intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Chủ đề Mức độ cần đạt Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Tên văn bản, - Hiểu được - Suy nghĩ tác giả. nội dung của về một vấn Đọc hiểu - Phương thức đoạn trích. đề liên (Đoạn trích biểu đạt. quan đến truyện) - Nhận biết lời đoạn trích dẫn trực tiếp, gián tiếp - Việc sử dụng các phương châm hội thoại. Số câu : Số câu : 3 Số câu : 1 Số câu : 1 Số câu : 5 Số điểm : Số điểm : 3 Số điểm : 1 Số điểm : 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ %: Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 50% Tạo lập Viết bài văn văn bản thuyết minh Số câu: Số câu: 1 Số điểm: Số điểm: 5 Tỉ lệ %: Tỉ lệ: 50% Tổng số câu: Số câu : 3 Số câu : 1 Số câu : 1 Số câu: 1 Số câu: 6 Tổng số điểm: Số điểm : 3 Số điểm : 1 Số điểm : Số điểm: 5 Số điểm: 10 Tỉ lệ %: Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 10% 1 Tỉ lệ: 50% Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ: 10%
  2. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS 19. 8 NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: NGỮ VĂN 9 Họ và tên :.................................. Thời gian 90 phút (không tính thời gian giao đề ) Lớp: Điểm Lời phê I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành: - Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đứa con ngây thơ nói: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: - Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được. (Trích Ngữ văn 9, tập I) Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích. Câu 3 (1,0 điểm) Theo em, việc Trương Sinh nghe lời nói của bé Đản rồi “đinh ninh là vợ hư” có vi phạm phương châm hội thoại nào không? Vì sao? Câu 4 (1,0 điểm) Hãy tìm lời dẫn trong đoạn trích và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Câu 5 (1,0 điểm) Người xưa nói “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. Theo em, lời nói của trẻ có đáng tin cậy không? Vì sao? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Giới thiệu về chiếc quạt giấy - một đồ vật gần gũi trong cuộc sống con người. ..........Hết...... Người duyệt đề Giáo viên ra đề Nguyễn Thị Thương
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021- 2022 MÔN: NGỮ VĂN 9 I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN CÂU TIÊU CHÍ CẦN ĐẠT ĐIỂM - Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương 0,25 1 - Tác giả: Nguyễn Dữ 0,25 - Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 2 Nội dung đoạn trích: Trương Sinh đi lính trở về, dẫn con đi thăm 1,0 mộ mẹ, nghe lời con nhỏ (bé Đản) nghi là vợ mình không chung thủy. - Việc Trương Sinh nghe lời bé Đản rồi “đinh ninh là vợ hư” vi 0,5 phạm: Phương châm về chất. 3 - Vì: Lời nói của một đứa trẻ lên ba tuổi chưa đủ chứng cứ thuyết 0,5 phục để kết tội vợ mình. - Lời dẫn: - Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn 0,25 khổ lắm rồi. - Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng 0,25 4 đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, 0,25 chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. - Là lời dẫn trực tiếp 0,25 - HS trả lời: “có”, “không” hoặc “có nghe nhưng cần suy nghĩ, 0,25 phân tích,...”,... 5 - Mức 1: Giải thích hợp lí, thuyết phục. 0,75 - Mức 2: Có giải thích hợp lí nhưng hoàn toàn thuyết phục 0,5 - Mức 3: Chỉ giải thích được một ý nhỏ 0,25 II. TẠO LẬP VĂN BẢN: Giới thiệu về chiếc quạt giấy - một đồ vật gần gũi trong cuộc sống con người. Yêu cầu chung: - Bài văn phải bám sát thể loại thuyết minh. - Biết kết hợp sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả phù hợp, sinh động. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn thuyết minh: có đầy 0,25
