intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKI TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN 9 PHẦN 1. CẤU TRÚC ĐỀ Đề bài gồm 02 phần với số điểm như sau: - Phần I : Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm). - Phần II: Tập làm văn + Câu 1: Đoạn văn (2,0 điểm) + Câu 2: Văn tự sự (5,0 điểm) PHẦN 2. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN - Hình thức: tự luận; - Thời gian: 90 phút. PHẦN 3: GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP I. Văn học a. Kiến thức cần đạt: Hiểu được vấn đề được gửi gắm qua văn bản Đọc hiểu. b. Kĩ năng cần đạt: Vận dụng kiến thức để tạo lập một văn bản mới có cùng đề tài, cùng chủ đề và trình bày những suy nghĩ về các giá trị của cuộc sống được đề cập qua các văn bản . II. Tiếng Việt: 1. Các phương châm hội thoại. 2. Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. 3. Biện pháp tu từ từ vựng 4. Sự phát triển của từ vựng TV a. Kiến thức cần đạt: - Hoạt động giao tiếp: các phương châm hội thoại; cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp - Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm nói tránh, nói quá... b. Kĩ năng cần đạt: - Nhận biết, phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ (tu từ ngữ âm, từ vựng, cú pháp) trong đoạn văn. - Nhận biết và vận dụng hiệu quả các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp trong hoạt động giao tiếp. - Nắm được cách chuyển và chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp. - Xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ III. Tập làm văn 1. Tạo lập đoạn văn: Dựa trên các văn bản đọc hiểu, rèn luyện cách viết đoạn văn về một vấn đề có trong tác phẩm a. Kiến thức cần đạt:
  2. - Trình bày suy nghĩ về một vấn đề theo hướng mở, thể hiện thái độ tình cảm của người viết về vấn đề cần trình bày. b. Kĩ năng cần đạt: Biết cách viết đoạn văn theo hướng mở. 2. Tạo lập bài văn - Dạng văn tự sự - Yêu cầu kết hợp các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm a. Kiến thức cần đạt: Viết được bài văn kể chuyện có kết hợp các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm b. Kĩ năng cần đạt: - Biết cách viết bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài …………………….HẾT……………………
  3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN:NGỮ VĂN 9 Nhận biết Vận dụng Cộng Tên chủ đề Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Phần đọc hiểu văn - Nhận diện -Hiểu bản phương thức được biểuđạt. những 3 câu, - Ngữ liệu: văn bản thông - Nắm được điệp được tỉ lệ 30%= ngoài SGK. cách chuyển và thể hiện 3,0 điểm chuyển lời trong các - Tiêu chí lựa chọn dẫn trực tiếp văn bản. ngữ liệu:01 đọan sang gián tiếp. trích/văn bản hoàn - Hiểu được chỉnh; tương đương phương thức với văn bản được học chuyển nghĩa của từ chính thức trong chương trình. II. Phần Tập làm văn Nắm chắc 1 câu Câu 1: Viết đoạn kĩ năng làm tỉ lệ 20%= văn văn để viết 2,0 điểm một đoạn văn(khoảng 10 dòng) về một vấn đề được gợi ra từ các văn bản đã học Câu 2: Văn tự sự Tạo - Tạo lập một bài Kể chuyện đời văn tự sự 1 câu thường có kết tỉ lệ 50%= hợp yếu 5,0 điểm tố miêu tả và miêu tả nội tâm
  4. . Tổng số câu 2 1 1 1 5 Tỉ lệ% 20% 10% 20% 50% 100% Số điểm 2,0 1,0 2,0 5,0 10,0 UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: Ngữ văn 9 (Thời gian: 90 phút không kể phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: HÀNH TRANG LÊN ĐƯỜNG Có một hòa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi: - Khi nào con đi? - Dạ tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường. Sư thầy trầm ngâm một lát rồi nói: - Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên giày tặng cho con. Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người, nhưng ngày hôm đó có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một căn phòng thiền. Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng. Hòa thượng hỏi: - Tại sao tín chủ lại tặng ô? - Thưa, sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi rằng liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô. Đến chiều tối ngày hôm đó, trong phòng thiền đã có khoảng năm mươi chiếc ô các loại. Đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. Sau giờ học buổi tối, sư thầy hỏi vị hòa thượng: - Giày cỏ và ô đã đủ chưa? - Dạ đủ rồi ạ, con không thể mang tất cả đi được. Sư thầy nói: - Vậy sao được, trời có lúc mưa lúc nắng, ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao? Ngừng một lúc, ông lại tiếp tục: - Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, ngày mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo… Đến lúc này,vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ, liền quỳ rạp xuống đất nói: - Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ, và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ. (Theo báo điện tử https://toancanh60s.com/) Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
  5. Câu 2 (0.5 điểm). Xác định phép tu từ trong câu sau: “Đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng” Câu 3 (1.0 điểm). Chuyển câu nói “Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ, và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ.” thành lời dẫn gián tiếp. Câu 4 (1.0 điểm). Câu chuyện gợi ra cho em thông điệp gì? II. TẠO LẬP VĂN BẢN(7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm).Từ hành trang lên đường của vị hòa thượng, em hãy viết một đoạn văn nói về hành trang đến trường của học sinh khối 9 trong năm học cuối cấp này. Câu 2 (5.0 điểm). Nhà văn Mĩ Helen Keller từng nói: “Cuộc sống là một chuỗi bài học mà bạn cần phải sống mới hiểu được.” Hãy kể về một kỉ niệm, mà qua đó, em rút ra cho mình được những bài học trong cuộc sống. (Yêu cầu kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại) HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN NGỮ VĂN 9 (Hướng dẫn gồm có 02 trang) Phần Câu Nội dung Điểm Phương thức biểu đạt: tự sự 0.5 1 - Phép so sánh 2 0.5 ĐỌC Vị hòa thượng nói (với sư phụ) rằng ông ấy/ anh ấy/ ông ta HIỂU 3 sẽ xuất phát ngay và không cần đem theo bất cứ thứ gì 1.0 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng xoay quanh nội dung: Khi làm bất cứ điều gì, điều quan 4 trọng không phải những vật ngoài thân đã đủ hay chưa, đã được chuẩn bị kĩ lưỡng hay chưa, mà là chúng ta đã đủ quyết tâm hay chưa. 1. Từ nội dung của đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn nói về hành trang đến trường trong năm học cuối cấp. 1.1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề. 1.2. Xác định đúng vấn đề cần:hành trang đến trường
  6. 1.3. Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý: - Trong cuộc đời mỗi học sinh, thành công trong việc học thể hiện bằng khát khao, kiên trì, nỗ lực, sáng suốt, bền lòng, dũng cảm vượt qua những khó khăn, thử thách….. - Đặc biệt giai đoạn cuối cấp với rất nhiều những lo âu, những áp lực của việc đậu tốt nghiệp, đậu vào trường cấp 3 như mong ước. -Hành trang đến trường mà mỗi chúng ta cần mang theo, 2.0 đó chính là thái độ nghiêm túc với việc học (soạn bài, làm 1 bài, học bài, xây dựng bài,…; hành trang đó còn là thái độ biết ơn, vang lời đối với ông bà cha mẹ, thầy cô; đó còn là việc tạo lập ké hoạch, thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ học tập; đó còn là việc chuẩn bị tốt các kĩ năng sống,tạo tiền đề vững chắc cho việc rời gia đình đến với ngôi trường cấp 3 trong năm học tới;… - Để có được những hành trang ấy, mỗi học sinh, bản thân em sẽ làm gì… 2. Tạo lập văn bản * Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết cách làm bài văn tự sự . - Trình bày được diễn biến của một câu chuyện (kỉ niệm). - Bài viết có bố cục mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, lời văn có cảm xúc. - Bài viết cần kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại TẠO * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo LẬP nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo một số ý cơ bản VĂN sau: BẢN 2.1. Mở bài - Giới thiệu khái quát về kỉ niệm 0.5 2.2. Thân bài Kể diễn biến câu chuyện Kết hợp nhuần nhuyễn và khéo léo các yếu tốmiêu tả, biểu 4.0 cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại trong từng chi tiết sự việc 2.3. Kết bài 2 Ý nghĩ và bài học mà kỉ niệm để lại cho bản thân 0.5 * Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng Giáo viên cần linh hoạt khi chấm điểm, cần trân trọng, khuyến khích những sáng tạo hợp lí của học sinh. Người ra đề
  7. Hà Thị Di Phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2