intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Quang Khải, Ninh Hoà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Quang Khải, Ninh Hoà” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Quang Khải, Ninh Hoà

  1. UBND THỊ XÃ NINH HÒA KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC: 2022 - 2023 TRẦN QUANG KHẢI MÔN: Ngữ Văn 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: a/ Phần đọc- hiểu văn bản: - Nắm được phương thức biểu đạt của văn bản. - Cảm nhận về ý nghĩa của chi tiết thơ. - Nắm được nội dung : cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp, các phương châm hội thoại. - Vận dụng giải được bài tập. b/ Phần Tập làm văn: - Biết cách xây dựng đoạn văn nghị luận xã hội - Nắm lại thể loại văn tự sự. - Vận dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. - Tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận diện và thực hành. - Xây dựng văn bản, trình bày bài, kĩ năng diễn đạt. 3. Thái độ: - Trung thực, trân trọng bài kiểm tra. - Yêu thích bộ môn. 4. Năng lực cần đạt: - Năng lực phân tích và tổng hợp. - Năng lực vận dụng-thực hành. - Năng lực tư duy độc lập. - Năng lực tạo lập văn bản . II. MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng NLĐG cao I. Đọc- Hiểu - Nhận biết -Nêu được lí do của Ngữ liệu: phương thức biểu việc vi phạm phương đoạn thơ đạt. châm hội thoại trong sgk - Nhận biết lời - Hiểu được phẩm dẫn, phương chất nhân vật qua châm hội thoại ngữ liệu Số câu 2 +1/2 1+1/2 Số điểm 1,5 1,5 Tỉ lệ % 15% 15% II. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn -Biết xác định bố -Viết đúng nghị luận cục đoạn văn, có yêu cầu nghị
  2. mở đoạn, kết đoạn luận đúng hướng Viết bài văn - Biết xác định bố - Sáng tạo tự sự cục văn bản. - Viết đúng trong cách - Mở bài, kết bài yêu cầu nội kể đúng hướng dung tự sự. chuyện. Kết hợp yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn tự sự. Số ý 3 2 1 Số điểm 1,5 5,0 0,5 Tỉ lệ % 15% 50% 5% Tổng số câu/ 2+1/2 1+1/2 1 1 số điểm toàn bài 3,0 1,5 5,0 0,5 Tỉ lệ % điểm toàn bài 30% 15% 50% 5% Ninh Đông, ngày 22 tháng 10 năm 2022 Duyệt của tổ trưởng Người ra đề Võ Thị Thanh Thúy Nguyễn Ngọc Tố Nữ
  3. III. ĐỀ BÀI I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. (Trích Bếp lửa, Bằng Việt) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 3: (1,0 điểm) Lời dặn của người bà trong đoạn thơ trên đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao lại có sự vi phạm phương châm hội thoại đó? Câu 4: (1,0 điểm) Qua đoạn thơ, em cảm nhận được những phẩm chất nào của người bà? II. Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 5: (2,0 điểm) Từ tình cảm bà cháu ở phần đọc- hiểu, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo. Câu 6: ( 5,0 điểm) Hãy tưởng tượng em là bé Đản trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ khi đã trưởng thành, trong một lần đến miếu Vũ Nương viếng mẹ, được gặp lại mẹ của mình. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ ấy.