  4. đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được cái quạt giấy; Thân bài triển khai được nguồn gốc, họ hàng, đặc điểm cấu tạo, công dụng và giá trị sử dụng của quạt giấy; Kết bài nhấn mạnh giá trị, sự tiên ích của quạt giấy b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh. 0,5 c. Triển khai ý trong bài văn theo trình tự hợp lí: Học sinh 0,25 có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: * Mở bài: Giới thiệu rõ vai trò, ý nghĩa của cái quạt giấy trong đời sống người Việt Nam 1,0 * Thân bài: - Nguồn gốc: Có lẽ quạt giấy xuất hiện từ rất xa xưa khi con người không chỉ có nhu cầu làm mát mà còn làm duyên, làm 0,25 dáng. Nó vừa gọn nhẹ vừa đòi hỏi bàn tay người thợ thủ công khéo léo chứ không quá đơn giản như quạt lá, quạt mo. - Chủng loại: Quạt giấy cũng có nhiều loại, phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Thông dụng nhất là quạt giấy dành cho các bà các mẹ đi chợ, đi làm, hay lên chùa cúng phật; quạt thóc, 0,25 quạt lúa cho bà con nông dân mỗi độ mùa màng. Bên cạnh đó còn có cả quạt giấy dành cho công tử cô nương con nhà giàu; quạt dành cho biểu diễn nghệ thuật; quạt dành để trang trí phòng khách... . - Cấu tạo thông thường quạt giấy gồm hai phần: 0,5 + Phần nan: (Phần khung) Thường làm bằng nứa hoặc tre chẻ mỏng, vót nhẵn. Thông thường mỗi chiếc quạt giấy có 15->17 nan quạt (dẻ quạt), hai nan ngoài cùng gọi là nan cái to và chắc chắn hơn. Trung bình nan quạt dài từ 25->30 cm một đầu được gắn với nhau bằng đinh vít giúp quạt xoè ra hình bán nguyệt hoặc gấp lại dễ dàng. + Phần giấy: là phần quan trọng tạo nên giá trị của quạt; gồm hai lớp giấy dính với nhau thông qua lớp hồ dán, đồng thời ôm khít phần nan ở giữa. Người ta thường chọn loại giấy vừa bóng, đẹp vừa bền dai. trên bề mặt in đủ các hình ảnh đẹp mắt như phong cảnh quê hương hay bài thơ trữ tình hoặc những hình rồng phượng... sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngày nay quạt giấy còn được cách tân làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như vải lụa, von mềm hoặc làm bằng gỗ ép,nhựa cao cấp với đủ mầ sắc sặc sỡ, diêm dúa khác nhau. - Giá trị sử dụng: Quạt sinh ra chủ yếu để làm mát cho con 0,5 người, thế nhưng giá trị của nó lại rất lớn. Nó được coi là đồ vật vừa tiện ích, vừa gọn nhẹ, đồng hành cùng con người trong
  5. những ngày nắng nóng. Con người đi bất cứ nơi đâu quạt cũng đi theo làm bạn, giúp con người vơi đi bao vất vả mệt nhọc, đỡ đần con người quạt thóc rê lúa được sạch hơn. Quạt còn là đồ vật làm duyên cho các cô thôn nữ, tôn thêm vẻ đẹp cao sang quí phái cho các công tử cô nương con nhà quyền quí. Quạt còn giúp cho các điệu múa thêm nhịp nhàng uyển chuyển, tôn thêm vẻ thâm trầm cổ kính cho phòng khách. Quạt còn dùng làm vật lưu niệm làm quà tặng nhau mỗi khi con người đi xa,về gần. 0,25 - Bảo quản quạt dễ dàng, đơn giản. Khi sử dụng cần nhẹ nhàng, tránh làm rách giấy hoặc gãy nan quạt, sử dụng xong gấp lại cẩn thận, cất nơi khô ráo để quạt dùng được bền lâu. * Kết bài: Đánh giá chung và nêu suy nghĩ, tình cảm của của bản thân về bài Sang thu. 0,75 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; cách giới thiệu và 0,25 thuyết minh đối tượng mới mẽ, đưa ra những nội dung kiến thức mới lạ, tạo được sức hấp dẫn cho bài văn thuyết minh. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn 0,25 ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. (Ngoài yêu cầu trên, tùy theo mức độ sáng tạo và kĩ năng làm bài của học sinh mà giáo viên ghi điểm)
  6. BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIŨA KÌ MÔN NGỮ VĂN 9 Câu Hình Nội dung Mức độ thức 1 TL Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Nhận biết 1 TL Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn Nhận biết trích. 1 TL Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên là Nhận biết ai? 2 Nêu nội dung của đoạn trích. Thông hiểu 3 TL Theo em, việc Trương Sinh nghe lời nói của Nhận biết bé Đản rồi “đinh ninh là vợ hư” có vi phạm phương châm hội thoại nào không? Vì sao? 4 TL Hãy tìm lời dẫn trong đoạn trích và cho biết Nhận biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? 5 TL Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ“Đi hỏi Vận dụng thập già, về nhà hỏi trẻ” trong đoạn văn trên. TL Thuyết minh về một đồ dùng. Vận dụng cao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2