intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lệ Chi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lệ Chi’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lệ Chi

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 -2022 TRƯỜNG THCS LỆ CHI Môn: Ngữ văn 9 ( Tiết 86+87 theo PPCT) Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) MA TRẬN ĐỀ Mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng độ/Chủ đề cao I. Nghị - HCST - Ý nghĩa - Viết đoạn luận VH nhan đề văn - Nội dung - Nghệ thuật Số câu- 1 3 1 5 số điểm 0.5 2 3.5 6 tỉ lệ % 5% 20% 35% 60% II. Nghị - PTBĐ - Nội dung - VĐV luận XH ý nghĩa nghị luận Số câu- 1 1 1 3 số điểm 0.5 1 2.5 4 tỉ lệ % 5% 10% 25% 40% Tổng 2 4 1 1 8 1 3 3.5 2.5 10 10% 30% 35% 25% 100%
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS LỆ CHI NGỮ VĂN 9 (Tiết 86+87 theo KHDH) ĐỀ 1 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I (6 điểm): Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn viết: “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài…”. 1/ Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Tại sao xây dựng nhân vật ông Hai luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm là “Làng” mà không đặt là “Làng Chợ Dầu”? 2/ Ghi lại những lời độc thoại nội tâm trong đoạn trích. Những lời độc thoại ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật? 3/ Bằng những hiểu biết về tác phẩm, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng-phân-hợp làm sáng tỏ tình yêu làng và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích). Phần II (4 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở bên dưới: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khoẻ và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thôi". Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới... (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004) 1/ Xác định phương thức biểu đạt chính được dùng trong văn bản. 2/ Trước ý định đem gieo trên cánh đồng của ông chủ, hai hạt lúa có phản ứng như thế nào? 3/ Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện trên (không quá 2/3 trang giấy).
  3. UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS LỆ CHI NGỮ VĂN 9 (Tiết 86+87 theo KHDH) ĐỀ 2 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I (6 điểm): Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long có những lời bộc bạch rất chân thành của nhân vật anh thanh niên: “- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. 1/ Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Vì sao khi đặt nhan đề cho tác phẩm, tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ- đặt tính từ “lặng lẽ” lên trước danh từ “Sa Pa”? 2/ “Nghề này” mà nhân vật nhắc đến là nghề gì? Trong truyện, sự gian khổ của “nghề” được thể hiện như thế nào? 3/ Bằng những hiểu biết về tác phẩm, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng-phân-hợp làm sáng tỏ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích). Phần II (4 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở bên dưới: HAI BIỂN HỒ Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này. Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người... (Quà tặng cuộc sống- Nhà xuất bản Trẻ, 2007) 1/ Xác định phương thức biểu đạt chính được dùng trong văn bản. 2/ Theo tác giả, vì sao biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết?
  4. 3/ Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện trên (không quá 2/3 trang giấy). HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Phần I: Câu Gợi ý đáp án Biểu điểm 1 - Năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 0.5đ - Nếu tác giả đặt nhan đề tác phẩm là “Làng Chợ Dầu” thì chỉ thể 0.5đ hiện được tình yêu và sự gắn bó với làng của ông Hai. - Đặt nhan đề tác phẩm là “Làng”, thông qua câu chuyện của nhân vật ông Hai, tác giả còn nói được tình yêu và sự gắn bó với 0.5đ làng của tất cả những người dân quê đất Việt. 2 - Mụ nói cài gì vậy?Mụ nói cái gì mà lào xào thế? 0.5đ - Thể hiện tâm trạng lo lắng, sợ hãi của nhân vật 0.5đ 3 - Hình thức: 1đ + HS viết đúng đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu. + Sử dụng đúng câu ghép và lời dẫn trực tiếp. - Nội dung: làm sáng tỏ tình yêu làng và tinh thần kháng chiến của ông Hai 2.0đ + Tình yêu làng: nhớ làng, luôn nghe ngóng tin tức về làng, buồn bã, đau khổ khi nhận được tin làng theo giặc… + Có tinh thần kháng chiến: lúc ở làng đã cùng an hem phục vụ kháng chiến; ở nơi tản cư thường xuyên theo dõi tin tức kháng chiến; yêu làng nhưng làng theo Tây thì phải thù… YC: Dẫn chứng điển hình tiêu biểu thể hiện được vẻ đẹp của nhân vật - Khai thác nghệ thuật miêu tả nội tâm trong xây dựng nhân vật. 0.5đ Phần II: Câu Gợi ý đáp án Biểu điểm 1 Tự sự 0.5đ 2 - Hạt lúa thứ nhất: ẩn khuất trong kho lúa 0.5 đ - Hạt lúa thứ hai: mong được ông chủ mang gieo xuống đất 0.5đ 3 - Hình thức: HS có thể trình bày dưới hình thức đoạn văn, bài 0.5đ văn hoặc gạch ý với độ dài khoảng 2/3 trang giấy. - Nội dung: Làm sáng tỏ ý nghĩa giáo dục của câu chuyện: + Hạt lúa thứ nhất: ẩn dụ cho lối sống ích kỉ, tư lợi chỉ nghĩ đến 1.5đ bản thân. + Hạt lúa thứ hai: ẩn dụ cho lẽ sống cao đẹp, sẵn sàng chấp nhận hi sinh để cống hiến cho đời (liên hệ đến những tấm gương đã sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc) 0.5đ + HS rút ra được bài học nhận thức của bản thân: sống phải có ý
  5. chí, lý tưởng cống hiến cho cuộc đời. (HS nghị luận về 1 phương diện cho không quá 2/3 số điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 Phần I: Câu Gợi ý đáp án Biểu điểm 1 - Năm 1970, sau chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai 0.5đ - Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp yên 1đ bình, lặng lẽ của cảnh vật và những cống hiến thầm lặng của người lao động ở Sa Pa. 2 - Nghề: Khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu. 0.5đ - Sự gian khổ của nghề được thể hiện ở khí hậu khắc nghiệt 0.5đ nhất là vào 1h đêm trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m với gió to, rét và mưa tuyết. 3 - Hình thức: 1đ + HS viết đúng đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu. + Sử dụng đúng câu ghép và lời dẫn trực tiếp. - Nội dung: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên + Yêu công việc, say mê với công việc và có tinh thần trách 2.0đ nhiệm cao trong công việc. + Cởi mở, chân thành, quý trọng mọi người, khiêm tốn. + Nếp sống gọn gang, ngăn nắp, khoa học. YC: Dẫn chứng điển hình tiêu biểu thể hiện được vẻ đẹp của nhân vật - Khai thác nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hành động, ngôn 0.5đ ngữ. Phần II: Câu Gợi ý đáp án Biểu điểm 1 Tự sự 0.5đ 2 Biển hồ thứ nhất gọi là biến Chết vì không có sự sống nào bên 1đ trong cũng như xung quanh biển hồ này. 3 - Hình thức: HS có thể trình bày dưới hình thức đoạn văn, bài 0.5đ văn hoặc gạch ý với độ dài khoảng 2/3 trang giấy. - Nội dung: Làm sáng tỏ ý nghĩa giáo dục của câu chuyện: + Biển hồ thứ nhất: ẩn dụ cho lối sống khép mình cá nhân, ích 1.5đ kỉ + Biển hồ thứ hai: ẩn dụ cho lối sống hòa đồng, biết sẻ chia với những người xung quanh (liên hệ với những tấm lòng hảo tâm sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ đồng bào). 0.5đ + HS rút ra được bài học nhận thức của bản thân: sống phải biết
  6. chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. (HS nghị luận về 1 phương diện cho không quá 2/3 số điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2