  4. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 Phần Câu Đáp án Biểu điểm 1 Đoạn văn sử dụng phương thức chính: biểu cảm 0,5 HS tìm được lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ: 0,5 2 “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Lời dặn của bà không tuân thủ phương châm về chất (nói sai sự 0,5 I thật). Người bà cố ý không tuân thủ phương châm về chất vì ưu tiên 3 cho một yêu cầu khác quan trọng hơn (để cho người bố yên tâm công tác chiến đấu tại chiến khu. Bà không muốn bố lại lo lắng 0,5 cho gia đình khi nghe những lời kể của người cháu). HS thể hiện được cảm nhận của mình về phẩm chất người bà: - - - Nghị lực sống mạnh mẽ, sự hi sinh cho gia đình, cho kháng chiến. 4 - Bà kiên trì, kiên nhẫn nhen nhóm, xây dựng lại những thứ mất 1,0 mát trong chiến tranh. - Trong lòng bà vẫn luôn chứa ngọn lửa của niềm tin, hy vọng và tình yêu thương. Ngọn lửa của tình yêu thương, đức tính can trường, vững vàng là ngọn lửa không thể dập tắt. 5 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo 2,0 a.Yêu cầu về kĩ năng - Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5 - Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội: bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, giàu sức thuyết phục. b.Yêu cầu nội dung: Học sinh có thể lựa chọn cách lập luận phù hợp để trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Dẫn dắt giới thiệu lòng hiếu thảo II - Ý nghĩa lòng hiếu thảo: + Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà mỗi người cần có; nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm của đạo làm con 1,5 đối với cha mẹ, ông bà; là thước đo để đánh giá phẩm chất đạo đức của mỗi con người. + Lòng hiếu thảo làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp và thấm đẫm nghiã tình; là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình, kết nối các thế hệ…; là nền tảng của đạo đức xã hội. (dẫn chứng) - Khẳng định, rút ra bài học cho bản thân
  5. 6 Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm Đề: Hãy tưởng tượng em là bé Đản trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ khi đã trưởng thành, trong một lần đến miếu Vũ Nương viếng mẹ, được gặp lại mẹ của mình. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ ấy. 1. Yêu cầu về nội dung: Dựa vào tác phẩm “Chuyện người con gáiNam Xương” 0,5 của Nguyễn Dữ và yêu cầu đề bài để kể lại câu chuyện 2. Yêu cầu về kỹ năng: - Đề bài yêu cầu kể chuyện tưởng tượng: người kể hóa thân vào nhân vật - Học sinh biết vận dụng các kỹ năng làm văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm để tạo lập văn bản. 1,0 - Đảm bảo kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Kể ở ngôi thứ nhất, có cách viết sáng tạo, giàu cảm xúc. 3. Đáp án và biểu điểm: Cần trình bày được các ý sau: 3,0 - Nội dung chính là cuộc gặp gỡ của bé Đản và Vũ Nương khi Đản đã trưởng thành. - Tâm sự của Đản: hiểu thấu nỗi oan của mẹ, đau đớn vì sự ngây thơ của mình ngày xưa- là một trong những nguyên nhân gây ra cái chết của mẹ, khát khao mong lại thấy được mẹ mình, mong mẹ tha thứ cho lỗi lầm của quá khứ. - Sự hiểu biết của Đản: Sự độc đoán, vũ phu, thiếu hiểu biết, đa nghi của cha là nỗi bất hạnh của mẹ; quan niệm sống trọng nam khinh nữ, chế độ sống nam quyền gây ra nỗi đau cho người phụ nữ; có ý thức thay đổi bản thân, cố gắng thay đổi mọi người xung quanh để mọi người biết đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn. - Nhân vật Vũ Nương: thương yêu, mong nhớ con; vị tha với lỗi của con và chồng; hiểu biết hơn về con đường dẫn đến hạnh phúc của người phụ nữ. - Câu chuyện có thể thêm các nhân vật khác để trở nên hấp dẫn và toát lên tư tưởng người viết. Sáng tạo: cách kể chuyện độc đáo, yếu tố miêu tả và miêu tả 0,5 nội tâm được vận dụng phù hợp Tổng điểm 10,0 Ninh Đông, ngày 22 tháng 10 năm 2022 Duyệt của tổ trưởng Người ra đề
  6. UBND THỊ XÃ NINH HÒA KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC: 2022 - 2023 TRẦN QUANG KHẢI MÔN: Ngữ Văn 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: … Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… (Trích Bếp lửa, Bằng Việt) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 3: (1,0 điểm) Lời dặn của người bà trong đoạn thơ trên đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao lại có sự vi phạm phương châm hội thoại đó? Câu 4: (1,0 điểm) Qua đoạn thơ, em cảm nhận được những phẩm chất nào của người bà? II. Tập làm văn (7,0 điểm): Câu 5: (2,0 điểm) Từ tình cảm bà cháu ở phần đọc- hiểu, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo. Câu 6: ( 5,0 điểm) Hãy tưởng tượng em là bé Đản trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ khi đã trưởng thành, trong một lần đến miếu Vũ Nương viếng mẹ, được gặp lại mẹ của mình. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ ấy. ------------------------- Hết ------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2