Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Phương, Yên Lạc
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Phương, Yên Lạc” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Phương, Yên Lạc
- PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ KSCL GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG NĂM HỌC: 2022 - 2023 –––––––––––– Môn: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng: “ …Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên,thế là đủ rồi”…Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó,tiệc tiễn vừa tàn áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san…”. (Ngữ văn 9, Tập 1, Nxb Giáo dục, 2019, tr.44) Câu 1.Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? A. Chiếc lược ngà B. Làng C. Lặng lẽ Sa Pa D. Chuyện người con gái Nam Xương Câu 2. Đoạn văn trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự,miêu tả B. Tự sự, biểu cảm C. Miêu tả , thuyết minhD. Tự sự, thuyết minh. Câu 3.Dòng nào nêu đúng nội dung chính của đoạn văn trên? A. Hình ảnh Vũ Nương tiễn chồng đi tòng quân. B.Hình ảnh Vũ Nương tiễn chồng đi tòng quân.Qua lời từ biệt Vũ Nương hiện lên là một người vợ hết lòng thương yêu chồng. C.Qua lời từ biệt Vũ Nương hiện lên là một người vợ hết lòng thương yêu chồng. D.Vũ Nương hiện lên là một người vợ yêu chồng. Câu 4. Bộ phận in đậm trong câu văn: Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên,thế là đủ rồi”là? A. Cách dẫn trực tiếp B. Cách dẫn gián tiếp C. Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp D. Cách dẫn nửa trực tiếp II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm). Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lòng tự trọng của con người. Trong đoạn văn, sử dụng phép liên kết câu- phép nối. Gạch chân dưới câu chứa phép nốiđó. Câu 6(5,0 điểm). Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Truyện Kiều của Nguyễn Du). ……………………………Hết………………………… (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:……………………….………………..SBD………………………..
- PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC HD CHẤM ĐỀ KSCL GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG NĂM HỌC: 2022 - 2023 –––––––––––– Môn: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút I,PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp D B B A án II, PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5(3,0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội có cấu trúc chặt chẽ, lập luận rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: Phần Nội dung Điểm Mở Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận:Lòng tự trọng là một trong những 0,25 đoạn phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện nhân cách. Thân * Giải thích và nêu biểu hiện: 0,75 đoạn - Tự trọng là tự ý thức được những giá trị tốt đẹp của bản thân, coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. - Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau lòng tự trọng lại có những biểu hiện khác nhau: Tự trọng là hết lòng vì công việc, trung thực trong công việc và học tập; là biết tạo và giữ chữ tín với mọi người; khi mắc khuyết điểm dám thẳng thắn thừa nhận và sửa chữa… + Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có tư tưởng nhân nghĩa, lối sống trong sáng, không bao giờ làm điều xấu, điều ác trái với lương tâm, đạo lí; không bị ảnh hưởng, bị tác động bởi thói hư tật xấu; cũng không bao giờ luồn cúi trước uy quyền để cầu cạnh, tư lợi…
