Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Chư Hreng, Kon Tum
lượt xem 1
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Chư Hreng, Kon Tum’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Chư Hreng, Kon Tum
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH-THCS CHƯ HRENG NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Tổng % Mức độ nhận thức điểm Kĩ Nội dung/ TT Thông Vận dụng năng đơn vị kiến thức Nhận biết Vận dụng hiểu cao TL TL TL TL Đọc Thơ song thất lục 2 2 (2,0 1 40 hiểu bát (2,0 điểm) điểm) Viết đoạn văn 1 nghị luận văn 10 (1,0 điểm) Tạo học lập Viết bài văn nghị 2 văn luận về một vấn bản đề cần giải quyết 1* 1* 1* 1* 50 (Viết) (con người trong (2,0 điểm) (1,0 điểm) (1,0 điểm) (1,0 điểm) mối quan hệ với tự nhiên) Tổng 4,0 3,0 2,0 1,0 10,0 Tỉ lệ (%) 40 % 30% 20% 10% 100%
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH-THCS CHƯ HRENG NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 STT Tên chủ Mức độ kiến thức, kĩ năng Số câu hỏi theo mức độ nhận đề/Nội cần đánh giá thức dung Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao Nhận biết: - Nhận biết được một số yếu tố về luật của 2 thơ song thất lục bát, thơ tám chữ như: (2,0 vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ điểm) thơ. - Nhận biết được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và Đọc hiểu hình thức của văn bản. - Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông Thơ song 1 điệp mà văn bản muốn gửi đến ngườiđọc thất lục bát thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm 2 hứng chủ đạo của tác giả thể hiện quavăn (2,0 bản. điểm) - Lí giải được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ. - Phân biệt được sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn; tác dụng của điển tích, điển cố trong thơ. Vận dụng: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung, cảm xúc chủ đạo của đoạn ngữ liệu. - Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ngữ liệu văn học. Viết: - Phân tích chủ đề, thông điệp, tình cảm, cảm Viết đoạn xúc của người viết, … 1* 2 văn nghị - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng (1,0đ luận văn Việt. iểm) học - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. - Cảm nhận, đánh giá, liên hệ từ ý nghĩa của ngữ liệu văn học. - Trình bày ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, bài học…
- Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận xã hội. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị 1* luận. (2,0 - Giới thiệu được vấn đề nghị luận và mô tả được những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề điểm) xã hội trong bài viết. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận xã hội. Viết: Thông hiểu: Viết bài - Giải thích được những khái niệm liên quan văn nghị đến vấn đề nghị luận. luận xã - Triển khai vấn đề nghị luận thành những hội luận điểm phù hợp. 1* - Bàn về - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính (1,0 một vấn chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. điểm) đề cần - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng giải quyết Việt. (con Vận dụng: người - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn trong mối đề đối với con người, xã hội. quan hệ - Nêu được những bài học, những đề nghị, với tự khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. nhiên) - Trình bày được các giải pháp khả thi và có sức thuyết phục. - Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp tự 1* sự, miêu tả và biểu cảm. (1,0 - Vận dụng các kĩ năng, thao tác lập luận điểm) một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt. - Thể hiện sâu sắc quan điểm, cá tính trong bài viết về vấn đề xã hội. - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. 1* Vận dụng cao: Viết bài văn nghị luận với sự (1,0 sáng tạo riêng. điểm) Tỉ lệ (%) 40 % 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30%
