Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Tiên Phước
lượt xem 0
download
Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Tiên Phước” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Tiên Phước
- BẢN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT I. BẢN MA TRẬN Nội dung/đơn vị KT Mức độ nhận thức Tỉ lệ % tổng điểm Nhận Thông Vận Vận Số CH biết Kĩ năng hiểu dụng dụng cao TT TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Truyện 1 Đọc hiểu 4 2 2 4 4 50 truyền kì Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết 2 Viết (con 1* 1* 1* 1* 1 50 người trong mối quan hệ với thiên nhiên). Tỷ lệ % 20+20 15+10 15+10 10 20 80 100 Tổng 40% 25% 25% 10% 20% 80% Tỷ lệ chung 65% 35% II. BẢN ĐẶC TẢ TT Kĩ năng Nội dung/ Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
- Đơn vị kiến Thông hiểu Nhận biết Vận dụng Vận dụng cao thức 1 Đọc hiểu Truyện truyền Nhận biết: 4 TN 2TL 2TL kì - Nhận biết được thể loại, ngôi kể, nhân vật chính. - Nhận biết được từ Hán Việt. Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của chi giá tiết, thái độ, hành động nhân vật. - Khái quát được ý nghĩa của lời bình được đặt ra trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày suy nghĩ của bản thân về
- một vấn đề được đặt ra từ văn bản. - Rút ra được những bài học cho bản thân từ một vấn đề đặt ra trong văn bản. 2 Viết Nghị luận về Nhận biết: 1* 1* 1* một vấn đề Nhận biết cần giải quyết được yêu cầu (con người của đề (kiểu trong mối bài, phạm vi quan hệ với vấn đề nghị thiên nhiên). luận). 1* Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, đảm bảo về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục bài văn …) Vận dụng: - Viết được
- bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với thiên nhiên). - Vận dụng các phương pháp để trình bày được mối quan hệ hai chiều giữa con người với tự nhiên (trong phạm vi vấn đề nghị luận), biết triển khai hệ thống luận điểm, biết kết hợp lí lẽ và bằng chứng. Vận dụng cao: Vận dụng tốt
- phương pháp, lời văn thuyết phục, trình bày được mối quan hệ hai chiều giữa con người với tự nhiên (trong phạm vi vấn đề nghị luận), triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ, sử dụng lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực và tiêu biểu. Tổng 4 TN 2TL 2TL 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* Tỉ lệ % 40% 25% 25% 10% Tỉ lệ % chung 65% 35% Tổng 100 %
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I (2024 - 2025) MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài : 90 phút Trường THCS Quang Trung KIỂM TRA GIỮA KỲ I; NĂM HỌC 2024-2025 Họ và tên: ....................................... Môn: Ngữ văn 9 Lớp: ......................... Thời gian: 90 phút Điểm Nhận xét của giáo viên PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả. Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ và nói: - Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn huỷ tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ huỷ đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ. Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Sau đó một tháng, Tử Văn thấy Thổ công đến bảo: - Lão phu đã trở về miếu, công của nhà thầy không biết lấy gì đền đáp được. Nay thấy ở đền Tản Viên khuyết một chân phán sự, lão đã vì nhà thầy hết sức tiến cử, được đức Thánh Tản ngài đã bằng lòng, vậy xin lấy việc đó để đền ơn nghĩa. Người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau. Nếu trùng trình độ nửa tháng, sợ sẽ về tay người khác mất. Nên cố gắng đi, đừng coi là việc thường. Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất. Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm, trông thấy trong sương mù có xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe tiếng quát: - Người đi đường tránh xa, xe quan Phán sự!
- Người ấy ngẩng đầu trông thì thấy, người ngồi trên xe chính là Tử Văn. Song Tử Văn chỉ chắp tay thi lễ chứ không nói một lời nào, rồi thoắt đã cưỡi gió mà biến mất. Đến nay con cháu Tử Văn hãy còn, người ta truyền rằng đó là “nhà quan Phán sự”! Lời bình Than ôi! Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi. (Bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2020) Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyện lịch sử B. Truyện truyền kì C. Truyện cổ tích D. Truyền thuyết Câu 2: Ai là nhân vật chính trong "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên"? A. Ngô Tử Văn B. Con cháu của Tử Văn C. Thổ công D. Viên Bách hộ họ Thôi Câu 3: Xác định ngôi kể trong văn bản trên. A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Không có ngôi kể cố định Câu 4: Trong nhan đề "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên", từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt? A. Chuyện B. Phán sự C. Chức D. Đền Câu 5:(0.5 điểm) Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên trong có ý nghĩa gì? Câu 6:(1.0 điểm) Khái quát những ý nghĩa của lời bình cuối câu truyện. Câu 7:(1.0 điểm) Sáng tạo chi tiết nghệ thuật người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên "xe quan Phán sự" và người đời sau truyền nhau về "nhà quan Phán sự", theo em tác giả muốn nói điều gì? Câu 8:(0.5 điểm) Từ tinh thần dám nghĩ dám làm của nhân vật Ngô Tử Văn, em rút ra được những bài học nào cho bản thân? PHẦN II. VIẾT (5,0 điểm) Viết bài văn nghị luận bàn về quan điểm “sống xanh” và ý nghĩa của nó. BÀI LÀM: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………..
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án B C A A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: (0.5 điểm) Mức 1 ( 0.5 điểm) Mức 2 (0.25 điểm) Mức 3 (0 điểm) - HS nêu được những ý nghĩa chính HS nêu được những ý nghĩa - Trả lời nhưng không - Gợi ý: chính nhưng chưa sâu sắc, chính xác/ không liên quan + Chàng đã đòi lại công lí, chính nghĩa, diễn đạt chưa rõ ý. đến nội dung của ý nghĩa mặc cho cái chết đe dọa (GV chấm linh hoạt, tôn hoặc không trả lời. + Là phần thưởng xứng đáng có ý nghĩa trọng cảm nghĩ của HS cho con cháu noi gương nhưng phải phù hợp về + Khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chuẩn mực đạo đức) chống cái ác, bảo vệ công lí….. * Lưu ý: * Lưu ý: - Hs trả lời được hai ý trở lên, diễn đạt rõ ý. (0.5 điểm) (GV chấm linh hoạt, tôn trọng cảm nghĩ của HS nhưng phải phù hợp về chuẩn mực đạo đức Câu 6: (1.0 điểm) Mức 1 ( 0.75- 1.0 điểm) Mức 2 (0.25-0.5 điểm) Mức 3 (0 điểm)
- - HS nêu được những nội dung chính HS nêu được những nội - Trả lời nhưng không của lời bình dung của lời bình nhưng chính xác/ không liên quan - Gợi ý: chưa sâu sắc, diễn đạt chưa đến nội dung của lời bình + Phê phán tư tưởng “cứng quá thì gãy”: rõ ý. hoặc không trả lời. Kẻ sĩ không nên vì sợ hãi mà từ bỏ lập (GV chấm linh hoạt, tôn trường chính nghĩa của mình. trọng cảm nghĩ của HS + Ca ngợi sự cứng cỏi, chính trực của Ngô nhưng phải phù hợp về Tử Văn. Từ đó khích lệ tinh thần đấu tranh chuẩn mực đạo đức) của kẻ sĩ. * Lưu ý: - Mỗi ý 0,5 điểm. Trường hợp HS diễn đạt chưa trôi chảy. (0.75 điểm) (GV chấm linh hoạt, tôn trọng cảm nghĩ của HS nhưng phải phù hợp về chuẩn mực đạo đức) Câu 7 (1.0 điểm) Mức 1 (0.75- 1.0 điểm) Mức 2 (0.25-0.5 điểm) Mức 3 (0 điểm) - HS nêu được điều tác giả muốn nói qua HS nêu được điều tác giả Trả lời nhưng không chính chi tiết nghệ thuật. muốn nói qua chi tiết nghệ xác, không liên quan đến - Gợi ý: thuật nhưng chưa sâu sắc, chi tiết nghệ thuật hoặc + Tác giả khẳng định giá trị của công lý, diễn đạt chưa rõ ý. không trả lời. chính nghĩa. (GV chấm linh hoạt, tôn + Ca ngợi những con người dám đấu tranh trọng cảm nghĩ của HS cho lẽ phải Tạo nên sức lan tỏa của hình nhưng phải phù hợp về tượng Ngô Tử Văn. chuẩn mực đạo đức) * Lưu ý: - Mỗi ý 0,5 điểm. Trường hợp HS diễn đạt chưa trôi chảy. (0.75 điểm) (GV chấm linh hoạt, tôn trọng cảm nghĩ của HS nhưng phải phù hợp về chuẩn mực đạo đức) Câu 8: (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 điểm) Mức 2 (0,25 điểm) Mức 3 (0 điểm) - HS rút ra được những bài học từ tinh - HS rút ra những bài học từ tinh - HS rút ra bài học nhưng thần dám nghĩ dám làm của Ngô Tử thần dám nghĩ dám làm của không chính xác/ không Văn. Ngô Tử Văn nhưng chưa sâu liên quan đến nội dung câu - Gợi ý sắc, diễn đạt chưa rõ ý. hỏi hoặc không trả lời. Từ tinh thần dám nghĩ dám làm của Ngô Tử Văn, HS có thể rút ra những bài (GV chấm linh hoạt, tôn trọng học cho bản thân: dũng cảm đối mặt cảm nghĩ của HS nhưng phải với thử thách, tự tin trong quyết định, phù hợp về chuẩn mực đạo hành động theo nguyên tắc, chịu trách đức) nhiệm, và không ngừng học hỏi và cải thiện bản thân. -> Những bài học này không chỉ giúp phát triển cá nhân mà còn góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng và xã hội. * Lưu ý: - Hs trả lời được hai ý trở lên, diễn đạt rõ ý. (0.5 điểm) (GV chấm linh hoạt, tôn trọng cảm nghĩ của HS nhưng phải phù hợp về chuẩn mực đạo đức)