- * Phân tích và bàn luận: 1,0 - Vì sao phải có lòng tự trọng? + Lòng tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa tốt của mình để hoàn thiện mình hơn. + Lòng tự trọng giúp con người thành công hơn trong cuộc sống bởi người có lòng tự trọng luôn làm việc bằng thực lực của chính mình. + Lòng tự trọng là biểu hiện của lối sống cao đẹp, chuẩn mực, thiện lương. - Vai trò, ý nghĩa của lòng tự trọng Lòng tự trọng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. + Lòng tự trọng là thước đo nhân cách của con người. Người có lòng tự trọng là người luôn có nhận thức và hành động đúng đắn, chuẩn mực. + Tự trọng giúp con người sống đẹp, sống có ích. Đây là nền tảng của một xã hội văn minh. + Lòng tự trọnglà cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, tình yêu thương, sự đồng cảm sẻ chia... + Người có lòng tự trọng luôn được người khác yêu mến, trân trọng, được xã hội ca ngợi, tôn vinh. (HS lấy một số dẫn chứng phù hợp) VD: Trong học tập, một học sinh không thuộc bài chấp nhận bị điểm kém chứ không nhìn bài bạn; Trong lịch sử, câu nói thể hiện lòng tự trọng, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của người anh hùng Trần Bình Trọng: Ta thà làm giặc nước Nam chứ không làm vua đất Bắc; Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao thà chết chứ không bán rẻ nhân cách, theo gót Binh Tư ... ) * Mở rộng vấn đề: - Trong cuộc sống, có nhiều người vẫn chưa nhận thức, chưa ý thức được giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những con người vì lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt mà tự hạ thấp mình, bán rẻ lương tâm, đánh mất lòng tự làm những điều có hại cho mọi người, cho xã hội, đất nước. Những con người đó đáng bị xã hội lên án, phê phán. - Tự trọng không đồng nghĩa với tự cao, tự phụ. Tự cao, tự phụ là thói xấu của con người, còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp. * Bài học nhận thức và hành động: 0.25 - Lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân mỗi người, là phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần có. - Vì vậy mỗi chúng ta cần xây dựng, bồi đắp cho mình lối sống tự trọng từ những việc nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày.
- Kết - Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của lòng tự trọng. 0,25 đoạn - Liên hệ bản thân. Đoạn văn có câu văn sử dụng phép nối 0,5 Câu 6(5,0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: Phần Nội dung Điểm Mở bài - Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Nội dung đoạn trích: Đoạn trích Chị em Thúy Kiều khắc họa rõ 0,25 nét chân dung tuyệt mĩ của Thúy Vân và Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của người phụ nữ và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh Thân 1. Khái quát bài - Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu của tác phẩm Gặp gỡ và đính ước. 0,5 - Giới thiệu khái quát tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích: Đoạn trích Chị em Thúy Kiều cho người đọc thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du trong việc miêu tả người qua bức chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều và cảm hứng nhân văn của đại thi hào gửi gắm trong tác phẩm. 2. Cảm nhận về đoạn trích a. Giới thiệu khái quát vềThúy Vân và Thúy Kiều(4 câu thơ đầu) Đầu lòng hai ả tố nga Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân 0, 75 - Là hai cô con gái đầu lòng của gia đình họ Vương. Sự kết hợp giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt ở câu thơ đầu khiến cho lời giới thiệu vừa tự nhiên vừa trang trọng. Từ tố nga cho thấy họ là những cô gái đẹp. Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười - Bút pháp ước lệ, nghệ thuật tiểu đối Nguyễn Du đã khái quát vẻ đẹp của hai chị em với cốt cách thanh tao như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn hảo từ hình thể đến tâm hồn. - Thúy Vân và Thúy Kiều đều có vẻ đẹp hoàn mĩ nhưng mỗi người
- lại có vẻ đẹp riêng. b. Vẻ đẹp của Thúy Vân (4 câu thơ tiếp) - Câu thơ “ Vân xem trang trọng khác vời” vừa giới thiệu nhân vật 1,0 vừa khái quát vẻ đẹp của nhân vật. Hai chữ trang trọng gợi vẻ đẹp cao sang, quý phái. - Bút pháp ước lệ, các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liệt kê…Nguyễn Du đã miêu tả cụ thể từng nét đẹp của Thúy Vân từ khuôn mặt, hàng lông mày, nụ cười, tiếng nói, mái tóc, làn da…Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với vẻ đẹp của tạo hóa trăng, hoa, mây, tuyết. Đó là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu phù hợp với quan niệm truyền thống. - Chân dung Thúy Vân mang tính cách, số phận. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên, nhưng lại hòa hợp êm đềm với xung quanh khiến mây thua, tuyết nhường dự báo số phận bình yên, không sóng gió. c. Vẻ đẹp của Thúy Kiều ( 12 câu thơ tiếp) - Hai câu thơ Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Nghệ thuật so sánh, cách dùng từ càng có ý nghĩa tăng tiến tạo ấn tượng đặc biệt về vẻ đẹp của Kiều. So với Thúy Vân vẻ đẹp của 1,5 Kiều nổi trội hơn.Cho thấy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. * Vẻ đẹp hình thức - Khi khắc họa chân dung Thúy Kiều, Nguyễ Du tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt. Đó là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của trí tuệ. - Bút pháp ước lệ, ẩn dụ, nhân hóa…Làn thu thủy, nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. gợi đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu; lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều là một giai nhân tuyệt sắc khiến hoa ghen, liễu hờn. Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, có sức quyến rũ lạ lùng. * Vẻ đẹp tài năng - Tả Thúy Vân, Nguyễn Du chỉ tả nhan sắc, còn tả Thúy Kiều, tác giả tả sắc một phần còn dành hai phần để tả tài năng. - Kiều rất mực thông minh và đa tài, đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, có đủ cầm ( nhạc) – biểu hiện tài năng nghệ thuật; kì (cờ)- biểu hiện trí tuệ thông minh; thi ( thơ)- biểu hiện tâm hồn phong phú, nhạy cảm; họa (vẽ)- biểu hiện năng 0,25 khiếu nghệ thuật và sự khéo léo, tinh tế. Trong đó tài đàn là sở trường, là năng khiếu (nghề riêng) của Kiều vượt lên trên mọi người ( ăn đứt). * Vẻ đẹp tâm hồn - Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn Bạc mệnh do Kiều sáng tác là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. => Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc- tài- tình. Chân dung
- Thúy Kiều mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp của nàng khiến tạo hóa phải ghen ghét, đố kị dự báo một cuộc đời đầy trắc trở, éo le. c. Cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều ( 4 câu thơ cuối) 0,5 - Thúy Kiều và Thúy Vân có cuộc sống phong lưu đức hạnh theo khuôn phép của lễ giáo phong kiến. Dù tới tuần cập kê nhưng hai chị em vẫn sống trong cảnh Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai. 3. Đánh giá - Bằng việc sử dụng bút pháp ước lệ; thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy (miêu tả Thúy Vân trước bằng 4 câu thơ làm nền để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều với 12 câu thơ); các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liệt kê; sự tài hoa trong việc chắt lọc, trau chuốt ngôn từ…Nguyễn Du đã khắc họa sinh động vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều… Kết bài - Khẳng định lại giá trị của đoạn trích.. 0,25 - Nêu cảm nghĩ của bản thân. Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn. Lưu ý:Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại; cho điểm từ 0 – 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0.5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 9 Mức độ cần Tổng số đạt Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao -Ngữ liệu: văn -Nhớ được -Khái quát bản nghệ thuật têntác phẩm được nội dung -Tiêu chí chọn -Nhận biết chính của đoạn lựa ngữ liệu: phương thức trích. một đoạn trích biểu đạt. -Hiểu xác định có độ dài tương được cách dẫn I.Đọc hiểu đương vơi một và dựa trên cơ đoạn/một phần sở nào nhận trong một văn diện được cách bản được học dẫn trong chương trình Số câu 2 2 4 Tổng Số điểm 1.0 1.0 2.0 Tỉ lệ 10% 10% 20% II.Tạo lập Câu 1. Học sinh biết viết văn bản Trìnhbày đoạn đoạn văn nghị văn nghị luận xã luận xã hội có cấu hội trúc chặt chẽ, lập luận rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
- Câu 2. Viết bài Nghị luận văn văn học cảm nhận Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 30 50 8 Tỉ lệ 30% 50% 80% Số câu 1 2 1 1 5 Tổng Số điểm 1.0 1.0 30 50 100 cộng Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 28 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn