intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lê Hồng Phong, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lê Hồng Phong, Bắc Trà My”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lê Hồng Phong, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Tỉ lệ % tổng điểm Nội dung/đơn vị KT Kĩ năng TT Nhận Thông Vận Vận Số biết hiểu dụng dụn CH g cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Thơ song 1 Đọc hiểu 4 3 1 2 7 3 60 thất lục bát Viết bài
  2. văn nghị luận xã 2 Viết hội (con 1* 1* 1* 1* 1 40 người với môi trường tự nhiên) Tỷ 20+10 15+25 15+10 5 60 40 100 lệ % Tổng 30% 40% 25% 5% 60% 40% Tỷ lệ 70% chung BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
  3. Nội dung/ Đơn vị kiến TT Kĩ năng thức Mức độ đánh giá 1 Đọc hiểu Đoạn trích thơ song thất Nhận biết: lục bát - Chỉ ra được thể thơ, cách gieo vần và BPTT từ vựng trong đoạn trích. - Biết được đối tượng trong đoạn trích. Thông hiểu: - Chỉ ra được ý nghĩa của chi tiết nổi bật, tác dụng của điển tích, điển cố trong đoạn trích. - Nêu được nội dung của đoạn trích.
  4. Vận dụng: - Trình bày được thông điệp được gợi ra từ đoạn trích. 2 Viết Viết bài văn nghị luận Nhận biết: xác định được yêu cầu của đề về kiểu văn bản nghị luận xã hội. xã hội (con người với Thông hiểu: biết dùng từ ngữ, câu văn đảm bảo ngữ pháp lí lẽ, dẫn chứng và lập luận. môi trường tự nhiên) Vận dụng: vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phương tiện liên kết, các kĩ năng lập luận, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được suy nghĩ của bản thân về vấn đề được đưa ra. Vận dụng cao: sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng một cách thuyết phục. PHÒNG GD&ĐT BẮC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRÀ MY NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG PDTBTB MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 THCS Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) LÊ HỒNG PHONG Họ và tên……………………… ….. Lớp: 9/……
  5. Điểm: Nhận xét của GV: ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (6,0điểm) Đọc đoạn thơ sau: KHÓC DƯƠNG KHUÊ “…Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác, Tôi lại đau trước bác mấy ngày; Làm sao bác vội về ngay, Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời. Ai chẳng biết chán đời là phải, Sao vội vàng đã mải lên tiên; Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua. Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai, ai biết mà đưa. Giường kia treo cũng hững hờ, Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn…” (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến, thivien.net) * Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thơ lục bát. B. Thơ lục bát biến thể. C. Thơ song thất lục bát. D. Thơ song thất lục bát biến thể.
  6. Câu 2. (0,5điểm) Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng ở hai câu: “Tôi lại đau trước bác mấy ngày/ Làm sao bác vội về ngay”. A.Điệp thanh, nói giảm nói tránh. B. Điệp vần, nói giảm nói tránh. C. Điệp ngữ, chơi chữ. D. Điệp từ, chơi chữ. Câu 3. (0,5điểm) Nhà thơ “khóc” đối tượng nào? A. Bạn của mình. C. Bác của nhà thơ. C. Bác của bạn. D. Người bác từng quen. Câu 4. (0,5điểm) Đoạn thơ trên sử dụng các vần nào? A. Vần chân và vần cách. C. Vần lưng và vần chân liền. C. Vần chân và vần lưng. D. Vần lưng và vần hỗn hợp. Câu 5. (0,5điểm) Câu thơ “Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.” diễn tả cảm xúc gì của Nguyễn Khuyến? A. Hoan hỉ, bất ngờ. B. Mơ hồ, ngỡ ngàng. C. Đau đớn, trống vắng. D. Xót xa, nhớ nhung. Câu 6. (0,5điểm) Tác dụng của điển tích, điển cố trong hai câu thơ sau là gì? “Giường kia treo cũng hững hờ, Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn…” A. Để nhấn mạnh ý tứ của hai câu thơ, tránh nói điều thô tục. B. Để miêu tả tâm lí rõ nét, chân thực của nhân vật trữ tình. C. Để nêu tác dụng của tiếng đàn, chiếc giường trong đời sống. D. Để nói về tình cảm thắm thiết keo sơn, mang hàm ý sâu xa. Câu 7. (0,5điểm) Nhận định nào đúng nội dung của đoạn trích? A. Gợi những kỉ niệm sâu sắc, tình cảm thuỷ chung sắt son giữa nhà thơ và bác Dương Khuê. B. Kể về Bác Dương Khuê mất, nhà thơ cảm thấy không còn ai hiểu mình nên không thiết sống nữa. C. Đau đớn, hụt hẫng khi nghe tin bác Dương Khuê mất, cảm thấy thú vui trước đây đều trở nên vô nghĩa. D. Lời than thở nhẹ nhàng, diễn tả nỗi đau đột ngột khi nhà thơ nghe tin bác Dương Khuê mất.
