intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế An” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế An

  1. PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS QUẾ AN Môn: Ngữ văn- lớp 9 Năm học 2022-2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Gần miền có một mụ nào, Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh. Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”, Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”. Quá niên trạc ngoại tứ tuần, Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao. Trước thầy sau tớ lao xao, Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang. Ghế trên ngồi tót sỗ sàng, Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Câu 1 (1.0 đ). Nêu tên các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (1.0 đ). Cách trả lời của Mã Giám Sinh vi phạm các phương châm hội thoại nào? Câu 3 (1.0 đ). Câu thơ Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần” sử dụng cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao em biết? Câu 4 (1.0 đ). Khái quát nội dung đoạn thơ. Câu 5 (1.0 đ). Phân tích sự khác nhau trong việc khắc họa nhân vật Mã Giám Sinh ở đoạn trích trên so với cách khắc họa chân dung chị em Thúy Kiều ở Đoạn trích Chị em Thúy Kiều? II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Em hãy nhập vai Trương Sinh (hoặc Vũ Nương) trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương kể lại câu chuyện bi thương của gia đình mình. ------------------------- Hết -------------------------
  2. Trường THCS Quế An KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn lớp 9 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. B. Đáp án và thang điểm I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 Nêu tên các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. (1.0 đ) - Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm 1.0 Cách trả lời của Mã Giám Sinh vi phạm các phương châm hội thoại Câu 2 nào? (1.0 đ) - Cách thức, lịch sự. 1.0 Câu thơ Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần” sử dụng Câu 3 cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao em biết? (1.0 đ) - Trực tiếp 0.5 - Vì lời nói nhân vật được dẫn nguyên văn và đặt trong dấu ngoặc kép. 0.5 Câu 4 Khái quát nội dung đoạn thơ. (1.0 đ) Khắc họa chân dung của con buôn MGS trong lễ vấn danh. 1.0 Phân tích sự khác nhau trong việc khắc họa nhân vật Mã Giám Sinh ở đoạn trích trên so với cách khắc họa chân dung chị em Thúy Câu 5 Kiều ở Đoạn trích Chị em Thúy Kiều? (1.0 đ) - Mã Giám Sinh: Tả ngoại hình, hành động lật tẩy bản chất nhân vật (tả 0.5 trực tiếp - bút pháp tả thực) - Chị em Thúy Kiều: Dùng bút pháp tượng trưng, ước lệ (tả gián tiếp) 0.5 II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Em hãy nhập vai Trương Sinh (hoặc Vũ Nương) trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương kể lại câu chuyện bi thương của gia đình mình. Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung:
  3. - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cách kể chuyện hấp dẫn, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với các yếu tố miêu tả, biểu cảm và miêu tả nội tâm. *Yêu cầu cụ thể: 0.25 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Phần mở bài: Biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu hoàn cảnh gợi nhớ câu chuyện; - Phần thân bài: Biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, có mở đầu – diễn biến – kết thúc - Phần kết bài: Thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. b.Xác định đúng câu chuyện cần kể: Nhập vai một trong hai nhân vật trong 0.25 truyện “Chuyện người con gái Nam Xương kể lại câu chuyện bi thương của chính gia đình mình. c.Triển khai câu chuyện: Vận dụng tốt kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm và miêu tả nội tâm; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: c1. Mở bài: 0.5 - Giới thiệu hoàn cảnh gợi nhớ câu chuyện. c2. Thân bài: Diễn biến câu chuyện. 3.0 - Nhập vai nhân vật trong truyện để kể lại câu chuyện bi thương của gia đình mình, đòi hỏi người viết phải hoá thân vào nhân vật, kể lại câu chuyện của chính mình, bằng lời văn của mình. (người kể là người trong cuộc, chuyện được kể theo ngôi thứ nhất) - Phải thật sự đặt mình trong tình cảnh của nhân vật để thể hiện, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét...về bản thân mình, về nhân vật đối diện (vợ hoặc chồng)- chú ý đặc điểm tính cách mỗi nhaan vật để thể hiện cho đúng: + Vũ Nương thuỳ mị, nết na, hiếu nghĩa, trong trắng, đảm đang, tháo vát; Trương Sinh ít học, cạn nghĩ, tính tình nóng nảy, lại thêm thói ghen tuông mù quáng.... * VN ngày ở nhà mẹ... * VN ngày về làm dâu nhà chồng, ăn ở, cư xử... * VN ngày chồng đi lính: cảnh tiễn đưa, những ngày chồng ở nơi chiến trận... * VN ngày chồng mãn lính trở về... - Cảm xúc của người kể cần chú ý theo trình tự: cảm mến, yêu thương- nhở nhung lo lắng- giận dữ, tìm cách hàn gắn- đổ vỡ- ân hận day dứt, ... - Tuỳ vai nhân vật mà cần tưởng tượng, hình dung về tình cảnh của người kia , bộc lộ tâm trạng, nỗi lòng , suy nghĩ của mình về vợ hoặc chồng... (Chú ý kể sinh động, hấp dẫn; kết hợp miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội tâm hợp lí) c3. Kết bài: 0.5 - Nêu ấn tượng và cảm nghĩ của em về câu chuyện. - Lời khuyên... d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề rút ra 0.25 từ câu chuyện. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 -------------------HẾT----------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0