Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My
lượt xem 1
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My
- PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN TT Kĩ Nội dung/Đơn vị Mức độ nhận thức Tổng năng kiến thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu (số dụng (số dụng cao (số câu) câu) câu) (số câu) 1 Đọc Văn bản thuyết 4 1 1 0 5 hiểu minh Tỉ lệ % điểm 30% 10% 10% 50% 2 Viết Bài văn thuyết 1* 1* 1* 1 1 minh Tỉ lệ % điểm 10% 20% 10% 10% 50% Tỉ lệ % điểm các mức độ 40% 30% 20% 10% IV. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận kiến dụng dụng thức biết hiểu cao 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận biết: 4 1 1 thuyết -Phương thức biểu đạt. minh -Thông tin, chi tiết trong văn bản. -Nhận biết nghĩa gốc, nghĩa chuyển
- Thông hiểu: -Hiểu được nội dung văn bản. Vận dụng: -Suy nghĩ về một vấn đề liên quan đến đoạn trích 1 Viết Viết bài Nhận biết: 1 văn Thông hiểu: TL* thuyết minh Vận dụng: Vận dung cao: Viết bài văn thuyết minh về một con vật nuôi. IV. ĐỀ KIỂM TRA
- PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐỀ: I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Đô thị cổ Hội An nằm ở hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50km về phía Bắc; phía Ðông giáp biển Ðông; phía Nam giáp huyện Duy Xuyên; phía Tây và Bắc giáp thị xã Ðiện Bàn. Đô thị cổ Hội An được hình thành từ thế kỷ XVI, là mẫu hình tiêu biểu về một cảng thị truyền thống Đông Nam Á. Cảng thị có mầm mống sơ khai của nền văn hóa Sa Huỳnh được tiếp tục phát triển dưới thời Chăm-pa (thế kỷ II - thế kỷ XV) và cực thịnh về sau này. Nơi đây bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ… Tiêu biểu như: Chùa Cầu, Chùa Chúc Thánh, Chùa Phước Lâm, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Phúc Kiến, Miếu Quan Công… Kiến trúc trong phố cổ Hội An đều mang đậm dấu ấn xưa cũ. Kiểu nhà ở phổ biến nhất trong phố thường có mặt bằng dạng hình ống, các nếp nhà liên tiếp nối nhau bởi nhà cầu và sân trời, theo một thứ tự gần như thống nhất, gồm: nhà - sân - nhà. Các nhà đều được làm khung gỗ, xung quanh có tường gạch (một số nếp nhà có vách gỗ); kết cấu đỡ mái khá đa dạng, được chạm khắc trang trí các đề tài truyền thống; mái thường lợp ngói máng (kiểu âm dương). Đặc biệt, trước nhà có hai mắt cửa gỗ, được gắn bên trên các khung cửa chính. Ngoài những giá trị văn hóa vật thể, phố cổ Hội An còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa phi vật thể, với các lễ hội đang được bảo tồn và phát huy cùng các làng nghề thủ công truyền thống, các món ẩm thực… Năm 1999, Đô thị cổ Hội An được UNESSCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. (Trích Tài liệu Giáo dục địa phương 7, tỉnh Quảng Nam, trang 38,39) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2(0,5 điểm): Hãy kể tên một số công trình kiến trúc cổ của Đô thị cổ Hội An. Câu 3 (1,0 điểm): Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ in đậm trong câu sau: Đặc biệt, trước nhà có hai mắt cửa gỗ, được gắn bên trên các khung cửa chính. Câu 4 (1,0 điểm): Vì sao Đô thị cổ Hội An được công nhận là Di sản văn hoá thế giới? Câu 5 (1,0 điểm): Nêu nội dung của văn bản.
