intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 7) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số Lĩnh vực nội dung I. Đọc hiểu -Tên văn bản,tác giả. - Hiểu được ý Trình bày Tiêu chí lựa nghĩa chi tiết/hình quan điểm, chọn ngữ - Thể loại ảnh/lời nói trong suy nghĩ về liệu: Đoạn văn bản - Cách dẫn trực tiếp, đoạn trích một vấn đề phàn văn học cách dẫn gián tiếp đặt ra trong - Hiểu nội dung trung đại đoạn trích. Việt Nam -Phương thức biểu đạt. của đoạn trích - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài văn thuyết minh II. Tạo lập
  2. - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 3 1 1 1 6 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100%
  3. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 7) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. BẢNG MÔ TẢ ĐỀ THEO MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số Lĩnh vực nội dung I. Đọc hiểu Tiêu chí -Tên văn - Hiểu nội dung Trình bày lựa chọn ngữ liệu: bản,tác giả.( 1đ) của đoạn trích quan điểm, Đoạn văn bản trong suy nghĩ về tác phẩm " Chuyện - Thể loại( 1 đ) ( 1đ) một vấn đề người con gái Nam - Nhận biết lời đặt ra trong Xương" dẫn trực tiếp đoạn trích. ( 1đ) - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30% 10% 10 % 50% Viết bài văn thuyết II. Tạo lập minhvề loài Văn bản cây( đề A) con vật ( đề
  4. B) ( sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miểu tả - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 3 1 1 1 6 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100%
  5. PHÒNG GD & ĐT TP. TAM KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NH 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN NGỮ VĂN– LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ A I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng nó quấy khóc. Sinh dỗ dành: -Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đứa con ngây thơ nói: -Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: -Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được. ( Ngữ văn 9 tập 1- NXB Giáo dục) Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. (1.0 điểm) Tác phẩm chứa đoạn trích trên viết theo thể loại nào? Câu 3. (10 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích . Câu 4. (1.0 điểm) Tìm một lời dẫn trong đoạn trích và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp, dẫn lại ý nghĩ hay lời nói của nhân vật? Câu 5.( 1đ) Theo em, trong cuộc sống, có nên tin lời trẻ con không? Vì sao? II . TẠO LẬP VĂN BẢN ( 5.0) Thuyết minh về một loài cây quen thuộc, gần gũi với người Việt Nam. --- HẾT---
  6. PHÒNG GD & ĐT TP. TAM KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NH 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN NGỮ VĂN– LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ B I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rõ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: -Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất. ( Ngữ văn 9 tập 1- NXB Giáo dục) Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. (1.0 điểm) Tác phẩm chứa đoạn trích trên viết theo thể loại nào? Câu 3. (10 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích . Câu 4. (1.0 điểm) Tìm một lời dẫn trong đoạn trích và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp, dẫn lại ý nghĩ hay lời nói của nhân vật? Câu 5.(1đ) Ở đoạn trích trên, Vũ Nương là người giữ trọn lời thề, trọng tình trọng nghĩa. Theo em, trong cuộc sống, việc giữ lời hứa (lời thề) có cần thiết không? Vì sao? II . TẠO LẬP VĂN BẢN ( 5.0) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích . ---HẾT---
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0, 25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm ĐỀ A I . Đọc hiểu( 5 đ) TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 1.0 - Tên văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương 0.5 - Tác giả: Nguyễn Dữ 0.5
  8. Câu 2. (1.0 điểm) Tác phẩm chứa đoạn trích trên viết theo thể loại nào? 1.0 Thể loại : Truyền kì 1.0 Câu 3. (1.0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích . 1.0 - Trương Sinh trở về, bé Đản không chịu nhận cha 0.5 - Nghe lời con nhỏ , Trương Sinh ghen tuông, nghi ngờ vợ hư hỏng. 0.5 * HS có cách diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn ghi điểm Câu 4. (1.0 điểm) Tìm một lời dẫn trong đoạn trích và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp 1.0 hay gián tiếp, dẫn lại ý nghĩ hay lời nói của nhân vật?
  9. Trong đoạn văn có 3 lời dẫn ( đó là lời thoại nhân vật) 0.5 -HS chỉ cần xác định đúng 1 lời dẫn 0.5 - Dẫn trực tiếp, dẫn lại lời nói nhân vật Câu 5.(1.0 điểm) Theo em, trong cuộc sống, có nên tin lời trẻ con không? Vì sao? 1.0 Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau miễn sao lý giải hợp lý và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là gợi ý: 1.0 a. Nên tin Vì: trẻ con ngây thơ. Trẻ con nghe, thấy gì nói vậy, không biết bịa đặt...nên lời trẻ con chân thật... b. Không nên tin. Vì đôi lúc trẻ con còn nhỏ dại nên có thể không hiểu hết sự thật của mọi tình huống, mọi vấn đề trong đời sống... c. Nên lắng nghe lời trẻ con nhưng phải tùy hoàn cảnh, sự việc và phải biết chọn lọc, cân nhắc, kết hợp nhiều luồng thông tin để có sự nhìn nhận, đánh giá chính xác... Lưu ý: Học sinh có bày tỏ ý kiến chấm 0,25 điểm. Phần lý giải tùy vào mức độ, chấm tối đa 0,75 điểm II- Tạo lập văn bản: ( 5đ) Đề :Thuyết minh về một lại cây quen thuộc, gần gũi với người Việt Nam. Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài thuyết minh - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Nắm vững phương pháp thuyết minh - Kĩ năng : HS vận dụng phương pháp làm bài văn thuyết minh- Sử dụng miêu tả và biện pháp nghệ thuật hợp lí, hiệu quả. *Yêu cầu cụ thể:
  10. 1. Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh:Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài: biết tổ chức thành 0.5 nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Biết xác định rõ phương pháp thuyết minh …phần kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. 2.Xác định đúng đối tượng cần thuyết minh: Loài cây quen thuộc, gần gũi ( cây lúa, 0. 5 cây tre, cây chuối, cây dừa...) 3. Triển khai vấn đề thuyết mính phù hợp: Vận dụng tốt các phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu; Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số gợi ý: a .Giới thiệu về loài cây : nguồn gốc, chủng loại, các loại ( nếu có) b. Đặc điểm loài cây -.Giới thiệu đặc điểm bên ngoài: hình dáng, màu sắc ,kích thước và những điểm nổi bật của: thân, cành, lá, hoa, quả… -. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, môi trường sống thích hợp của cây c. Lợi ích của loài cây- 2.5 - Lợi ích trong sản xuất, trong đời sống hằng ngày ... (thân , cành, hoa, quả...) -. Phát triển kinh kế, xuất khẩu, du lịch... - Đời sống văn hóa tinh thần d- Chăm sóc, bảo vệ… -Cảm nghĩ về loài cây 4. Sáng tạo :sáng tạo trong trong trình bày, biết kết hợp miêu tả và sử dụng biện pháp 1.0 nghệ thuật hợp lí, hiệu quả 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0. 5 *GV đánh giá điểm tùy thực tế làm bài của học sinh,khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0, 25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm ĐỀ B I . Đọc hiểu( 5 đ) ĐÁP ÁN ĐIỂM
  12. Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 1.0 - Tên văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương 0.5 - Tác giả: Nguyễn Dữ 0.5 Câu 2. (1.0 điểm) Tác phẩm chứa đoạn trích trên viết theo thể loại nào? 1.0 Thể loại : Truyền kì 1.0 Câu 3. (1.0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích . 1.0
  13. - Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang 0.5 - Vũ Nương xuất hiện trên kiệu hoa rực rỡ giữa dòng sông rồi biến mất 0.5 * HS có cách diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn ghi điểm Câu 4. (1.0 điểm) Tìm một lời dẫn trong đoạn trích và cho biết đó là lời dẫn trực 1.0 tiếp hay gián tiếp, dẫn lại ý nghĩ hay lời nói của nhân vật? -HS xác định đúng lời dẫn:-Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng 0.5 không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. - Dẫn trực tiếp, dẫn lại lời nói nhân vật 0.5 Câu 5.( 1đ)Ở đoạn trích trên,Vũ Nương là người giữ trọn lời thề, trọng tình 1.0 trọng nghĩa. Theo em, trong cuộc sống, việc giữ lời hứa (lời thề) có cần thiết không? Vì sao? Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau miễn sao lý giải hợp lý và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là gợi ý: 1.0 a. Cần giữa lời hứa( lời thề) Vì: giữ lời hứa sẽ tạo niềm tin ở mọi người về mình, thể hiện sự tôn trọng với người khác, thể hiện trách nhiệm với lời nói của bản thân... b. Cần giữ lời hứa (lời thề) nhưng phải biết ứng xử linh hoạt trong một số trường hợp của thực tế đời sống, không quá máy móc,... Lưu ý: Học sinh có bày tỏ ý kiến chấm 0,25 điểm. Phần lý giải tùy vào mức độ, chấm tối đa 0,75 điểm II- Tạo lập văn bản: ( 5đ) Tiêu chí đánh giá Điểm
  14. *Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài thuyết minh - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Nắm vững phương pháp thuyết minh - Kĩ năng : HS vận dụng phương pháp làm bài văn thuyết minh- Sử dụng miêu tả và biện pháp nghệ thuật hợp lí, hiệu quả. *Yêu cầu cụ thể: 1 Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh:Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài: biết 0.5 tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Biết xác định rõ phương pháp thuyết minh …phần kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. 2.Xác định đúng đối tượng cần thuyết minh: Giống vật nuôi có ích( chó, mèo, gà, 0. 5 trâu, bò,...) 3.Triển khai vấn đề thuyết mính phụ hợp: Vận dụng tốt các phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu; Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số gợi ý. a.Giới thiệu về nguồn gốc, chủng loại Giới thiệu nguồn gốc của vât nuôi( nhập từ nước ngoài, sống hoang dã được thuần hóa, lai tạo…)- Các loại ( nếu có) b. Đặc điểm vât nuôi - Giới thiệu đặc điểm bên ngoài: hình dáng, màu sắc ,kích thước và những điểm nổi bật của một số bộ phận cơ thể … -.Thói quen, tính nết. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, ... 2.5 - Một số đặc điểm nổi bật khác... - Điều kiện sống thích hợp của vật nuôi . c Lợi ích của vật nuôi- - Trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất , phát triển kinh tế..., - Với sống tinh thần của con người- d- Chăm sóc, bảo vệ… Cảm nghĩ về vật nuôi 4. Sáng tạo :sáng tạo trong trong trình bày, biết kết hợp miêu tả và sử dụng biện 1.0
  15. pháp nghệ thuật hợp lí, hiệu quả 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5 *GV đánh giá điểm tùy thực tế làm bài của học sinh,khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2