intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Đại Lộc” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Đại Lộc

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Mức độ nhận thức (số câu) Kỹ Nội dung/ TT Nhận Thông Vận Vận Tổng năng đơn vị kỹ năng biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc Văn học trung đại 3 1 1 0 5 Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và miêu tả nội 2 Viết tâm 1* 1* 1* 1 1 Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 40 30 20 10 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/Đơn TT Kỹ năng Mức độ đánh giá Vận Tổng vị kiến thức Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao *Nhận biết: - Tác phẩm, tác giả, phương thức biểu đạt. - Lời dẫn trực tiếp. Văn bản nhật - Nghĩa gốc, nghĩa chuyển 1 Đọc dụng *Thông hiểu: Nôi dung đoạn trích 4 1 1 6 *Vận dụng: Rút ra bài học Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về hình 1* 1* 1* 1 1 tự sự có yếu thức của một bức thư và kiểu văn bản tự sự. tố miêu tả và Thông hiểu: Viết đúng nội dung, hình thức bài văn miêu tả nội (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản). tâm Vận dụng: Viết được bài văn tự sự ; ngôn ngữ trong sáng, giản dị. Vận dụng cao: Bài văn kết hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm; có cảm nhận riêng về sự việc được
  3. kể. Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, … Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 40 30 20 10 100
  4. PHÒNG GIÁO DỤC ĐẠI LỘC KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian. 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bọn Sở, Lân đều lạy tạ và nói: -Chúa thượng thật là lo xa, chúng tôi ngu dại không thể nghĩ đến chỗ đó. Hiện nay các phương lược tiến đánh ra sao, xin chúa thượng nhất nhất chỉ rõ để chúng tôi tuân theo mà làm. Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng: -Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác! (Trích Ngữ văn 9, tập I, trang 67) Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra lời dẫn trong đoạn trích và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp. Câu 3 (1,0 điểm): Từ lễ trong câu: “Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã.”được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 4 (1,0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích. Câu 5(1,0 điểm): Từ hình ảnh vua Quang Trung trong đoạn trích, bản thân em làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Tưởng tượng 10 năm sau, vào một ngày nào đó, em về thăm trường THCS Lê Quý Đôn. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023-2024- MÔN: NGỮ VĂN 9 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định.
  5. II. Hướng dẫn cụ thể: Câu Tiêu chí đánh giá Điểm 1 Tác phẩm: “Hoàng Lê nhất thống chí” 0,25 Tác giả: Ngô Gia Văn Phái 0,25 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5 2 * HS chỉ được 2 lời dẫn: ( Mỗi ý đúng 0,25 điểm) 0,5 -Chúa thượng thật là lo xa, chúng tôi ngu dại không thể nghĩ đến chỗ đó. Hiện nay các phương lược tiến đánh ra sao, xin chúa thượng nhất nhất chỉ rõ để chúng tôi tuân theo mà làm. -Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tứclên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác! * Là lời dẫn trực tiếp. 0,5 3 Từ “lễ” được dùng theo nghĩa gốc. 1,0 4 Nội dung đoạn trích: Vua Quang Trung mở tiệc khao quân ăn Tết 1,0 sớm và hứa đến mồng 7 năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. (HS có thể diễn đạt bằng cách khác nhưng có ý đúng giáo viên vẫn ghi điểm). 5 Những việc làm phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc: *Mức độ 1: Học sinh trả lời được những ý sau đây: 1,0 – Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. – Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. -Cần phải cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt để trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. - Phải biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. … ( HS trả lời được 3 ý GV vẫn ghi 1.0 điểm). 0,75 đ *Mức độ 2: Học sinh viết được 2 trong những ý trên. 0,5 *Mức độ 3: Học sinh viết được 1 trong những ý trên. *Mức độ 4: HS trả lời được 1 ý nhưng diễn đạt còn lủng củng 0,25
  6. * Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời lạc đề. 0đ II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) II. VIẾT (5.0 Tưởng tượng 10 năm sau, vào một ngày nào đó, em về thăm 5.0 đ) trường THCS Lê Quý Đôn. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng: Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... b) Yêu cầu về nội dung: Kể đúng nội dung câu chuyện: Tưởng tượng 10 năm sau, vào một ngày nào đó, em về thăm trường THCS Lê Quý Đôn. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của một bức thư: Trình bày đầy đủ các 0.5 phần: lí do viết thư, nội dung thư, kết thư. - Phần mở đầu: Biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu lí do viết thư. - Phần nội dung: Biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, có mở đầu – diễn biến – kết thúc - Phần kết: Lời nhắn gửi, hứa hẹn, …kí và ghi rõ họ tên. b) Xác định đúng nội dung câu chuyện: Tưởng tượng 10 năm 0.5 sau, vào một ngày nào đó, em về thăm trường THCS Lê Quý Đôn. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: *Mở bài: - Nêu lí do khiến mình nghĩ đến bạn và viết thư cho bạn. 0.5 *Thân bài: 1. Giới thiệu khái quát về mình- người viết thư- người kể 0.5 chuyện. - Sau khi ra trường, việc học tập của bản thân em như thế nào? - Hiện nay, cuộc sống, công việc, gia đình ra sao? Có điều gì mới cần thông tin cho bạn? - Mười năm xa trường, cơ hội nào khiến em ( người kể chuyện) có dịp về thăm lại trường xưa? 0.5 2. Trên đường về thăm trường: - Cảnh vật quê hương có gì thay đổi so với lần về thăm trước? 0.5 - Tâm trạng của em lúc này ra sao? (yếu tố biểu cảm) 3. Về thăm trường cũ: - Ngôi trương hôm nay có gì khác so với ngôi trường cách đây
  7. 10 năm? ( Chú ý các chi tiết tả cảnh theo trình tự: từ ngoài cổng trương vào trong sân trường, các dãy phòng học,…) - Quang cảnh ngôi trường hôm nay có còn lưu dấu kỉ niệm cách đây 10 năm hay không? - Hồi tưởng một số kỉ niệm về tình bạn, tình thầy trò,…trong ngôi trường xưa (kể lại một vài mẩu chuyện nhỏ xúc động về tình thương, trách nhiệm của thầy cô hoặc tình bạn trong sáng…) - Trong buổi thăm trường, em được gặp lại những ai? 0.5 - Điều bất ngờ nhất trong buổi thăm trường ấy là gì? 4. Cảnh chia tay: - Kết thúc buổi thăm trường trong tâm trạng lưu luyến. - Những suy nghĩ, mong muốn, hứa hẹn, dự định sắp đến. (Chú ý kể sinh động, hấp dẫn; kết hợp miêu tả, biểu cảm, miêu 0.5 tả nội tâm hợp lí) *Kết bài: Lời nhắn gửi, hứa hẹn, …kí và ghi rõ họ tên. d) Sáng tạo: 0.5 - Diễn đạt độc đáo, có cảm nhận riêng về sự việc hiện tượng cần kể. - Có sử dụng kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, miêu tả nội tâm trong bài văn tự sự. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0.5 từ, đặt câu. Lưu ý: GV cần linh hoạt trong việc đánh giá và ghi điểm cho từng đối tượng học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2