  7. Câu 8. (1,0điểm) Hãy chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ở trong đoạn thơ sau: “Ai chẳng biết chán đời là phải, Sao vội vàng đã mải lên tiên; Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua.” Câu 9. (1,0điểm) “Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai, ai biết mà đưa.” Em hãy cho biết: Tại sao tác giả lại “đắn đo không viết”? Hai câu thơ trên cho thấy mối quan hệ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê như thế nào? Câu 10. (0,5 điểm) Em hãy rút ra ít nhất một thông điệp mà tác giả gửi gắm qua bài thơ? II. VIẾT (4,0điểm): Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng không phải vô tận.Viết bài văn trình bày quan điểm của em. ……………….HẾT………………
  8. HƯỚNG DẪM CHẤM ĐIỂM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU TRẮC NGHIỆM 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 A 0,5 I 5 C 0,5 6 D 0,5 7 C 0,5 8 Mức 1: 1,0 điểm - HS xác định được 2 1,0 biện pháp tu từ và nêu được tác dụng của nó: - BPTT: nói giảm, nói tránh và Điệp từ - Tác dụng: + BPTT nói giảm, nói tránh (lên
  9. tiên - chết): 0.5 Dùng cụm từ “ lên 0 tiên” để nói về cái chết nhằm xoa dịu nỗi đau. + Điệp từ “ không” nhằm nhấn mạnh nỗi đau hụt hẫng trước sự ra đi vĩnh viễn của bạn. Mức 2: 0,5 điểm HS xác định được 1 biện pháp tu từ và nêu được tác dụng của nó . Mức 3: 0 điểm HS không có câu trả lời hoặc câu xác định chưa đúng biện pháp tu từ. 9 - - Mức 1: 1,0 điểm HS nêu đầy đủ các ý 1,0 sau: + Nguyễn Khuyến “ đắn
  10. đo không viết” là vì bạn đã mất rồi, còn ai đọc thơ 0,5 mình nữa mà viết. - Hai câu thơ cho thấy 0,0 giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là một tình bạn tri âm tri kỉ. - Mức 2: 0,5điểm HS nêu có ý nhưng chưa rõ ràng. - Mức 3: 0 điểm HS trả lời sai hoặc không trả lời được 10 0,5 Mức 1: 1,0 điểm - HS nêu được 1 thông điệp mà tác giả gửi gắm qua bài thơ như: + Một tình bạn cao cả, thủy chung, gắn bó và chân thành, không có sự cách biệt về không gian 0,25 hay thời gian nào hay cách biệt sang hèn, quy 0,0 luật sinh lão bệnh tử không thể phai nhòa đi tình bạn ấy,… Mức 2: 0,25 điểm HS nêu ít nhất được 1thông điệp nhưng nội dung chưa được rõ ràng. Mức 3: 0 điểm HS không có câu trả lời hoặc câu trả lời chưa phải là thông
  11. điệp. VIẾT 4.0 Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm bảo được những yêu cầu sau: a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội. 0.25 II 0.5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vấn đề trách nhiệm bảo vệ môi trường của con người. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: 1.0 - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: Mở bài Giới thiệu vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên nêu sự cần thiết của việc bàn luận về vấn đề: - Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống. Nguồn tài nguyên thiên nhiên này rất quan trọng đối với sự tồn vong của sự sống trên Trái Đất. - Tuy nhiên, trong đời sống xã hội hiện đại ngày nay, tình trạng ô nhiễm môi trường nước đang ở mức báo động, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Đây là vấn đề quan trọng, được mọi người quan tâm. 1. Triển khai các luận điểm thể hiện quan điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề. Luận điểm 1: Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người Luận điểm 2: Mặt tích cực của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và lợi ích. *Nước có vai trò đối với sức khỏe cơ thể con người. - Con người cần rất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, trong đó nước là thành phần quan trọng nhất. Vai trò của nước đối với cơ thể như “chất dẫn”, tham gia vào toàn bộ quá trình trao đổi chất, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng đưa đi khắp cơ thể. - Nước giúp điều hòa thân nhiệt, tham gia đào thải chất, độc tố trong quá trình ăn uống ra khỏi cơ thể con người, thông qua các hình thức như: tiết bã nhờn, đổ mồ hôi và qua đường bài tiết nước tiểu. Một người nếu cơ thể không đủ nước sẽ rất dễ bị các bệnh về gan, sỏi thận. - Nước là thành chủ yếu giúp sản sinh collagen, giúp da dẻ săn chắc, hồng hào và khỏe mạnh. Một khi cơ thể thiếu nước, làn da sẽ trở
  12. nên khô sần, nứt nẻ và chảy xệ nhanh chóng... * Trong sinh hoạt hàng ngày, nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. - Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước, các loại cây trồng, vật nuôi không thể sống được. - Nước giúp cho mọi sinh hoạt của con người như tắm, giặt, rửa, nấu, nướng... đảm bảo được chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sức khỏe cho cộng đồng. - Nước được khai thác tiềm năng thủy điện, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hành trình phát triển của loài người. Đây là nguồn năng lượng sạch và chiếm 20% lượng điện của thế giới. - Nước có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường... Nước bốc hơi tạo ra mưa góp phần cân bằng nhiệt độ của môi trường, thúc đẩy cây cối sinh trưởng và phát triển. Luận điểm 3: Mặt tiêu cực của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và hậu quả có thể gánh chịu (nêu lí lẽ và bằng chứng). - Sự bùng nổ dân số trở thành nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Khi con người ngày càng nhiều trên Trái Đất, dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. - Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu. Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế, nếu các cơ sở này không có phương hướng rác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy với môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. - Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người dân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,... vượt quá liều lượng được khuyến cáo cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư. - Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử lý. Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất. 2. Nêu ý kiến trái chiều và phản bác. - Trách nhiệm bảo vệ nguồn nước là của tất cả mọi người chứ không phải chỉ thuộc về các nhà chức trách. Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều người bàng quan, thiếu trách nhiệm với việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước. - Một số người lại cho rằng, nước là tài nguyên vô tận mà tự nhiên ban tặng cho con người nên không bao giờ lo lắng vì thiếu nguồn nước trong đời sống. Đây là nhận thức sai lầm. - Để có được nguồn nước sạch cung cấp đủ cho đời sống sinh hoạt của con người, mỗi người cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của
  13. bản thân trong việc cải thiện suy nghĩ, hành động, thái độ đối với tài nguyên nước. 3. Đề xuất giải pháp có tính khả thi để giải quyết vấn đề. - Cần phải nhận thức rõ sử dụng nguồn nước phải đi đôi với bảo vệ vì nước không phải là tài nguyên vô tận. - Các cơ quan chức năng cần có nhiều hoạt động tuyên truyền chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước, đưa ra nhiễu biện pháp nhằm cả các thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. - Nhà nước cần đưa ra những chính sách bảo vệ môi trường mới, những chính sách kiểm soát và xử lý ô nhiễm có tính răn đe đối với các nhà máy xí nghiệp, đầu tư xây dựng các dự án công trình xử lý nước thải; người dân phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước, có ý thức bảo vệ nguồn nước. Kết bài Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề nêu ra. Cụ thể: - Nước sạch là tài nguyên quý giá, nhưng không phải là vô tận. Nước là cần thiết cho sự sống nhưng khi bị biến đổi, ô nhiễm có thể gây ra những hiểm họa khôn lường cho con người. - Cuộc sống sẽ không thể tiếp tục nếu chúng ta sống mà không có nước. Hiểu được vai trò và ý nghĩa to lớn của nó, chúng ta hãy cùng chung tay hành động bảo vệ nguồn nước, sử dụng hợp lý. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1.5 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lý lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. đ. Diễn đạt: đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên 0.25 kết văn bản. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. 0.5 Người duyệt đề Người ra đề Hồ Thị Thai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2