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH-THCS CHƯ HRENG NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 Phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm, Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định, Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu, Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay, Bốn bề hổ thét chim kêu, Trời Nam riêng một cõi này, Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình. Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì! Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước, Than vận nước gặp khi biến đổi, Chút thân tàn lần bước dặm khơi, Để quân Minh thừa hội xâm lăng, Trông con tầm tã châu rơi, Bốn phương khói lửa bừng bừng, Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên. Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông! (Trích Hai chữ nước nhà, Trần Tuấn Khải, tuyển tập văn học Việt Nam (1930-1945), tập 7, quyển 1, NXB Khoa học xã hội, 2004) * Chú thích: Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924), lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay trở về để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. Á Nam đã mượn lời nguời cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. Đoạn trích trên đây là phần mở đầu của bài thơ. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn trích trên. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ trích dẫn? Câu 2. (1,0 điểm): Đoạn thơ là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Câu 3.(1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ nhân hoá được sử dụng trong khổ thơ sau: Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm, Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu, Bốn bề hổ thét chim kêu, Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình. Câu 4. (1,0 điểm): Nêu khái quát nội dung của đoạn trích trên. II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm): Từ nội dung ngữ liệu ở phần Đọc – hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về tâm trạng của người cha trong đoạn trích trên. Câu 2. (5,0 điểm): Viết bài văn nghị luận bàn về giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và các gia đình. ------------ HẾT ------------
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG TH-THCS CHƯ HRENG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn 9 I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Bản Hướng dẫn chấm chỉ định hướng các yêu cầu cơ bản cần đạt của đề, giáo viên cần nắm vững đáp án, biểu điểm để đánh giá hợp lí các mức độ năng lực của học sinh. Chấp nhận cách kiến giải khác với hướng dẫn chấm nhưng hợp lí, thuyết phục, thể hiện được chính kiến riêng. - Cần đánh giá cao tính sáng tạo và năng khiếu bộ môn của học sinh; chú ý tính phân hóa trong khi định mức điểm ở từng câu; - Giáo viên có thể chi tiết hóa và thống nhất một số thang điểm ở các phần (nếu cần), nhưng không được thay đổi biểu điểm từng câu/phần của hướng dẫn chấm; - Chữa lỗi chi tiết vào bài làm của học sinh để học sinh biết phát huy điểm mạnh và khắc phục nhược điểm ở những bài làm tiếp theo. - Phần I đọc hiểu: 4,0 điểm - Phần II viết 6,0 điểm - Tổng điểm toàn bài là 10,0. II. ĐÁP ÁN VÀ CÁCH CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 5,0 1 - Đoạn trích thuộc thể thơ: song thất lục bát. 0,5 - Giọng điệu của đoạn thơ: Lâm li, chan chứa tình cảm, thể hiện 0,5 nỗi lòng đau đớn, thống thiết đối với đất nước và giống nòi. - HS trả lời đúng như đáp án (0,5 điểm) - Không trả lời hoặc trả lời sai lệch (0,0 điểm) 2 - Đoạn thơ là lời của người cha nói với con. 0,5 - Nói trong hoàn cảnh: Trước giờ li biệt (trong cảnh nước mất nhà 0,5 tan). (Tùy theo mức độ thực hiện yêu cầu bài tập của HS mà GV ghi điểm linh hoạt. HS trả lời đúng như đáp án được 1,0 điểm). *Lưu ý: Giaó viên Chấp nhận cách diễn đạt khác, miễn là đúng ý 3 - Phép tu từ nhân hoá: “mây sầu”, 0,25 “gió thảm” 0,25 - Tác dụng: + Làm cho câu thơ sinh động, giàu hình ảnh, tăng giá trị biểu cảm 0,25 + Nhấn mạnh khung cảnh đìu hiu, ảm đạm khi hai cha con phải 0,25 chia li trong cảnh mất nước. Thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu và xót xa của tác giả. - HS trả lời đúng như đáp án (1,5 điểm) - Trả lời được một ý trong đáp án (từ 0,25-0,5 điểm) - Không trả lời hoặc trả lời sai lệch (0,0 điểm) 4 Qua đoạn trích phần đầu Hai chữ nước nhà, tác giả đã mượn một 1,0 câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc lộ được tình cảm mãnh liệt với đất nước, khích lệ lòng yêu nước của đồng bào, dân tộc. - Đoạn mở đầu là nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn (HS có thể diễn đạt theo cách riêng, miễn là hợp lý).
- * Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng như đáp án (1,0 điểm) - Trả lời được một ý trong đáp án (từ 0,25-0,5 điểm) - Không trả lời hoặc trả lời sai lệch (0,0 điểm) II VIẾT 6,0 1 Câu 1 (1,0 điểm): Từ nội dung ngữ liệu ở phần Đọc – hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về tâm trạng của người cha trong đoạn trích trên. a. Yêu cầu về hình thức: 0,25 - Trình bày đúng hình thức một đoạn văn nghị luận văn học về một chi tiết trong truyện, không tách dòng tùy tiện. - Dung lượng khoảng 5-7 câu. - Dùng từ, đặt câu chính xác; lập luận logic thuyết phục; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.... b. Yêu cầu về nội dung: 0,75 - Bài làm của học sinh có thể triển khai bằng nhiều cách nhưng cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau: *Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. *Thân đoạn: Tâm trạng người cha: buồn, đau xót thể hiện qua các hình ảnh: + “Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước Chút thân tàn lần bước dặm khơi” - Những hình ảnh ẩn dụ: nói lên nhiệt huyết yêu nước sâu thẳm cùng cảnh ngộ => Sự bất lực, đau khổ của người cha. + “ Tầm tã châu rơi” → là giọt nước mắt xót thương cho con, xót thương cho mình, xót thương cho cảnh ngộ nước mất nhà tan. - Khuyên con trở về lo việc nước. ⇒ Lời khuyên như lời trăng trối thiêng liêng, xúc động. * Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của chi tiết. HS có thể diễn đạt theo cách riêng, miễn là hợp lý. * Hướng dẫn chấm: - HS nêu được suy nghĩ và lý giải thuyết phục. ( 1,0 điểm) - HS nêu được suy nghĩ của bản thân về khát vọng tình yêu trong XH phong kiến nhưng lý giải chưa thật sự thuyết phục. (0,5 điểm.) - HS nêu được một ý nhỏ nhưng chưa lý giải thuyết phục. (0,25 điểm) - HS không trả lời hoặc trả lời sai lệch (0,0 điểm) 2 Viết bài văn nghị luận bàn về giải pháp phù hợp để giảm thiểu 5.0 rác thải nhựa trong trường học và các gia đình. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn Nghị luận về một vấn đề xã hội. Bố 0,5 cục 3 phần rõ ràng, cân đối, đảm bảo đúng chính tả ngữ pháp, dùng từ đặt câu. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bàn về giải pháp phù hợp để 0,5 giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và các gia đình. c. Yêu cầu về nội dung: 3,0 HS có thể làm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: I. Mở bài:(0,5 điểm) - Giới thiệu vấn đề nghị luận. - Nêu ý kiến khái quát về vấn đề. * Hướng dẫn chấm:
- - Mở bài đảm theo yêu cầu, hay, hấp dẫn, sáng tạo. (0,5 điểm) - Cơ bản đảm bảo yêu cầu của mở bài nhưng diễn đạt còn thiếu mạch lạc. (0.25 điểm) - Chưa có mở bài hoặc mở bài sai lệch. (0.0) II. Thân bài: HS có thể có cách diễn đạt, sắp xếp ý khác nhau song phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Giải thích vấn đề: (0,5 điểm) - Rác thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa không phân hủy hoặc phân hủy rất chậm trong môi trường tự nhiên. Chúng bao gồm túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa, ống hút nhựa, đồ dùng một lần... 2. Phân tích vấn đề: (1,5 điểm) * Thực trạng, nguyên nhân: - Ý thức người dân: Nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của rác thải nhựa và chưa có thói quen phân loại, xử lý rác đúng cách. - Quản lý lỏng lẻo: Việc quản lý rác thải nhựa ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, thiếu các biện pháp chế tài đủ mạnh. - Sản xuất và tiêu dùng tràn lan: Các sản phẩm nhựa được sản xuất và tiêu thụ với số lượng lớn, trong khi các giải pháp thay thế còn hạn chế. * Hậu quả: - Môi trường: Rác thải nhựa gây ô nhiễm đất, nước, không khí, làm mất mỹ quan đô thị và nông thôn, phá hủy hệ sinh thái, đe dọa sự đa dạng sinh học. - Sức khỏe: Các chất độc hại trong nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, dị tật bẩm sinh, rối loạn nội tiết... - Kinh tế: Ô nhiễm rác thải nhựa gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, thủy sản và các ngành kinh tế khác. * Phản đối ý kiến trái chiều: - Một số người cho rằng việc giảm thiểu rác thải nhựa là không cần thiết vì nhựa mang lại nhiều tiện ích và việc thay thế nhựa bằng các vật liệu khác sẽ tốn kém hơn. -> Lợi ích ngắn hạn của nhựa không thể bù đắp cho những tác hại lâu dài mà nó gây ra. Việc đầu tư vào các giải pháp thay thế nhựa là cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững. 3. Giải pháp:(0,5 điểm) - Nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa: + Tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo, cuộc thi về môi trường để phổ biến kiến thức về tác hại của rác thải nhựa. + Sử dụng các phương tiện truyền thông như báo tường, trang web của trường, mạng xã hội để chia sẻ thông tin. - Thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần: + Hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, hộp xốp, chai nhựa dùng một lần. + Mang theo bình nước cá nhân, hộp cơm, túi vải khi đi học, đi
- làm, đi chợ. + Sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường như túi giấy, ống hút tre, hộp cơm inox. - Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa: + Sử dụng lại chai nhựa, lọ thủy tinh để đựng nước, thực phẩm. + Tái chế vỏ chai nhựa, giấy báo, lon kim loại thành các sản phẩm thủ công, đồ dùng học tập. + Tham gia các hoạt động thu gom và tái chế rác thải nhựa do trường học, địa phương tổ chức. - Trồng cây xanh: + Tham gia các hoạt động trồng cây xanh trong trường học, khu dân cư. + Chăm sóc cây xanh để chúng phát triển tốt, hấp thụ khí CO2 và thải ra O2, góp phần làm sạch không khí và giảm hiệu ứng. 4. Liên hệ bản thân:(0,5 điểm) - Bản thân em đã từng tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường ở trường và luôn cố gắng áp dụng các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong cuộc sống hàng ngày. Em tin rằng mỗi hành động nhỏ của mình đều có ý nghĩa và góp phần làm cho môi trường sống trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. * Hướng dẫn chấm - Lời văn diễn đạt hay; các câu liên kết lo gic, hấp dẫn; xây dựng luận điểm, luận cứ rỏ ràng, mạch lạc...( 2,0 điểm) - Câu văn được sắp xếp hợp lí nhưng đôi chỗ thiếu lo gic, hoặc bày tỏ cảm nhận về khổ thơ còn mờ nhạt... (1,0 - 1,75 điểm) - Chỉ viết được một đoạn văn có liên quan đến yêu cầu của đề hoặc phần thân bài quá sơ sài không đảm bảo về nội dung (0,25 - 0,75 điểm) - Không viết phần thân bài hoặc viết nhưng sai kiến thức hoàn toàn. (0,0) III. Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề nghị luận -> Thông điệp. * Hướng dẫn chấm - Có cách kết thúc hay, tạo được dư âm(0,5 điểm) - Có kết bài những qua loa, chưa để lại ấn tượng (0,25 điểm) - Chưa có kết bài hoặc kết bài sai lệch (0,0) d. Sáng tạo: HS có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ; có cách 1,0 trình bày, diễn đạt ấn tượng; bài viết sâu sắc. TT CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN NGUYỄN THỊ TUẤN THẢO NGUYỄN THỊ TUẤN THẢO
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 204 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 271 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 188 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 234 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 176 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 205 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 180 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 37 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 175 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 169 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn