intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2024-2025 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Tổng Mức độ nhận thức % Nội dung/đơn TT Kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao điểm vị kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc hiểu Thơ song thất lục bát Số câu 4 0 2 0 2 0 0 8 Tỉ lệ % 20 15 0 15 0 0 50 2 Viết Viết bài văn nghị luận xã hội (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % 20 10 10 10 50 Tổng 20 20 25 25 0 10 Tỉ lệ % 40% 25% 25% 10% 100 Tỉ lệ % điểm các mức 35% 65%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội dung/ Đơn vị TT Kĩ năng kiến thức Mức độ đánh giá 1 Đọc hiểu Đoạn trích thơ Nhận biết: song thất lục bát - Chỉ ra được thể thơ và đặc điểm của thơ song thất lục bát (cách gieo vần). - Chỉ ra được từ Hán Việt trong đoạn thơ. - Biết được đối tượng trong đoạn thơ. Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh thơ nổi bật trong đoạn thơ. - Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ trong thơ. Vận dụng: - Trình bày được thông điệp được gợi ra từ đoạn thơ. - Trình bày được những suy nghĩ của bản thân từ vấn đề gợi ra từ đoạn thơ. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: xác định được yêu cầu của đề về kiểu nghị luận xã hội văn bản nghị luận xã hội. (con người trong Thông hiểu: biết dùng từ ngữ, câu văn đảm bảo mối quan hệ với ngữ pháp lí lẽ, dẫn chứng và lập luận. tự nhiên) Vận dụng: vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phương tiện liên kết, các kĩ năng lập luận, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được suy nghĩ của bản thân về vấn đề được đưa ra. Vận dụng cao: sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng một cách thuyết phục.
  3. PHÒNG GD & ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ và tên học sinh.....................................Lớp......................SBD..........Phòng thi............ I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Chiêu hồn nước (a) (Trích) Cũng nhà cửa, cũng giang san (b), Thế mà nước mất nhà tan hỡi trời! Nghĩ lắm lúc đang cười hoá khóc, Muốn ra tay ngang dọc, dọc ngang. Vạch trời thét một tiếng vang, Cho thân tan với giang san nước nhà!... …Non sông vẫn non sông gấm vóc, Cỏ cây xem vẫn mọc tốt tươi. Người xem cũng dáng con người, Cũng tai cũng mắt như đời khác chi. Cảnh như thế, tình thì như thế, Sống mà chi, sống để mà chi? Đời người đến thế còn gì! Nước non đến thế còn gì nước non! Nghĩ thân thế héo hon tấc dạ, Trông non sông lã chã dòng châu(c). Một mình cảnh vắng đêm thâu Muốn đem máu đỏ nhuộm màu giang san… (Phạm Tất Đắc, Trích Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX)
  4. Chú thích: a. Chiêu hồn nước: gọi hồn đất nước, mà đất nước ở đây có nghĩa là chủ quyền độc lập đã mất. Bài thơ được viết năm 1962, là tâm sự yêu nước nung nấu của tác giả, nó đã được truyền tụng rộng rãi và có sức lay động mạnh mẽ, đặc biệt là giới thanh niên, học sinh khi đó. b. Giang san (giang sơn): sông núi, ngụ ý nói non sông đất nước. c. Dòng châu: dòng nước mắt. * Thực hiện các yêu cầu: Trả lời câu hỏi bằng cách lựa chọn đáp án đúng. Câu 1. (0,5đ) Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Lục bát biến thể. B. Thất ngôn bát cú. C. Song thất lục bát. D. Song thất lục bát biến thể. Câu 2. (0,5đ) Trong đoạn thơ trên, từ nào sau đây là từ Hán Việt? A. Non nước. B. Nhà cửa. C. Non sông. D. Giang san. Câu 3. (0,5đ) Đối tượng được hướng đến để “chiêu hồn nước” trong đoạn thơ trên là ai? A. Thanh niên, học sinh. B. Thiếu nhi, thương nhân. C. Nông dân, trí thức. D. Tướng sĩ, binh lính. Câu 4. (0,5đ) Đoạn thơ trên đã được tác giả sử dụng các vần nào? A. Vần chân và vần cách. B. Vần lưng và vần chân. C. Vần chân và vần lưng liền. D. Vần lưng và vần hỗn hợp. *Trả lời câu hỏi 5,6,7,8 vào phần bài làm. Câu 5. (1,0đ) Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được in đậm trong câu thơ sau: Đời người đến thế còn gì ! Nước non đến thế còn gì nước non ! Câu 6. (0,5đ) Đoạn thơ khép lại bằng hai câu “Một mình cảnh vắng đêm thâu/Muốn đem máu đỏ nhuộm màu giang san…” , em hiểu hai câu thơ này có ý nghĩa gì? Câu 7. (0,5đ) Em hãy rút ra thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn thơ trên. Câu 8. (1,0đ) Thế hệ trẻ hôm nay đang được sống trong nền hoà bình, độc lập, em thấy bản thân mỗi người cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ nền hoà bình, độc lập đó. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 7 đến 9 câu.) II. VIẾT (5,0đ) Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về trách nhiệm bảo vệ môi trường của con người. ………………HẾT………………”
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU TRẮC NGHIỆM 5,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 B 0,5 5 - Tác dụng của biện pháp điệp ngữ: + Giúp câu thơ trở nên hay, hấp dẫn, sinh động. 0,5 I + Nhấn mạnh sự căm hận, uất ức, bất lực trước tình cảnh nước mất nhà 0,5 tan, đất nước rơi vào tay kẻ thù,… 6 Gợi ý: 0,5 - Sẵn sàng hi sinh, chiến đấu vì Tổ quốc. Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhau song phải phù hợp với yêu cầu của đề và chuẩn mực đạo đức, pháp luật. 7 Gợi ý: 0,5 - Tình yêu quê hương, đất nước. - Tinh thần dũng cảm, đoàn kết, kiên cường… đấu tranh để bảo vệ non sông, đất nước. - Sẵn sàng hi sinh, chiến đấu vì Tổ quốc. Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhau song phải phù hợp với yêu cầu của đề và chuẩn mực đạo đức, pháp luật. 8 * Về hình thức: 0,25 - Đúng đoạn văn. - Diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt câu. * Về nội dung: Học sinh có nhiều cách lập luận khác nhau; song cần chỉ ra được những việc bản thân có thể làm để bảo vệ nền hòa bình, độc lập. Chẳng hạn: 0,75 - Tin tưởng, tự hào về nền hòa bình. - Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào để góp phần bảo vệ nền hòa bình. - Phê phán những hành vi, việc làm nhằm xuyên tạc, phá hoại nền hòa bình. - Ra sức nỗ lực, phấn đấu học tập tốt. - Trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã hy sinh để giành lại cho chúng ta. - Luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ đất nước. - Trau dồi bản thân để có thể cống hiến xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp. VIẾT 5,0
  6. a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vấn đề trách nhiệm bảo vệ môi 0,5 trường của con người. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: 1,5 - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề trách nhiệm bảo vệ môi trường II của con người. * Học sinh trình bày cách giải quyết vấn đề theo bố cục. Học sinh có thể linh hoạt trình bày theo những cách khác nhau để giải quyết vấn đề. Gợi ý: - Giải thích “môi trường” là gì? Là toàn bộ vật chất, yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người (đất, nước, không khí, sinh vật, cơ sở hạ tầng kỹ thuật) - Thực trạng môi trường hiện nay: + Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nặng nề: ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí, ô nhiễm tiếng ồn. + Môi trường thay đổi dẫn đến sự nóng lên toàn cầu gây ra hiệu ứng nhà kính. - Nguyên nhân: do hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người,… - Hậu quả: + Ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người. + Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan. + Môi trường ô nhiễm, con người bị ảnh hưởng về mọi mặt kinh tế, sức khỏe. - Biện pháp bảo vệ môi trường: + Khai thác tài nguyên thiên nhiên đi đôi với bảo vệ. + Sử dụng tài nguyên hợp lý, cải tạo môi trường. + Giáo dục, tuyên truyền nhận thức về bảo vệ môi trường. - Những ý kiến trái chiều về bảo vệ môi trường. - Bài học nhận thức được rút ra… * Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng vấn đề trách nhiệm bảo vệ môi trường của con người. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lý lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. đ. Diễn đạt: đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, 0,5 liên kết văn bản. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. 0,5 ------------ Người duyệt đề Người ra đề Nguyễn Thị kim Phương Trịnh Thị Hiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2