intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quảng Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quảng Thành” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quảng Thành

  1. TRƯỜNG THCS QUẢNG THÀNH ĐỀ CƯƠNG, MA TRẬN KIỂM TRA TỔ: NGỮ VĂN GIỮA HKI NGỮ VĂN LỚP 9 Năm học 2023 – 2024 I/ Phần Đọc – Hiểu văn bản: *Học sinh nắm vững các văn bản sau 1/ Truyện trung đại: - Chuyện người con gái Nam Xương; - Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du). - Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14); - Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. * Nắm được những nét chính về tác giả. Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. II/ Tích hợp phần TIẾNG VIỆT - Các phương châm hội thoại; - Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. * Nắm vững khái niệm và xác định được lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. - Giải thích được nghĩa các thành ngữ và xác định được liên quan đến phương châm hội thoại có trong đoạn văn, đoạn thơ. III/ Phần Tạo lập văn bản Văn bản tự sự.  Lưu ý: Trong quá trình ôn tập cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và phần điều chỉnh chương trình của BGD&ĐT . ......................................................HẾT.......................................................... MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 1/ Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra: Chủ đề 1: Văn học - Kiến thức cần đạt: Nhớ được tên tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật, tóm tắt, học thuộc lòng một số tác phẩm đã học trong tuần 1 đến tuần 8 học kỳ 1 chương trình Ngữ văn 9. - Kĩ năng cần đạt: Đọc - Hiểu một văn bản cụ thể. Chủ đề 2 : Tiếng Việt - Kiến thức cần đạt: Hệ thống hóa kiến thức về: Các phương châm hội thoại, thuật ngữ, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. - Kĩ năng cần đạt: Rèn luyện kĩ năng nhận biết các hoạt động giao tiếp. Chủ đề 3 : Tập làm văn - Kiến thức cần đạt: Chọn đúng ngôi kể một cách phù hợp. - Kĩ năng cần đạt: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm, vào bài viết. 2/ Xác định hình thức kiểm tra: - Hình thức: Tự luận 100%
  2. - Thời gian 90 phút, số câu 5. Ma trận đề Mức độ cần đạt Nội dung Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề I. ĐỌC HIỂU - Ngữ liệu: chọn một - Phương thức Trình bày ngữ liệu ngoài sách biểu đạt chính ngắn gọn giáo khoa tương đương - Nhận biết -Xác định quan điểm của với các văn bản sau nội dung văn và nêu được bản thân về - Chuyện người con gái bản lời dẫn trực một vấn đề Nam Xương tiếp, lời dẫn được gợi ra từ - Kiều ở lấu Ngưng Bích gián tiếp. văn bản, đoạn - Hoàng Lê nhất thống - Rút ra bài văn, nêu cách chí học. sông và cư xử. - Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Các phương châm hội thoại -Lời dẫn trực tiếp,lời dẫn gián tiếp Số câu 1 2 1 4 Số điểm 1.0 2.0 1.0 4.0 Tỉ lệ 10% 20% 10% 40% II. TẠO LẬP VĂN BẢN Kiểu bài: Văn tự sự - Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm, vào bài viết. Số câu 1 1 Số điểm 6.0 6.0 Tỉ lệ 60% 60% Tổng 1 2 1 1 5 1.0 2.0 1.0 6.0 10.0 10% 10% 10% 60% 100%
  3. TRƯỜNG THCS QUẢNG THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I: 2023 – 2024 (Đề gồm 01 trang) MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC – HIỂU( 4,0 điểm) Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: TẤT CẢ SỨC MẠNH Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát. Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng. Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”. Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”. “Không con trai - người bố nhẹ nhàng nói - con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”. Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác. (Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ “Faith to Move Mountains”). Câu 1 (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích trên. Câu 2 (1,0 điểm). Tìm một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích và cho biết tại sao đó là lời dẫn trực tiếp? Câu 3 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì? Câu 4 (1,0 điểm). Nếu em là cậu bé trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì? II/ TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm) Viết bài văn kể về một trải nghiệm sâu sắc của bản thân em trong cuộc sống (một chuyến về quê, một chuyến đi chơi xa, làm được việc tốt, một lần mắc lỗi,...) HẾT
  4. TRƯỜNG THCS QUẢNG THÀNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA (Đề gồm 01 trang) GIỮA HK I 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 PHẦN Hướng dẫn chấm Điểm ĐỌC – 1. Xác định phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 1.0 HIỂU 2. VĂN - HS xác định đúng một lời dẫn trực tiếp. 0.5 BẢN - Dấu hiệu nhận biết: 0.5 + Lời dẫn đã thuật lại nguyện văn câu nói của người con. + Lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép. 3. Bài học: Tự lực là cần thiết, nhưng nếu không biết dựa vào sự giúp đỡ từ 1.0 người khác khi cần thiết cũng khó thành công hơn. 4. HS trình bày được suy nghĩ cá nhân, lựa chọn cách hành động của mình 1.0 sao cho phù hợp, có tính giáo dục tích cực. Viết bài văn kể về một trải nghiệm sâu sắc của bản thân em trong cuộc 6.0 TẬP sống LÀM a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự kết hợp yếu tố miêu tả + miêu tả nội tâm).: 0.5 VĂN Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài b. Xác định đúng nội dung tự sự kể lại một trải nghiệm sâu sắc, có ảnh 0.25 hưởng to lớn đến suy nghĩ, tình cảm hay nhận thức của người viết. - Người viết bài cũng chính là người kể chuyện – xưng “tôi”. - Cần trả lời được các câu hỏi sau:  Đó là trải nghiệm gì?  Xảy ra vào thời điểm nào?  Diễn biến của câu chuyện như thế nào?  Điều đáng nhớ nhất trong câu chuyện ấy là gì? c. Triển khai nội dung tự sự phù hợp, sau đây là một số gợi ý: 4.0 1. Mở bài: + Giới thiệu về trải nghiệm (câu chuyện): (1.0 điểm) - Đó là trải nghiệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?... 2. Thân bài: + Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp miêu tả và miêu tả nội tâm): (1.0 điểm) - Trải nghiệm đó liên quan đến người nào? + Diễn biến của câu chuyện: (1.0 điểm) - Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?... - Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của những người trong cuộc, người
  5. chứng kiến sự việc. + Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ. (1.0 điểm) 3. Kết bài: (1.0 điểm) Câu chuyện là trải nghiệm là bài học sâu sắc đáng nhớ d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo 0.5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của 0.25 câu, ngữ nghĩa của từ. Bài viết cần có sự kết hợp các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm. Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, diễn đạt tốt. HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2