- Câu 6 (1,0 điểm): Là một người con Quảng Nam, hãy nêu một số việc làm của bản thân em nhằm góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của Di sản văn hoá thế giới Đô thị cổ Hội An. II. Làm văn (5,0 điểm): Thuyết minh một con vật nuôi ở làng quê Việt Nam. -----HẾT-----
- V. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Đọc hiểu: (5,0 điểm) Câu Tiêu chí đánh giá Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh 0,5 2 Tên một số công trình kiến trúc cổ của Đô thị cổ Hội An: Chùa Cầu, 0,5 Chùa Chúc Thánh, Chùa Phước Lâm, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Phúc Kiến, Miếu Quan Công… (HS chỉ cần nêu tên được 3 tên công công trình kiến trúc cổ của Đô thị cổ Hội An; nêu được 1 hoặc 2 công trình kiến trúc cổ của Đô thị cổ Hội An ghi 0,25 điểm) 3 Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển: - mắt: nghĩa chuyển 0,5 - cửa: nghĩa gốc 0,5 4 Đô thị cổ Hội An được công nhận là Di sản văn hoá thế giới, vì: - Nơi đây bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến 0,5 trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ… 0,5 - Phố cổ Hội An còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa phi vật thể, với các lễ hội đang được bảo tồn và phát huy cùng các làng nghề thủ công truyền thống, các món ẩm thực… (HS có thể có cách diễn đạt khác) 5 Nội dung đoạn trích: Văn bản giới thiệu về Đô thị cổ Hội An - Di 1,0 sản văn hoá thế giới: vị trí địa lí, lịch sử hình thành, các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể,… 6 * HS nêu một số việc làm của bản thân, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật: Gợi ý: - Tìm hiểu về các giá trị của Đô thị cổ Hội An. - Trân trọng, biết ơn các thế hệ đi trước đã xây dựng, bảo tồn Đô thị cổ. - Bảo vệ môi trường và các giá trị của Đô thị cổ Hội An khi có dịp đến đây. - Tuyên truyền, giới thiệu cho mọi người trong nước và quốc tế về giá trị của Đô thị cổ Hội An … *Ghi điểm: - Trả lời được 2 ý, diễn đạt gọn, rõ: 1,0 điểm - Trả lời được 2 ý, diễn đạt chưa được gọn, rõ: 0,75 điểm
- - Trả lời được 1 ý, diễn đạt gọn, rõ: 0,5 điểm - Trả lời được 1 ý, diễn đạt chưa được gọn, rõ: 0,25 điểm - Không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0 điểm Làm văn: (5,0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung: - Thể loại: Thuyết minh - Đối tượng thuyết minh: Một con vật nuôi ở làng quê Việt Nam - Yêu cầu: phải biết kết hợp phương pháp thuyết minh với một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. - Đảm bảo bố cục, diễn đạt, chính tả, hình thức trình bày. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: giới thiệu khái quát về con vật nuôi ở làng quê 0,5 Việt Nam; phần thân bài: thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi dưỡng chăm sóc, lợi ích,… của con vật nuôi; phần kết bài: bày tỏ thái độ đối với con vật. b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh: một con vật nuôi ở làng quê Việt 0,25 Nam. c. Triển khai vấn đề thuyết minh thành các đoạn văn phù hợp: Vận dụng tốt các phương pháp thuyết minh, kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý. c1.Giới thiệu khái quát về con vật nuôi ở làng quê Việt Nam. 0,5 c2. Thuyết minh cụ thể về con vật nuôi ở làng quê Việt Nam 2,5 - Nguồn gốc của con vật nuôi - Đặc điểm của con vật nuôi - Cách nuôi dưỡng, chăm sóc - Lợi ích của con vật nuôi ở Việt Nam + Lợi ích vật chất + Lợi ích tinh thần - Liên hệ, so sánh với một số con vật nuôi khác c3. Khẳng định về vai trò, bày tỏ thái độ đối với con vật nuôi ở làng quê 0,5 Việt Nam d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, biết kết hợp nhuần nhuyễn các 0,5 phương pháp thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yêu tố miêu tả. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 202 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 270 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 187 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 233 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 175 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 180 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 201 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 179 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 183 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 23 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 36 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 22 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 18 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 174 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 168 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 180 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn