Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH-THCS Đoàn Kết
lượt xem 2
download
‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH-THCS Đoàn Kết’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH-THCS Đoàn Kết
- TRƯỜNG TH - THCS ĐOÀN KẾT MA TRẬN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn Lớp: 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Mức độ Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề cao cộng 1. Đọc-hiểu - Nhận biết được - Biết cách Ngữ liệu:các phương thức chuyển lời dẫn ngoài sách biểu đạt của trực tiếp sang đoạn trích. giáo khoa -Nhận biết được gián tiếp thái độ của vi Thông điêp rút ra khách uống cà từ đoạn trích. phê với người ăn xin. - Nhận biết được thái đô của ông lão bán vé số - Nhận biết được cách dẫn trực tiếp có trong đoan trích Số câu: 3,5 1,5 5 Số điểm: 2,5 1,5 4,0đ Tỉ lệ: 25% 15% 40% 2. Tạo lập - Nắm được -Biết kết hợp hài - Kĩ năng viết 1 văn bản phương pháp hòa giữa lí lẽ và đoạn văn đảm bảo - Viết đoạn viết đoạn văn dẫn chứng để giải cấu trúc và nội nghị luận xã hội quyết vấn đề văn nghị luận dung theo yêu xã hội cầu. -Bài văn tự - Văn tự sự - Nhận biết được - Hiểu được cách - Kĩ năng viết bài sự đảm bảo kiểu bài văn tự làm bài văn tự sự văn tự sự kết hợp nội dung, hình sự kết hợp miêu kết hợp miêu tả yếu tố miêu tả và thức; có năng tả và miêu tả nội và miêu tả nội miêu tả nội tâm. tâm. tâm. khiếu văn Cảm xúc chân chương, có thật, cách diễn đạt tính sáng tạo từng phần, từng ý khi kể. rõ ràng, mạch lạc. Số câu: 1/3+ 1/4 1/3 + 1/4 1/3 +1/4 1/4 2 Số điểm: 0,5+1,0 0,5 +1,0 1,0+ 1,0 1,0 6,0 Tỉ lệ: 15% 15% 20% 10% 60% Số câu: 3,5+ 1/3 + 1/4 1,5 +1/3 + 1/4 1/3 +1/4 1/4 7 Số điểm: 4,0 3,0 2,0 1,0 10,0 Tỉ lệ: 40% 30% 20% 10% 100%
- TRƯỜNG TH - THCS ĐOÀN KẾT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn Lớp: 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 1 trang) ĐỀ BÀI I. Đọc- Hiểu: (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: (...) Một bà lão chống gậy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập. Một học trò phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới: “Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua”. Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện: “Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan”! (...) Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, vận bộ quần áo nhem nhuốc, chân tay run lên vì cơn đói hành hạ. Người hành khất bước chân vào một quán cà phê, ngả nón xin tiền, mong được bố thí vài ngàn bạc lẻ để mua một chiếc bánh mì. Khách uống cà phê vẫn thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm. Ông lão hành khất đến bên người bán vé số đang giao vé cho khách, và lại chìa nón ra. Người bán vé số vùi tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát bị vo tròn, lấy ra một tờ, vuốt phẳng và bỏ vào cái nón của ông lão. Ông già cảm động run run, không nói lời ơn mà cúi đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng. Thì ra, ông già ấy bị câm... (Theo Thanhnienoline) Câu 1. (0,5 điểm ). Nêu 2 phương thức biểu đạt có trong đoạn trích trên. Câu 2. (0.5 điểm ). Khách uống cà phê có thái độ như thế nào khi người ăn xin ngả nón xin tiền? Câu 3. (1.0 điểm). Hành động vuốt phẳng mấy tờ bạc trước khi bỏ vào nón của ông lão ăn xin thể hiện thái độ nào của ông lão bán vé số? Câu 4. (1,0 đ) a/ Chép lại 1 câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích? b/ Chuyển câu văn đó thành câu có sử dụng lời dẫn gián tiếp? Câu 5. (1.0 điểm). Thông điệp mà đoạn văn trên gửi tới chúng ta là gì? II. Tạo lập văn bản: Câu 1. (2 điểm)Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người. Câu 2. (4.0 điểm) Tưởng tượng sau 20 năm nữa em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường xúc động đó. ------------------------ Hết-----------------------------
- TRƯỜNG TH - THCS ĐOÀN KẾT HD CHẤM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn Lớp: 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề ra theo hình thức tự luận hoàn toàn, khi chấm cần chú ý cách khai thác và diễn đạt để cho điểm hợp lý. - Cấu trúc đề ra gồm 2 phần với 7 câu hỏi, kiểm tra kiến thức phần văn bản, phần tiếng Việt và viết bài làm văn tự sự kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm. II. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM: Câu Đáp án Biểu điểm I. Đọc- Hiểu Câu 1 - Hai phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả. Hoặc biểu cảm. 0,5 (0,5đ) (Trả lời như đáp án đạt 1 điểm, Nếu trả lời được một phương thức đạt 0,5 điểm, trả lời sai cả hai không cho điểm.) Câu 2 - Khi người ăn xin ngả nón xin tiền, khách uống cà phê có thái độ: vẫn 0.5 (0,5đ) thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm. Câu 3 Hành động vuốt phẳng mấy tờ giấy bạc trước khi bỏ vào nón của ông lão (1,0đ) 1 ăn xin thể hiện sự tôn trọng của người bán vé số với ông lão ăn xin. (HS có thể diễn đạt khác nhưng phải thể hiện đúng thái độ, tình cảm của người bán vé số vẫn đạt điểm tối đa.) Câu 4 - Câu văn có sử dung lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích: Một học trò 1 (1,0đ) phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới: “Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua”. Hoặc câu: Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện: “Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan”! - Chuyển câu văn trên thành lời dẫn gián tiếp: VD: Một học trò phía bên kia đường nhận ra sự nghuy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới dắt bà qua đường. Hoặc câu: Bà lão móm mém nở nụ cười thân thiện cảm ơn cậu bé và khen cậu thật ngoan. ( HS tìm được môt trong 2 câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp đạt 0,5 điểm. HS có thể có nhiều cách chuyển đổi thành lời dẫn gián tiếp khác nhau, GV linh hoạt cho điểm phù hợp, điểm tối đa đạt 0,5 điểm) Câu 5 - Thông điệp: Cần phải có thái độ thân thiện, đồng cảm sẻ chia, biết ơn, 1 (1,0đ) biết yêu thương, tôn trọng người khác... (HS trả lời đúng như đáp án đạt 1,5 điểm, trả lời được 1 ý đạt 0,25 điểm. tùy thuộc vào cách trả lời của học sinh, có thể có cách diễn đạt khác, miễn đảm bảo các ý thì GV vẫn cho điểm tối đa )
- II. Tạo lập văn bản Câu 1 Yêu cầu chung: 2,0 (2,0đ) - Học sinh nắm được phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội và trình bày được nhận thức, suy nghĩ của bản thân về cuộc sống. - Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách miễn rõ ràng, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật xã hội; biết kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và dẫn chứng để giải quyết vấn đề; trình bày mạch lạc. Yêu cầu cụ thể: * Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích, song hành. a. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa tình yêu thương. b. Giải thích Tình yêu thương có thể hiểu là sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh mình trong cuộc sống. => Tình yêu thương có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi chúng ta. c. Bàn luận vấn đề - Biểu hiện tình yêu thương: trong gia đình quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ; ngoài xã hội: sẵn sàng giúp đỡ những người có số phận bất hạnh, những người gặp khó khăn. - Ý nghĩa tình yêu thương. + Mang đến niềm tin, sức mạnh cho những người gặp khó khăn. + Là ánh sáng soi đường cho những con người lầm đường, lạc lối. + Là cơ sở xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. +… - Dẫn chứng minh họa. - Bên cạnh đó phê phán những kẻ sống thờ ơ, vô trách nhiệm, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân. d. Tổng kết vấn đề: - Trình bày thành đoạn văn thuyết phục: 2,0 điểm - Trình bày được ý nhưng diễn đạt thành đoạn văn chưa phù hợp: 1,5 điểm - Trình bày được ý nhưng chưa đầy đủ, không diễn đạt thành đoạn văn: 1điểm - Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,5 điểm (GV cần căn cứ vào bài làm của HS để linh hoạt, đánh giá, cho điểm phù hợp, điểm nhỏ nhất 0,25) Câu 2 Bài làm của học sinh cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau: 4,0 (4,0đ) 1. Yêu cầu chung: - Về hình thức: Biết viết bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm, có bố cục chặt chẽ thể hiện rõ chủ đề của bài. Biết viết các đoạn tự sự rành mạch, chặt chẽ. - Về nội dung: Bài làm kể được một buổi thăm trường đầy xúc động qua tưởng tượng sau 20 năm về thăm trường cũ. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: Giới thiệu 20 năm sau về thăm trường. (Giới thiệu tên trường? Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường) b. Thân bài:
- - Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?) - Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?...). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội…(So sánh ) - Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?) - Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè? - Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất? - Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp …? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuôn mặt lộ vẻ xúc động?) - Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm: + Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình? + Tâm trạng cô ra sao? + Tình cảm em như thế nào? c. Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của bản thân sau 20 năm về thăm lại trường xưa. HƯỚNG DẪN CHẤM - Điểm 5 : Bài làm đáp ứng yêu cầu về nội dung, hình thức; lời văn trong sáng, sinh động giàu cảm xúc, có sáng tạo trong cách tạo tình huống, xây dựng các tình tiết, kết hợp tốt các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm, rút ra bài học sâu sắc, thuyết phục, có ý nghĩa, có tác dụng cho bản thân; sai sót không đáng kể về diễn đạt, lỗi chính tả. - Điểm 4: Bài làm đáp ứng yêu cầu về nội dung, hình thức; tạo tình huống truyện hợp lí, biết kết hợp các yếu tố phù hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, hành văn tương đối mạch lạc, có cảm xúc, rút ra được bài học, có ai lối chính tả, lỗi dùng từ nhưng không đáng kể. - Điểm 3: Bài làm đảm bảo nội dung, hình thức song chuyện kể thiếu mạch lạc, chưa linh hoạt trong việc sắp xếp trình tự các sự việc; sai từ 4 đến 6 lỗi diễn đạt, không quá 8-10 lỗi chính tả, rút ra bài học còn thiếu tự nhiên. - Điểm 2: Bài làm đảm bảo về hình thức song câu chuyện kể còn thiếu mạch lạc, thiếu sự việc chính: chỉ kể một trong hai yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm; diễn đạt còn hạn chế, thiếu liên kết, không đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; sai nhiều lỗi chính tả, không rút ra được bài học. - Điểm 1: Câu chuyện được kể lại sơ sài, thiếu lôgic -Điểm 0: Học sinh bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. (Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giáo viên có thể linh động cho điểm phù hợp.) Xã Đoàn Kết, ngày 25 tháng 10 năm 2023 Duyệt của BGH Duyệt của TTCM GV ra đề và đáp án Trần Thị Kim Mươi Hoàng Thị Hà Phượng Lê Thị Tuyến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 220 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 28 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 40 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 186 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
7 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 26 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
5 p | 11 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
13 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn