Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Núi Thành
lượt xem 1
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Núi Thành’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Núi Thành
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MA TRẬN KIỂM TRA GIƯA KÌ MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2024-2025 Mức độ nhận thức Tỉ lệ % Nội Nhận biết Thông Vận dụng Vận Kĩ tổng dung/đơn hiểu dụng TT năng vị KT cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Văn bản Đọc thơ song 1 4 0 0 2 0 2 0 0 50 hiểu thất lục bát Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết 2 Viết 2* 1* 1* 1* 50 (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) Tỷ lệ % 20+20 15+10 15+10 10 Tổng 40% 25% 25% 10% 100
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIƯA KÌ I TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2024-2025 Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức Kĩ TT Đơn vị Mức độ đánh giá năng Nhận Thông Vận Vận kiến dụng dụng thức biết hiểu cao 1 Đọc Đoạn Nhận biết: 4 TN 2TL hiểu trích thơ - Nhận biết được thể thơ. -Nhận biết nhân vật trữ tình. 2 TL song thất lục bát -Nhận biết được biện pháp điệp vần. - Nhận biết được nhân vật lịch sử Thông hiểu: - Hiểu tác dụng của việc sử dụng từ ngữ (biện pháp tu từ). - Hiểu được nội dung đoạn trích. Vận dụng: - Cảm nhận được một khổ thơ trong đoạn trích đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản mang lại. 2 Viết Viết bài Nhận biết: nhận biết được 1 TL* văn nghị yêu cầu của đề về kiểu văn luận về bản nghị luận về một vấn đề một vấn cần giải quyết (con người đề cần trong mối quan hệ với tự giải quyết nhiên), bài viết có bố cục 3 (con phần. người Thông hiểu: biết dùng từ trong mối ngữ, câu văn đảm bảo ngữ quan hệ pháp để thể hiện quan điểm với tự của mình về vấn đề nghị
- nhiên) luận. Vận dụng: vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phương tiện liên kết, các kĩ năng lập luận, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện rõ được quan điểm của mình về vấn đề. Vận dụng cao: sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng một cách thuyết phục. 4 TN 2 TL 2 TL Tổng 1* 1* 1* 1* Tỉ lệ % 40 25 25 10 Tỉ lệ chung 65 35
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I -NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ (Trích) Á Nam Trần Tuấn Khải (*) Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu Bốn bề hổ thét chim kêu Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước Chút thân tàn lần bước dậm khơi Trông con tầm tã châu rơi Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên: Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay Trời Nam riêng một cõi này Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì! Than vận nước gặp khi biến đổi Để quân Minh thừa hội xâm lăng Bốn phương khói lửa bừng bừng. Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông! Nơi đô thị thành tung quách vỡ Chốn dân gian bỏ vợ lìa con Làm cho xiêu tán hao mòn Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu! Thảm vong quốc kể sao cho xiết Trông cơ đồ nhường xé tâm can Ngậm ngùi khóc đất giời than Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này! Khói Nùng lĩnh như xây khối uất Sóng Long giang nhường vật cơn sầu Con ơi! càng nói càng đau... Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?
- (Thơ Á Nam Trần Tuấn Khải, NXB Văn học, 1984) Chú thích: (*) Á Nam Trần Tuấn Khải (1895 – 1983) quê ở Quang Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. - “Hai chữ nước nhà” là lời của người cha (Nguyễn Phi Khanh) khuyên dặn người con (Nguyễn Trãi) khi ông bị quân Minh bắt sang Tàu. Chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 4 (mỗi câu đúng 0.5 điểm) và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8. Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Song thất lục bát D. Lục bát biến thể Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? A. Người cha B. Tác giả C. Người con D. Quân Minh Câu 3. Trong hai câu thơ sau, những tiếng nào điệp vần với nhau? Bốn phương khói lửa bừng bừng Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông! A. lửa - máu B. bừng – rừng C. khói – hoạ C. phương - sông Câu 4. Nhân vật lịch sử nào được nói đến trong bài thơ? A.Trưng Trắc và Trưng Nhị. B.Trần Quốc Tuấn và các tướng sĩ. C. Lê Lợi và Quang Trung. D. Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi. Câu 5 (0,75 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tư từ trong hai câu thơ sau Con ơi! Càng nói càng đau Lấy ai tế độ đàn sau đó mà? Câu 6 (0,75 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 7 (0,75 điểm). Trong đoạn trích em có ấn tượng sâu sắc nhất với khổ thơ nào? Vì sao? Câu 8 (0,75 điểm). Từ lời tâm sự của người cha trong đoạn trích, em thấy bản thân mình cần có trách nhiệm gì đối với đất nước trong cuộc sống hiện nay? II. VIẾT (5,0 điểm) Hiện nay, một số địa phương vẫn còn hiện tượng người dân phá rừng để gieo trồng, sản xuất phục vụ đời sống. Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề này. ---HẾT---
- HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC - HIỂU: (5.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm CÂU 2 3 4 1 Đ. ÁN C A B D Câu 5. (0,75 đ) -Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ (0,25) -Tác dụng: + Làm cho câu thơ sinh động, giàu hình ảnh, tăng giá trị biểu cảm (0,25) + Bộc lộ tâm trạng đau xót của người cha trước cảnh nước mất nhà tan (0,25) HSKT: Trả lời được 2 ý Gv cũng cho điểm tối đa Câu 6: (0,75 điểm) Mức 1 (0,75 đ) Mức 2 (0.5đ) Mức 3 (0.25đ) Mức 4 (0đ) HS có nhiều cách diễn đạt khác Hs có thể diễn HS nêu được Trả nhau song cơ bản nêu được các đạt khác song cách hiểu phù lời sai ý sau: chỉ trình bày hợp nhưng chưa hoặc Đoạn trích là lời tâm sự của được 2/3 hoặc sâu sắc, diễn đạt khôn người cha (Nguyễn Phi Khanh) 1/3 ý. chưa thật rõ, gtrả với con (Nguyễn Trãi): bày tỏ chưa đảm bảo lời. niềm đau xót trước cảnh mất cơbản một ý. nước; nhắc con nhớ về truyền thống của dân tộc và ý thức trách nhiệm của mình đối với đất nước HSKT: Trả lời được 2 ý Gv cũng cho điểm tối đa Câu 7: (0,75 điểm) Mức 1 (0,75 đ) Mức 2 (0.5 d) Mức 3 (0.25đ) Mức 4 (0đ)
- HS có nhiều cách diễn đạt khác -Học sinh chỉ -Học sinh chỉ Trả lời nhau song cơ bản nêu được hai cảm nhận được cảm nhận được sai trong các ý sau: một vài nét về một vài nét về hoặc - Học sinh xác định được khổ nội dung và nội dung hoặc không thơ mà mình có ấn tượng sâu nghệ thuật của nghệ thuật của trả lời. sắc nhất và lí giải. HS dựa vào một khổ thơ. một khổ thơ. nội dung và nghệ thuật của khổ -Diễn đạt chưa -Diễn đạt lủng thơ để lí giải mạch lạc củng - Diễn đạt gọn, rõ ý. HSKT: Trả lời được ở mức 2 Gv cũng cho điểm tối đa Câu 8: (0,75 điểm) Mức 1 (0,75 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0.25đ) Mức 4 (0đ) - Học sinh nêu được ít nhất ba -Học sinh nêu - Học sinh nêu Trả lời việc cần làm để thể hiện trách được hai việc được một việc sai hoặc nhiệm đối với đất nước. Lưu ý: cần làm để thể cần làm để thể khôngtrả phải phù hợp với chuẩn mực hiện trách hiện trách lời. đạo đức và pháp luật. Gợi ý nhiệm với các nhiệm với các + Biết ơn các thế hệ đi trước đã thế hệ đi trước. thế hệ đi trước. có công dựng nước, giữ nước Lưu ý: phải Lưu ý: phải phù + Ghi nhớ những lời dặn dò phù hợp với hợp với chuẩn đúng đắn của những người đi trước chuẩn mực đạo mực đạo đức và + Có ý thức bảo vệ độc lập tự do đức và pháp pháp luật. của Tổ quốc luật + Ra sức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước HSKT: Trả lời được ở mức 2 Gv cũng cho điểm tối đa II. VIẾT (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm * Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- * Yêu cầu cụ thể: a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội về 0.25 một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) b. Xác định đúng đối tượng cần nghị luận: Con người trong 0.5 mối quan hệ với tự nhiên - bảo vệ rừng trước nguy cơ bị phá để gieo trồng, sản xuất phục vụ cho đời sống. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài 2.0 viết: - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, nêu sự cần thiết của việc bàn luận vấn đề. * Thân bài: - Triển khai các luận điểm thể hiện quan điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề. HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau một cách linh hoạt. Sau đây là vài gợi ý chính: + Luận điểm 1: Khái quát vai trò quan trọng của rừng đối với cuộc sống con người. + Luận điểm 2: Phá rừng tự nhiên làm giảm diện tích rừng, tác động xấu đến môi trường và cuộc sống con người: biến đổi khí hậu, gây ra lũ lụt hạn hán,… - Nêu ý kiến trái chiều và phản bác: + Không phá rừng sẽ không có đất để canh tác, sản xuất. + Phá rừng tự nhiên vẫn trồng lại những cây xanh khác. … - Đề xuất giải pháp có tính khả thi: + Nâng cao ý thức cho người dân về việc bảo vệ môi trường. + Thực hiện xử lí nghiêm việc phá rừng theo pháp luật. + Có các biện pháp phát triển kinh tế cho người dân. … * Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề nêu ra. HSKT: Viết được bài văn song các luận điểm diễn đạt chưa trôi chảy, dẫn chứng và lí lẽ còn hạn chế Gv cũng cho điểm tối đa. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1.5 - Triển khai được ít nhất một luận điểm về tác hại của việc phá rừng; một ý kiến trái chiều, phản bác và có đề xuất được một vài biện pháp có tính khả thi. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt
- phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lý lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục từ thực tiễn cuộc sống HSKT đảm bảo được 2/3 tiêu chí trên Gv cũng cho điểm tối đa đ. Diễn đạt: đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng 0.25 Việt, liên kết văn bản e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. 0.5 HSKT: Không trừ điểm ở tiêu chí này. Giáo viên ra đề Tổ trưởng Trần Thị Bích Nguyễn Thị Mỹ Trang
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
32 p | 25 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn