intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Tập, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Tập, Nam Trà My” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Tập, Nam Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 9 NĂM HỌC 2022-2023 Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng Lĩnh vực hiểu cao số nội dung I. Đọc hiểu - Nhận biết được tên tác - Hiểu - Ý kiến cá Tiêu chí ngữ giả, tác phẩm. được nội nhân về liệu: Đoạn thơ - Chỉ ra biện pháp tu từ dung vấn đề liên được sử dụng trong chính của quan đến đoạn trích đoạn trích. bài học. - Chỉ ra được nghĩa của từ - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% -Viết một II. Làm văn bài văn thuyết minh -Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 10% 50% Tổng số câu 3 1 1 1 6 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100 %
  2. PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 9 NĂM HỌC: 2022-2023 Chủ đề Mức độ Mô tả Nhận biết - Các biện pháp từ Thông hiểu Xác định được các biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó có trong đoạn thơ Tiếng Việt Vận dụng Nhận biết nghĩa của từ có trong đoạn thơ. -Trau dồi vốn từ Nhận biết Thông hiểu
  3. Vận dụng Nhận biết Biết được tên tác giả, tác phẩm qua đoạn thơ. - Chị em Thúy Kiều Văn bản Thông hiểu Hiểu được nội dung của đoạn thơ. Nêu suy nghĩ suy nghĩ của bản thân về thân phận của nguời phụ nữ trong xã hội Vận dụng phong kiến. Nhận biết - Nhận biết được kiểu văn bản - Xác định được cách thức trình bày bài văn thuyết minh. Làm văn -Văn thuyết minh về cây - Hiểu được vấn đề cần thuyết minh. lúa Việt Nam. Thông hiểu - Lựa chọn được ngôn ngữ phù hợp để thể hiện được nội dung vấn đề. - Tạo lập được một văn bản thuyết minh biết kết hợp yếu mố miêu tả và biểu cảm Vận dụng cao - Có sáng tạo trong diễn đạt; lập luận chặt chẽ, thuyết phục. PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 9
  4. Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. (SGK Ngữ văn 9, tập một, tr 94) Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. (1,0 điểm) Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. Tác dụng của biện pháp tu từ đó là gì? Câu 3. (1,0 điểm) Trong câu “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”, từ “Khuôn trăng” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển và theo phương thức nào? Câu 4. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 5. (1,0 điểm) Từ thân phận của Thúy Kiều, em có suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến? II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Viết bài văn thuyết minh về cây lúa Việt Nam. ……………………..Hết………………
  5. PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 9 NĂM HỌC: 2022-2023 I. ĐỌC – HIỂU Câu Nội dung, đáp án Điểm Câu 1 - Trích trong bài: Chị em Thúy Kiều 1,0 -Tác giả: Nguyễn Du Câu 2 Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích: - Biện pháp ước lệ tượng trưng. 1,0 - Tác dụng: Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để tả vẻ đẹp của hai chị em Túy Kiều. Câu 3 - Từ Khuôn trăng được dùng với nghĩa chuyển 1,0 - Theo phương thức ẩn dụ. Câu 4 Đoạn trích đã sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp 1,0 của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều; đồng thời ca ngợi tài năng của con người (của Thúy Kiều) Câu 5 - Mức 1: HS có thể trình bày những suy nghĩ của mình theo nhiều 1,0 ý khác nhau: + Họ là những người phụ nữ luôn bị xã hội vùi dập không được tôn trọng bị tước đoạt mọi quyền lợi. Và hoàn toàn bị phụ thuộc vào đàn ông và gia đình. + Thực hiện tam tòng tứ đức và đều biết giữ trọn đạo nghĩa, thực hiện chu toàn bổn phận của mình. - Mức 2: HS nêu được bài học nhưng chưa đầy đủ, diễn đạt chưa 0,5 thật rõ. 0 - Mức 3: Trả lời sai hoặc không trả lời. II. TẬP LÀM VĂN Đề: Kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Tiêu chí đánh giá
  6. 1. Yêu cầu chung: - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn thuyết minh hoàn chỉnh - Biết vận dụng kĩ năng thuyết minh kết hợp sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh; - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... 2. Định hướng dàn bài: 1,0 a) Mở bài: -Dẫn dắt, giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam (cây lương thực chính quan trọng, một trong những biểu tượng của nền nông nghiệp nước ta,...). 1,0 b)Thân bài: - Giới thiệu khái quát về cây lúa Việt Nam + Lúa nước là loại cây quen thuộc với người dân nước ta, có lịch sử trồng trọt và canh tác lâu đời. + Là thế mạnh của xuất khẩu lương thực Việt Nam trên thị trường thế giới. - Giới thiệu chi tiết về cây lúa 0,5 + Đặc điểm sinh học: Cây tự thụ phấn, rễ chùm, một lá mầm,... + Môi trường sống: ngập nước. 1,0 - Vai trò của cây lúa trong đời sống người Việt Nam: + Làm ra gạo tạo nguồn lương thực chính trong các bữa ăn. + Xay thành bột dùng làm nguyên liệu chính cho nhiều loại bánh. + Cho ra những phụ phẩm sau hạt gạo (cám, tấm, vỏ trấu,...) dùng trong chăn nuôi và các việc khác. + Tạo nguồn thu nhập cho người trồng lúa. + Trở thành chủ lực mang lại lợi nhuận xuất khẩu, danh tiếng và cơ hội tiến xa hơn cho nước ta trên thị trường lương thực thế giới.
  7. c) Kết bài: 1,0 - Nêu kết luận, nhận định chung về cây lúa Việt Nam (quan trọng, mang lại nguồn lợi to lớn…) d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về thuyết minh cây lúa. 0,25 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắt chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 3. Biểu điểm: - Điểm 4,0 - 5,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, bài viết chân thực, xúc động, đầy đủ nội dung, sai ít lỗi chính tả. - Điểm 2,0 - 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, nhưng chỉ ở mức tương đối, sai dưới 10 lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0,5 - 1,0: Không đảm bảo các yêu cầu trên. Sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0: Bài viết để trắng. (Tùy vào bài viết của học sinh, giáo viên linh hoạt cho điểm) Duyệt đề của tổ KHXH Giáo viên ra đề Văn Viết Hiệp Đinh Thị Mia Duyệt đề của BLĐ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2