intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Thăng Bình" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Thăng Bình

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học: 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 9 I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT 1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, khả năng vận dụng kiến thức ấy vào việc đọc - hiểu và tạo lập văn bản. 2. Khảo sát một số kiến thức, kỹ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 9, giữa học kỳ I, theo các nội dung; Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá mức độ nhận thức cụ thể theo những yêu cầu đặt ra cho các nội dung học tập. 3. Đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo tập văn bản theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. II. HÌNH THỨC - THỜI GIAN - Hình thức: Tự luận - Thời gian: 90 phút III. MA TRẬN Mức độ nhận Tổng Nội thức dung/đơ Kĩ năng TT n vị kiến Vận thức Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) 1 Đọc Văn bản hiểu ngoài 4 1 1 6 chương trình Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 2 Viết Viết bài văn 1* 1* 1* 1 1 thuyết minh. Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 40% 30% 20% 10% 100
  2. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề A) I. Đọc hiểu: (5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tết Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu. Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”. Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc. Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi. Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”. (Trần Hoàng Trúc, Theo https://tuoitre.vn). Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: (0,5 điểm) Câu Tết(1) năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết(2). Từ "tết" nào được dùng theo nghĩa gốc, từ "tết" nào được dùng theo nghĩa chuyển? Câu 3: (1,0 điểm) Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản. Câu 4: (1,0 điểm) Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp. Câu 5: (1,0 điểm) Cho biết nội dung văn bản trên. Câu 6: (1,0 điểm) Từ nội dung văn bản, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình. II. Làm văn: (5 điểm) Viết bài văn giới thiệu về một loài cây quen thuộc ở quê em
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM: I/ Đọc hiểu : Câu Đáp án Điểm Câu 1 Phương thức: tự sự 0,5 Câu 2 -"tết"(1) nghĩa gốc 0,25 - "tết"(2) nghĩa chuyển 0,25 Câu 3 Yếu tố miêu tả: tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà, hăm hở dọn nhà, quà ngổn ngang, cây mai nguyên lá, mái nhà xanh rêu, quà năm cũ còn nguyên, vương bụi, bố mẹ rưng rưng. - HS nêu được từ 2/3 yếu tố; - Từ 1/2 yếu tố; 1,0 - Dưới 1/2 yếu tố 0, 5 - Không cho điểm nếu HS tìm 1 yếu tố hoặc không nêu được, nêu sai.). 0,25 Câu 4 - “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”. 0, 25 - “Năm nay có tết rồi!”. 0, 25 - Dấu hiệu: Đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép. 0,5 Câu 5 - Là con cái, dù đi đâu thì tết cũng nên về sum họp cùng gia đình. - Tết không quan trọng ở vật chất đủ đầy, điều quan trọng là cả gia đình được sum 0,5 họp đầm ấm. ... 0,5 Câu 6 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 Có thể trình bày theo hướng sau: 0,25 * Giới thiệu về tình cảm gia đình. 0,5 * Giải thích: Tình cảm gia đình là gì? Tình cảm gia đình là mối liên hệ khăng khít, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau (ông bà - bố mẹ - con cái, anh - chị - em), được biểu hiện thông qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên. * Vai trò của tình cảm gia đình: + Đối với cá nhân: tạo động lực, lan tỏa yêu thương. + Đối với xã hội: tạo nên một xã hội vững mạnh, tràn đầy niềm vui, yêu thương. * Chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình bền chặt? trong hành động và ứng xử. * Khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tình cảm gia đình II/ Tạo lập : Nội dung (Tiêu chí đánh giá) Điểm 1. Yêu cầu chung a) Yêu cầu về kỹ năng - Bài làm phải tổ chức thành bài văn thuyết minh hoàn chỉnh có kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... - Sử dụng được một số biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn bản thuyết minh. Bài viết cần kết hợp yếu tố miêu tả hợp lý. b) Yêu cầu về nội dung Bài thuyết minh phải thể hiện những tri thức khách quan về loài cây mình giới thiệu, đảm bảo lợi ích về vật
