intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kiêu Kỵ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kiêu Kỵ” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kiêu Kỵ

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN NGỮ VĂN 9 ––––––––– Năm học 2021 – 2022 Thời gian: 90 phút Mức Vận dụng độ Nhận biết Thông hiểu Tổng cộng Chủ đề Thấp Cao 1. Đọc- Tác giả, tác Kiến thức Tiếng Viết hiểu và phẩm, năm Việt: Từ ngữ địa Kể tên tác đoạn viết đoạn sáng tác. phương; câu phẩm cùng văn văn nghị phân loại theo chủ đề luận văn mục đích nói; học. lời dẫn gián tiếp, trực tiếp. Số câu: 1 1 1 1 4 Số điểm: 0,5 1,5 1.0 3,5 6,5 Tỉ lệ: 5% 15% 10% 35% 65% Xác định Câu phân loại 2. Đọc – PTBĐ. theo ngữ pháp Viết hiểu và đoạn viết đoạn văn văn nghị luận xã hội. Số câu: 1 2 1 4 Số điểm: 0,5 1 2,0 3,5 Tỉ lệ: 5% 10% 20% 35% Số câu: 2 3 1 2 8 Số điểm: 1 2,5 1,0 5,5 10,0 Tỉ lệ: 10% 25% 10% 55% 100%
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: NGỮ VĂN 9 ––––––––– Năm học: 2021- 2022 Thời gian: 90 phút Ngày KT: 30/12/2021, Tiết KT: 3;4 Tiết theo PPCT: 79, 80 Khối: 9 ĐỀ 1 Phần 1: (6,5 điểm) Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng): "Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên: - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?" (Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2013) Câu 1. Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại ít nhất một từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích trên. Câu 2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì? Câu 3. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên. Đoạn văn có sử dụng câu có lời dẫn gián tiếp và phép lặp để lên kết (gạch dưới lời dẫn gián tiếp và từ ngữ sử dụng làm phép lặp, chú thích). Câu 4. Kể tên một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha vì chiến tranh mà chia cách (ghi rõ tên tác giả). PHẦN II: (3,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: … “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là
  3. nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.” … (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn năm 2017) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 2. Các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” xét về cấu tạo ngữ pháp thuộc loại câu nào? Câu 3. Trong đoạn văn trên, việc sử dụng cấu trúc “Nếu ….thì ” có tác dụng gì? Câu 4. “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày”. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về vấn đề: “Vì sao chúng ta phải vươn lên từng ngày”. ---Hết---
  4. UBND HUYỆN GIA LÂM BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: NGỮ VĂN 9 ––––––––– Năm học: 2021- 2022 Thời gian: 90 phút ĐỀ 1 Câu Đáp án Biểu điểm Phần I (6,5điểm) Câu 1 - Chiếc lược ngà được viết năm 1966 0,25 (0,5đ) - Các từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích trên là: anh 0,25 Sáu; chén; văng; cứng đầu… (HS chỉ cần kể 1 từ) Câu 2 - Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ 1,0 cương quyết không nhận anh Sáu là ba, không nhận sự chăm (1,5đ) sóc và yêu thương của anh Sáu đối với nó. Lúc đó, bé Thu vẫn không tin anh Sáu là ba thật của nó vì trên khuôn mặt anh có vết thẹo không giống với chân dung người ba trong tấm ảnh mà bé Thu biết. - Câu văn in nghiêng trong đoạn trích giúp người đọc nhận 0,5 biết được câu văn có hình thức nghi vấn ở sau đó không phải là một câu dùng với mục đích hỏi vốn có của kiểu câu nghi vấn. Mục đích nói thật sự của câu đó là biểu thị cảm xúc của anh Sáu đối với thái độ của bé Thu. Giận quá và không kịp suy nghĩ nên hành động của anh Sáu lúc đó không đúng với bản chất của mình: vung tay đánh vào mông nó và hét lên. (HS chỉ cần ghi: Câu nghi vấn dùng bộc lộ cảm xúc). Câu 3 a. Hình thức: 1,0 (3,5đ) - Đoạn văn quy nạp - Đạt yêu cầu về số câu - Lời dẫn trực tiếp, phép lặp (có gạch chân và chú thích) b. Nội dung: - Thái độ, lời nói, hành động của bé Thu: 1,5 + Khi lần đầu gặp ba: tái mặt, hoảng hốt, kêu thét. + Trong 3 ngày ông Sáu ở nhà: không gọi ông Sáu là cha, nói
  5. trổng, không chịu nhờ ông chắt nồi nước cơm, hắt cái trứng cá ra khỏi bát khiến cơm văng tung toé, bỏ về bà ngoại … + Trong phút chia tay: cất tiếng gọi ba, chạy xô tới, ôm cổ ba, hôn ba … - Nhận xét, đánh giá về nhân vật: 0,5 + ương bướng, ngang ngạnh, ngây thơ, đáng yêu. + có tình cảm sâu sắc, rạch ròi. - Nhận xét, đánh giá về ngòi bút miêu tả và tình cảm của tác giả với nhân vật: 0,5 + am hiểu tâm lí trẻ thơ, dành cho trẻ em tình yêu. + ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế. Câu 4 - Tên văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương 0,5 (1đ) - Tên tác giả: Nguyễn Dữ 0,5 Phần II (3,5 điểm) Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5 (0,5đ) Câu 2 Các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình 0,25 thản tiến bước.Không phải để tự ti.” thuộc câu rút gọn. (0,25đ) Câu 3 Việc sử dụng cấu trúc câu “Nếu…thì” nhằm nhấn mạnh: 0,25 -Xã hội phân công nhiệm vụ mỗi người rất rõ ràng: người lao (0,75đ) động trí óc- người lao động chân tay. -Bất cứ một công việc nào cũng đều có vai trò nhất định góp 0,25 phần giúp ích cho cuộc sống và xây dựng xã hội. 0,25 -Thể hiện thái độ trân trọng nghề nghiệp, trân trọng con người. Câu 4 a. Hình thức: Đảm bảo đoạn văn 2/3 trang giấy thi, không mắc 0,5 lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt… 2,0đ b. Nội dung: Chúng ta cần phải “vươn lên từng ngày”. Vì: -Cuộc sống luôn vận động và phát triển, đòi hỏi con người 0,75 phải có ý thức sống tích cực… -Vươn lên trong cuộc sống để khẳng định giá tri của bản thân và để hoàn thành vai trò, trách nhiệm công dân trong việc xây 0,75 dựng và phát triển đất nước…
  6. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: NGỮ VĂN 9 ––––––––– Năm học: 2021- 2022 Thời gian: 90 phút Ngày KT: 30/12/2021, Tiết KT: 3;4 Tiết theo PPCT: 79, 80 Khối: 9 ĐỀ 2 I. Phần I: (6,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.” Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Câu 2: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm có chứa đoạn văn trên? Câu 3: Câu văn “ Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chỉ rõ các từ ngữ thể hiện những biện pháp tu từ đó? Việc sử dụng những biện pháp tu từ trên có tác dụng gì trong việc diễn đạt nội dung của đoạn văn? Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những nét đẹp tâm hồn của nhân vật chính trong truyện ngắn trên. Đoạn văn có sử dụng câu có lời dẫn gián tiếp và phép lặp để lên kết (gạch dưới lời dẫn gián tiếp và từ ngữ sử dụng làm phép lặp, chú thích). Phần 2: (3,5 điểm) Cho đoạn thơ sau: Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa Cái cò…sung chát đào chua…
  7. câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru… (“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Nguyễn Duy) Câu 1. Xác định phương thức biểu chính đạt được sử dụng được sử dụng trong đoạn thơ trên? Câu 2. Trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích, hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những hình ảnh nào? Câu 3. Từ “đi” trong hai câu thơ sau được hiểu thế nào? Nhà thơ muốn gửi gắm điều gì tới người đọc qua hai câu thơ này? “ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru…” Câu 4. Bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy là tiếng yêu thương tha thiết của con khi nhớ về mẹ, gợi nhắc cho mỗi người về tình mẫu tử thiêng liêng lắng sâu trong tâm hồn con người. Viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong cuộc sống mỗi người. ---Hết---
  8. UBND HUYỆN GIA LÂM BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: NGỮ VĂN Năm học: 2021- 2022 Thời gian: 90 phút ĐỀ 2 Câu Đáp án Biểu điểm Phần I (6,5điểm) Câu 1 - Đoạn văn được trích từ văn bản: Lặng lẽ Sa Pa. 0,25 (0,5đ) - Tác giả: Nguyễn Thành Long 0,25 Câu 2 Giá trị nội dung: - Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp ở Sa Pa. 0,25 (1,0đ) - Chân dung những người lao động bình thường nhưng phẩm 0,25 chất rất cao đẹp. - Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến 0,5 quên mình cho nhân dân, tổ quốc. Câu 3 - Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa: + So sánh: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống 0,5 (1,5đ) những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả. + Nhân hóa: chặt, quét. 0,5 -Tác dụng: Nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất 0,5 vả của anh thanh niên. Qua đó làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng của nhân vật này.
  9. Câu 4 a. Hình thức 1,0 (3,5đ) - Đoạn văn quy nạp - Đạt yêu cầu về số câu - Lời dẫn trực tiếp, phép lặp (có gạch chân và chú thích) b. Nội dung: * Anh là người yêu và say mê vớỉ công việc của mình: 1,0 - Anh thường nghĩ cuộc sống của anh không cô đơn bởi anh với công việc là đôi. - Làm việc một mình không người giám sát nhưng anh vẫn làm một cách nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao. * Anh là người chong cách sống đẹp; 0,5 - Anh “thèm” người tới mức lấy cây chặn đường để được làm quen. -Tự sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, khoa học. - Luôn tìm cho mình một niềm vui ở nơi vắng vẻ, cô đơn: lấy sách để trò chuyện và trau dồi kiến thức. * Anh là người cởi mở, chân thành và hiếu khách: 0,5 - Rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện. - Phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: gửi biếu vợ bác lái xe gói tam thất, tặng hoa, tặng quà cho cô gái và ông hoạ sĩ. * Anh là người khiêm tốn và thành thực: 0,5 - Anh luôn cảm thấy công việc và đóng góp của mình là nhỏ bé. - Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung, anh đã từ chối và nhiệt tình giới thiệu nhưng người khác mà anh cho rằng đáng vẽ hơn anh Phần II (3,5điểm) Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,25 (0,25đ) Câu 2 -Người mẹ được khắc họa qua các hình ảnh: không có yếm 0,5 đào, nón mê, tay bí, tay bầu, áo nhuộm bùn, áo nhuộm nâu…
  10. (0,5đ) =>Học sinh nêu được 4/5 hình ảnh => Cho điểm tối đa => Học sinh nêu dưới 1-3 hình ảnh => Cho ½ số điểm Câu 3 - Nghĩa từ “đi”: 0,25 + “đi” câu 1: Sống, trải qua… (0,75đ) => Học sinh chỉ cần diễn đạt bằng một từ tương đương + “đi” câu 2: Hiểu, thấu hiểu, hiểu hết, lắng nghe hết… 0,25 => Học sinh chỉ cần diễn đạt bằng một từ tương đương - Điều nhà thơ muốn gửi gắm: Học sinh chỉ cần diễn đạt được 1 ý cho 0,25 điểm 0,25 +Lời ru của mẹ chứa chan tình cảm, thương yêu, mơ ước mà mẹ gửi gắm… +Con người dù sống trọn cuộc đời của mình cũng không thể thấu hiểu hết được những tình cảm, nhắn gửi đó, nên cần trân trọng nâu niu… +Trân trọng tình cảm của mẹ, trân trọng lời ru… Câu 4 a. Về hình thức: Đảm bảo đoạn văn 2/3 trang giấy thi, không 0,5 mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt… (2đ) b. Về nội dung: Bài làm đảm bảo thể hiện rõ quan điểm tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng trân quý có ý nghĩ quan trọng trong cuộc đời mỗi người trên một số phương diện cơ bản sau: -Giải thích: Tình mẫu tử là tình ruột thịt nồng nàn giữa người 0,25 mẹ và đứa con của mình; nó biểu hiện qua tình yêu thương, nỗi lo lắng, là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ dành cho con; là sự yêu thương tôn kính của đứa con với người mẹ của mình... -Ý nghĩa của tình mẫu tử: 0,75 + Giúp đời sống tinh thần của ta đầy đủ, phong phú và ý nghĩa. +Giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống. +Là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi khó khăn. +Là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao sống của cá nhân….. Có dẫn chứng minh họa -Bàn luận mở rộng: + Biết phản đối biểu hiện kẻ coi thường, giẫm đạp lên tình mẫu 0,5 tử + Bài học cho bản thân: Từ nhận thức đến hành động => Tôn trọng, khắc ghi công ơn cha mẹ; sống cho xứng đáng với tình mẹ; cởi mở, đón nhận những tình cảm cha mẹ dành cho mình để thấu hiểu và hạnh phúc trong cuộc sống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1