên hệ mở rộng Ngữ liệu: giả, tác phẩm. dụng ý nghệ đoạn thơ trong thuật của tác sgk giả khi sử dụng từ trong đoạn thơ. Số câu 1 1 1 Số điểm 1,0 1,0 1,0 Tỉ lệ % 10% 10% 10%
  2. II. Tiếng Việt - Khái niệm cách - Viết câu văn Cách dẫn dẫn trực tiếp, cách có sử dụng cách trực tiếp, dẫn gián tiếp dẫn trực tiếp, cách dẫn gián cách dẫn gián tiếp tiếp Số câu 1 1 Số điểm 1,0 1,0 Tỉ lệ % 10% 10% III. Tạo lập - Biết xác định bố - Viết đúng yêu cầu - Sáng tạo văn bản cục văn bản. nội dung tự sự. Kết trong cách Viết bài văn tự - Mở bài, kết bài hợp yếu tố miêu tả, kể chuyện. sự đúng hướng miêu tả nội tâm trong văn tự sự. Số ý 2 1 1 Số điểm 1,0 3,5 0,5 Tỉ lệ % 10% 35% 5% Tổng số câu/ 2 2 1 1 số điểm toàn bài 3,0 2,0 4,5 0,5 Tỉ lệ % điểm toàn bài 25% 25% 45% 5% Ngày 2 tháng 11 năm 2020 Duyệt của tổ trưởng Người ra đề III. ĐỀ BÀI
  3. UBND THỊ XÃ NINH HÒA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI Năm học 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút( không kể thời gian giao đề) I.Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi “…Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm…” Câu 1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? (1,0 điểm) Câu 2. Nêu dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sử dụng từ “tưởng” và “xót” trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm) Câu 3. Đoạn thơ nói về lòng hiếu thảo của Thúy Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy nêu những việc làm thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong đời sống hàng ngày.(1,0 điểm) II. Tiếng Việt (2,0 điểm) Câu 1. Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Thế nào là cách dẫn gián tiếp? (1,0 điểm) Câu 2. Cho câu"Nghề dạy văn thật đáng yêu, học văn là một niềm vui lớn."(Tố Hữu nói với các thầy cô dạy văn ở Hà Nội vào tháng 3 năm 1963). Hãy viết câu văn có sử dụng câu trên theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. (1,0 điểm) III. Tập làm văn(5,0 điểm) Dựa vào phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (từ đầu đến đoạn bé Đản chỉ cái bóng trên vách và nói đó chính là người hay tới đêm đêm; lúc bấy giờ Trương Sinh mới hiểu ra rằng vợ mình bị oan, nhưng việc trót đã qua rồi). Em hãy đóng vai Trương Sinh, kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
  4. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 Phần Câu Đáp án Biểu điểm Đoạn thơ được trích trong tác phẩm “Truyện Kiều” 0,5 1 Tác giả Nguyễn Du 0,5 - Từ “tưởng” gợi lên được nỗi lòng khắc khoải, nhớ mong về 0,5 người cũ tình xưa của Thúy Kiều. Trong lòng nàng luôn thường trực nỗi nhớ người yêu đau đớn, dày vò tâm can. 2 - Từ “xót” tái hiện chân thực nỗi đau đớn đến đứt ruột của Kiều I khi nghĩ về cha mẹ. Nàng không thể ở cạnh báo hiếu cho cha 0,5 mẹ, nàng đau đớn tưởng tượng ở chốn quê nhà cha mẹ đang ngóng chờ tin tức của nàng. HS nêu những biểu hiện của lòng hiếu thảo: vâng lời, biết ơn, 3 biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ, cố gắng học giỏi để ông bà cha mẹ 1,0 vui lòng … HS nêu đúng khái niệm cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp 1 (mỗi ý đúng đạt 0,5 đ) 1,0 Viết câu: - Dẫn trực tiếp: Trong cuộc nói với các thầy cô dạy văn ở Hà II Nội vào tháng 3 năm 1963, nhà thơ Tố Hữu có nói: "Nghề dạy 0,5 2 văn thật đáng yêu, học văn là một niềm vui lớn." - Dẫn gián tiếp: Trong cuộc nói với các thầy cô dạy văn ở Hà Nội vào tháng 3 năm 1963, nhà thơ Tố Hữu có nói rằng nghề 0,5 dạy văn thật đáng yêu, học văn là một niềm vui lớn. Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm Đề:Dựa vào phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (từ đầu đến đoạn bé Đản chỉ cái bóng trên vách và nói đó chính là người hay tới đêm đêm; lúc bấy giờ Trương Sinh mới hiểu ra rằng vợ mình bị oan, nhưng việc trót đã qua rồi). III Em hãy đóng vai Trương Sinh, kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận. 1. Yêu cầu về nội dung: Dựa vào tác phẩm “Chuyện người con gáiNam Xương” của Nguyễn Dữ và yêu cầu đề bài để kể lại câu chuyện 2. Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh biết vận dụng các kỹ năng làm văn tự sự kết hợp các
  5. yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm để tạo lập văn bản. - Đảm bảo kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Kể ở ngôi thứ nhất, có cách viết sáng tạo, giàu cảm xúc. 3. Đáp án và biểu điểm: (Dàn bài gợi ý) a. Mở bài: - Trương Sinh giới thiệu về bản thân mình (tên, gia cảnh, tính cách) 0,5 - Trương Sinh dẫn dắt vào câu chuyện (Có một câu chuyện làm tôi ân hận suốt đời, dù có chết tôi cũng không tha thứ cho bản thân). b. Thân bài: 3,5 b.1. Quá trình kết hôn và chung sống với Vũ Nương - Vợ tôi là Vũ Nương, xinh đẹp, đảm đang, khéo léo 1,0 - Chúng tôi chung sống với nhau rất hòa thuận, hạnh phúc, háo hức chờ đón đứa con đầu lòng. - Đang trong thời gian mặn nồng, hạnh phúc, chiến tranh phi nghĩa xảy đến, tôi phải từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi chiến đấu. - Chia tay vợ trong niềm lưu luyến, nhớ thương. Tôi xúc động nhất khoảnh khắc vợ rót chén rượu đưa tiễn tôi và nói nàng không cần vinh hoa phú quý, chỉ cần tôi được bình yên. b.2. Thời gian xa nhà (Được nghe những người hàng xóm kể lại) - Tôi đi được một tuần thì vợ sinh con trai đặt tên là Đản. - Mẹ tôi ở nhà vì quá thương nhớ tôi nên sinh bệnh. - Vợ tôi ở nhà chăm nom mẹ tôi ân cần, chu đáo, ai ai cũng phải công nhận sự hiền thảo đó. - Khi mẹ mất, vợ tôi khóc thương và lo liệu cho mẹ tôi được mồ 1,0 yên mả đẹp. - Tôi thầm tự hào và biết ơn vợ, tự nhủ với lòng sẽ yêu thương và trân trọng nàng suốt đời. b.3. Trương Sinh trở về và nghi oan cho vợ. - Ba năm sau tôi trở về, trước sự ra đi của mẹ tôi đau đớn, xót xa vô cùng. - Tôi định bế con trai ra mộ để cùng thắp nén hương cho mẹ, nhưng nó khóc lóc, không chịu nhận tôi, nói cha nó chỉ nín thin thít, đêm nào cũng đến. - Tính tôi đa nghi lại vội vàng nên vô cùng giận giữ, không để cho vợ thanh minh mà ngay lập tức đuổi đi. 0,5 b.4. Vũ Nương thanh minh, được giải oan và sự hối hận của chàng Trương.
  6. - Trước cơn thịnh nộ của tôi, Vũ Nương hết lời giải thích, thanh minh, nàng hỏi tôi chuyện kia nhưng tôi cố tình không nói, tôi vẫn mắng nhiếc thậm tệ và đuổi đi mặc cho hàng xóm can ngăn - Sau đó, vợ tôi tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang tự tử để chứng minh lòng thành. Dù vẫn còn rất giận nhưng biết tin nàng tự tử tôi cũng động lòng thương, vớt xác lên nhưng không thấy. - Một đêm, nằm cùng bé Đản, bé chỉ tay lên chiếc bóng trên vách tường và nói đó là cha mình. Tôi bàng hoàng nhận ra nỗi 1,0 oan tày đình của vợ. Tôi đau đớn, dằn vặt tự trách mình. - Tôi đau đớn, ân hận, giày vò, vì những cơn ghen mù quáng của mình. c. Kết bài: - Trương Sinh tự rút ra cho mình bài học: Vợ chồng phải biết yêu thương tôn trọng và đặt niềm tin ở nhau mới có hạnh phúc bền lâu. - Trương Sinh tự hứa với lòng sẽ ở vậy, chăm con thật tốt, bù 0,5 đắp sai lầm. - Lời nhắn gửi tới mọi người: hãy biết bảo vệ hạnh phúc của mình; tìm được hạnh phúc đã khó, giữ được hạnh phúc lại càng khó hơn. d. Sáng tạo: cách kể chuyện độc đáo, yếu tố miêu tả và miêu tả 0,5 nội tâm được vận dụng phù hợp Tổng điểm 10,0 Chú ý: - Đối với bài TLV: Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt tốt các yêu cầu về nội dung, phương pháp, kỹ năng và sáng tạo hợp lý - Cho điểm cả bài TLV tròn đến 0,50đ. Nếu sai ngôi kể thì điểm tối đa không quá 2,00đ.
  7. UBND THỊ XÃ NINH HÒA KIỂM TRA GIỮA HK I NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút( không kể thời gian giao đề) I.Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi “…Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai, Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm…” Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào?Ai là tác giả? (1,0 điểm) Câu 2:. Nêu dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sử dụng từ “tưởng” và “xót” trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm) Câu 3: Đoạn thơ nói về lòng hiếu thảo của Thúy Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy nêu những việc làm thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong đời sống hàng ngày.(1,0 điểm) II. Tiếng Việt (2,0 điểm) Câu 4: Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Thế nào là cách dẫn gián tiếp? (1,0 điểm) Câu 5: Cho câu"Nghề dạy văn thật đáng yêu, học văn là một niềm vui lớn."(Tố Hữu nói với các thầy cô dạy văn ở Hà Nội vào tháng 3 năm 1963). Hãy viết câu văn có sử dụng câu trên theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. (1,0 điểm) III. Tập làm văn(5,0 điểm) Đề: Dựa vào phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (từ đầu đến đoạn bé Đản chỉ cái bóng trên vách và nói đó chính là người hay tới đêm đêm; lúc bấy giờ Trương Sinh mới hiểu ra rằng vợ mình bị oan, nhưng việc trót đã qua rồi). Em hãy đóng vai Trương Sinh, kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2