  4. chất và tinh thần đối người dân quê em, không sao chép, bịa đặt. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: giới thiệu được đối tượng thuyết minh; phần thân bài: thuyết minh cụ thể, sinh 0,5 động về đối tượng thuyết minh (có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả); phần kết bài: Kết luận về đối tượng thuyết minh. b) Các nội dung cơ bản: - Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Loài cây quen thuộc có giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần ở quê em. 0,5 - Thân bài: Có thể viết riêng từng phần hoặc kết hợp trình bày các tri thức sau đây: + Giới thiệu nguồn gốc, đặc điểm, quá trình sinh trưởng, phát triển của loài cây. + Giới thiệu về các chủng loại + Trình bày lợi ích của loài cây: lợi ích về vật chất và tinh thần 0,5 + Sự gắn bó giữa loài cây với đời sống người dân - Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về loài cây. Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với loài cây. 0,25 c) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, có sự sáng tạo trong cách thuyết minh 2,0 d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 0,5 0,25 0,25 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề B) I. Đọc hiểu: (5 điểm) Đọc văn bả n sau và trả lời các câu hỏi: Quê nội ơi Mấy năm trời xa cách Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi Nghe tiếng trời gầm xa lắc... Cớ sao lòng thấy nhớ thương. Ơi cơn mưa quê hương Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé
  5. Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa Ta yêu quá như lần đầu mới biết Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết Như tre, dừa như làng xóm quê hương Như những con người biết mấy yêu thương. (Lê Anh Xuân, Nhớ cơn mưa quê hương, NXB Văn học 2003). Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ ? Câu 3: (1điểm) Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ cuối và nêu tác dụng? Câu 4: (1 điểm) Từ 5 dòng thơ đầu, em hãy xác định thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa? Câu 5: (1 điểm) Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? Câu 6: (1 điểm) Suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người. II. Làm văn: (5 điểm) Viết bài văn giới thiệu về một loài cây quen thuộc ở quê em HƯỚNG DẪN CHẤM: I/ Đọc hiểu : Câu Đáp án Điểm Câu 1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ: Tự do 0,5 Câu 2 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm 0,5 Câu 3 2 biện pháp tu từ ở 4 dòng thơ cuối là điệp ngữ (ta yêu), so sánh (như). 0,5 - Tác dụng: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ. 0,5 + Nhấn mạnh tình yêu và nỗi nhớ quê hương lẫn những kỷ niệm thời thơ ấu cảnh vật gần gũi với tác giả. +Tăng tính sinh động hơn về cách viết trong bài thơ. Câu 4 - Thời gian trong đêm. 0,5 - Tâm trạng của tác giả: buồn, nhớ quê, nhớ nội. 0,5
  6. Câu 5 Nội dung chính của đoạn thơ: 1,0 Nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc nhất. Câu 6 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 Có thể trình bày theo hướng sau: 0,25 * Giới thiệu: Trong mỗi con người chúng ta, quê hương đóng một vai trò hết sức quan trọng. 0,5 * Giải thích: Quê hương chính là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với những kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó. * Quê hương đóng vai trò như thế nào trong mỗi con người chúng ta? + Biểu hiện của việc yêu mến quê hương trước hết là sự gắn bó với mảnh đất, con người quê hương, biết rung động trước nhũng vẻ đẹp cùa thiên nhiên đất nước. + Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người. + Quê hương chính là nơi ta cảm thấy yên bình và tuyệt vời nhất trong lòng mình. Là nơi để ta nương tựa mỗi khi ta mệt mỏi. * Cảm nhận của em về quê hương. II/ Tạo lập : Nội dung (Tiêu chí đánh giá) Điểm 1. Yêu cầu chung a) Yêu cầu về kỹ năng - Bài làm phải tổ chức thành bài văn thuyết minh hoàn chỉnh có kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... - Sử dụng được một số biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn bản thuyết minh. Bài viết cần kết hợp yếu tố miêu tả hợp lý. b) Yêu cầu về nội dung Bài thuyết minh phải thể hiện những tri thức khách quan về loài cây mình giới thiệu, đảm bảo lợi ích về vật chất và tinh thần đối người dân quê em, không sao chép, bịa đặt. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: giới thiệu được đối tượng thuyết minh; phần thân bài: thuyết minh cụ thể, sinh 0,5 động về đối tượng thuyết minh (có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả); phần kết bài: Kết luận về đối tượng thuyết minh. b) Các nội dung cơ bản: - Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Loài cây quen thuộc có giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần ở quê em. - 0,5 - Thân bài: Có thể viết riêng từng phần hoặc kết hợp trình bày các tri thức sau đây: + Giới thiệu nguồn gốc, đặc điểm, quá trình sinh trưởng, phát triển của loài cây. + Giới thiệu về các chủng loại + Trình bày lợi ích của loài cây: lợi ích về vật chất và tinh thần 0,5 + Sự gắn bó giữa loài cây với đời sống người dân - Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về loài cây. Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với loài cây. 0,25 c) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, có sự sáng tạo trong cách thuyết minh 2,0 d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 0,5 0,25 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2