- II. VIẾT (5.0 điểm) Viết bài văn nghị luận bàn về quan điểm “sống xanh” và ý nghĩa của nó. Yêu cầu Điểm 1. Yêu cầu chung: - Cơ bản làm đúng kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ( con người trong mối quan hệ với tự nhiên). - Xây dựng được bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài; lời văn thuyết phục, trình bày được mối quan hệ hai chiều giữa con người với tự nhiên ( trong phạm vi vấn đề nghị luận), triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ, biết kết hợp lí lẽ và bằng chứng. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 2. Yêu cầu cụ thể: a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ( con người trong 0.25 mối quan hệ với tự nhiên): - Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề được đặt ra từ đề bài. - Thân bài: + Triển khai các luận điểm thể hiện được quan điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề. + Nêu ý kiến trái chiều và phản bác. + Đề xuất giải pháp có tính khả thi để giải quyết vấn đề. - Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề nêu ra. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bàn về quan điểm “sống xanh” và ý nghĩa của nó 0.25 c. Triển khai bài viết: Vận dụng tốt phương pháp viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ( con người trong mối quan hệ với tự nhiên) I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề (Quan điểm “sống xanh” và ý nghĩa của nó). 0.5 II. Thân bài: - Giải thích khái niệm "sống xanh": + Định nghĩa về lối sống xanh. + Nêu những hành động cụ thể thể hiện lối sống xanh (ví dụ: tiết kiệm năng lượng, tái chế rác, sử dụng phương tiện công cộng, trồng cây xanh...). - Phân tích ý nghĩa của lối sống xanh: + Đối với bản thân: Góp phần bảo vệ sức khỏe: không khí trong lành, môi trường sống sạch đẹp. Tạo cảm giác thoải mái, thư thái khi sống gần gũi với thiên nhiên. Nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng. + Đối với cộng đồng: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Góp phần xây dựng một cộng đồng bền vững. 3.0 Tạo ra một môi trường sống tốt đẹp cho các thế hệ tương lai. + Đối với hành tinh: Giảm thiểu biến đổi khí hậu... Bảo vệ đa dạng sinh học. Đảm bảo sự cân bằng sinh thái. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện lối sống xanh: + Yếu tố chủ quan: ý thức, kiến thức, thái độ của mỗi cá nhân. + Yếu tố khách quan: chính sách của nhà nước, sự hỗ trợ của cộng đồng, điều kiện kinh tế xã hội. - Những ý kiến trái chiều và thách thức: (chi phí cao, không tiện lợi, khó thay đổi thói quen, thiếu cơ sở hạ tầng, không thực tế, gánh nặng kinh tế) - Đưa ra các giải pháp để khuyến khích mọi người thực hiện lối sống xanh: + Tăng cường tuyên truyền, giáo dục: tổ chức các hoạt động, chương trình nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. + Xây dựng cơ sở hạ tầng: tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hành động xanh (ví dụ: thùng rác phân loại, điểm thu gom rác tái chế). + Cơ chế khuyến khích: tạo ra các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho những cá nhân và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. III. Kết bài:
- - Khẳng định lại quan điểm: + Nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống xanh. + Kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng một cuộc sống xanh, bền vững. 0.5 - Mở rộng vấn đề: Đề xuất các hành động cụ thể mà mỗi người có thể thực hiện ngay từ bây giờ. d. Diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu: 0.25 - Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện được quan điểm sâu sắc, mới mẻ đối với 0.25 vấn đề nghị luận. DUYỆT CỦA PHT DUYỆT CỦA TTCM GIÁO VIÊN TRƯƠNG CÔNG VŨ NGUYỄN THỊ THU PHAN THỊ MINH HUYỀN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 39 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 28 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 31 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 18 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn