intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ

  1. SỞ GD ­ ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 NĂM HỌC 2022 ­ 2023 TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ MÔN: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 PHÚT I. TRẮC NGHIỆM: (7 ĐIỂM) MÃ ĐỀ: 103 Câu 1. Một phân tử phospholipid có cấu tạo bao gồm A. 1 phân tử glycerol và 2 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate. B. 1 phân tử glycerol và 1 phân tử acid béo. C. 1 phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo 1 nhóm phosphate. D. 3 phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo. Câu 2. Protein nào dưới đây có chức năng tiêu diệt mầm bệnh và bảo vệ cơ thể ? A. Protein enzym.            B. Protein vận động.         C. Protein kháng thể.        D. Protein xúc tác. Câu 3. Ngành xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, xác định tình trạng   sức khỏe hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… là một trong những   ngành thuộc nhóm ngành sinh học cơ bản. Vậy ngành đó có tên là gì? A. Dược học.               B. Pháp y.                   C. Khoa học môi trường.             D. Y học. Câu 4. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì A. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện  nhờ sự hoạt động của tế bào. B. Tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản. C. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản. D. Tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ  sự hoạt động của tế bào. Câu 5. Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống  (khoảng 96%) là: A. K, S, Mg, Cu. B. C, N, P, CI. C. Fe, C, H. D. C, H, O,N . Câu 6. Điền vào chỗ trống: Các cấp tổ chức sống luôn diễn ra quá trình… và … với môi trường nên được   gọi là hệ thống mở. A. trao đổi chất; biến đổi. B. trao đổi chất; năng lượng. C. hấp thụ các chất; trao đổi. D. tác động; biến đổi. Câu 7. Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định vào một thời điểm xác định  và có khả năng sinh sản được gọi là A. Quần xã. B. Quần thể. C. Nhóm quần thể. D. Hệ sinh thái. Câu 8. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có A. Nhiệt bay hơi cao.             B. Lực gắn kết.       C. Nhiệt dung riêng cao.         D. Tính phân cực. Câu 9. Phương pháp sử dụng các giác quan để thu thập thông tin về đối tượng quan sát là A. Phương pháp thực nghiệm khoa học.        B. Phương pháp kết hợp. C. Phương pháp quan sát.                               D. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. Mã đề 103 Trang 3/4
  2. Câu 10. Đâu là lĩnh vực nghiên cứu của ngành Sinh học? A. Toán học. B. Thiên văn học. C. Di truyền học. D. Hóa học. Câu 11. Nhờ đâu mà giữa sinh vật và môi trường có mối quan hệ tác động lẫn nhau? A. Quá trình tiến hóa để thích nghi.               B. Sinh vật có cấu tạo phức tạp. C. Sinh vật có các bào quan phát triển.          D. Quá trình trao đổi chất và năng lượng. Câu 12. Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đơn? A. Galactose, lactose, tinh bột. B. Tinh bột, cellulose, chitin. C. Glucose, saccharose, cellulose. D. Fructose, galactose, glucose. Câu 13. Cho một đoạn mạch gốc của phân tử AND có trình tự các nucleotit : 3’ AAT CTT AGG GAC TAA  5’ . Mạch bổ sung với mạch gốc trên là: A. 3’ TTU GUU TCC CTG AUU 5’ B. 5’ TTA GAA TCC CTG ATT 3’ C. 3’ TTA GAA TCC CTG ATT 5’ D. 5’ TTU GAA TCC GAC ATT 3’ Câu 14. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về cấp độ tổ chức sống : A. Có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.    B. Có biểu hiện một số các đặc tính của sự sống. C. Chỉ có quá trình sinh trưởng và phát triển. D. Chỉ có quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường. Câu 15. Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể tiến hành phân giải glycogen dự trữ đưa lượng đường về  mức ổn định. Đây là ví dụ về cơ chế nào của sinh vật? A. Cơ chế duy trì sự sống. B. Cơ chế mở. C. Cơ chế thích nghi. D. Cơ chế tự điều chỉnh. Câu 16. Câu nào sau đây là đúng khi nói về tính đa dạng của protein? A. Protein cấu tạo theo nguyên tắc đa phận, mỗi đơn phân là một amino acid. B. Với 20 loại amino acid thì có vô số cách sắp xếp khác nhau, tạo nên vô số các chuổi polypeptid. C. Là sản phẩm cuối cùng của gene tham gia thực hiện nhiều chức nắng khác nhau trong cơ thể. D. Mỗi phân tử protein đặc trưng về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các amino acid.. Câu 17. Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tổ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng? A. Các cơ thể còn non phải phục tùng các cơ thể trưởng thành. B. Tất cả các cấp tổ chức sống được xây dựng từ cấp tế bào. C. Kích thước của các tổ chức sống được sắp xếp từ nhỏ đến lớn. D. Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn. Câu 18. Vì sao ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng? A. Vì dầu thực vật chứa hàm lượng các gốc acid béo không no. B. Vì dầu thực vật dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước. C. Vì dầu thực vật chứa chủ yếu các gốc acid béo thơm. D. Vì dầu thực vật chứa chủ yếu các gốc acid béo no. Câu 19. Cho các ngành nghề sau sau: (1) Y học            (2) Pháp y.                           (3) Nông nghiệp. (4) Kinh tế       (5) Công nghệ thực phẩm      (6) Bảo vệ môi trường.         Mã đề 103 Trang 3/4
  3. Các ngành nghề liên quan Sinh học là:  A. 1,2,3,4,5. B. 1,2,3,5,6. C. 1,2,3, 4. D. 1,2,3,4,5,6 Câu 20. Trong số các nguyên tố sau: I, O, C, Mn, Na, Ca, S, H, Cl, Fe, Mg. Nguyên tố nào thuộc nhóm nguyên  tố đa lượng? A. Mn, Ca, Mg, S. B. Mg, Fe, Na, O. C. Mn, Fe, I, C, Ca. D. Ca, H, O, C, Mg. Câu 21. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia carbohydrate ra thành ba loại là đường đơn, đường  đôi và đường đa? A. Khối lượng của phân tử. B. Số lượng đơn phân có trong phân tử. C. Độ tan trong nước. D. Số loại đơn phân có trong phân tử. Câu 22. Cho các nhận định sau đây về tế bào: (1) Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.     (2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống. (3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống. (4) Tế bào không có khả năng trao đổi chất với môi trường sống.. Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên? A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 23. Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong cơ thể? A. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.                B. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất. C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. D. Nước là dung môi để hòa tan nhiều chất. Câu 24. Chọn nội dung phù hợp để điền vào câu sau: Học thuyết tế bào cho rằng tế bào là đơn vị cơ bản  cấu tạo nên mọi sinh vật, tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào trước đó, và …………… A. Tế bào được chuyên biệt cho các nhiệm vụ cụ thể.        B. Tế bào tạo thành mô. C. Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.     D. Sự sống được tiếp diễn nhờ quá trình phân  bào. Câu 25. Cơ thể chỉ cần các nguyên tố vi lượng với một lượng rất nhỏ là vì A. Nguyên tố vi lượng chỉ cần cho một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định của cơ thể. B. Phần lớn nguyên tố vi lượng đã có trong các hợp chất tế bào. C. Nguyên tố vi lượng đóng vai trò thứ yếu đối với cơ thể. D. Chức năng chính của nguyên tố vi lượng là hoạt hóa các enzym. Câu 26. Không bảo quản rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh vì: A. Không có quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nên rau quả sẽ bị khô. B. Không còn quá trình hô hấp làm rau quả hỏng. C. Nhiệt độ  xuống 0oC sẽ làm nước trong rau quả đông thành đá, phá vỡ hết các tế bào của rau quả. D. Làm giảm cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản. Câu 27. Đâu không phải là đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống? A. Là hệ thống mở và không có khả năng tự điều chỉnh.    B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. C. Là hệ thống mở, tự điều chỉnh.                                       D. Liên tục tiến hóa. Câu 28. Các bước khi làm việc trong phòng thí nghiệm: (1) Báo cáo kết quả thí nghiệm. (2) Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật thí nghiệm. (3) Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm. Mã đề 103 Trang 3/4
  4. (4) Tiến hành các thí nghiệm theo quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm. Thứ tự đúng là A. (3), (1), (2), (4). B. (2), (4), (1), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (4), (3), (4), (1). II. TỰ LUẬN: ( 3 ĐIỂM)  Câu 1. Tại sao hằng ngày chúng ta cần phải uống đủ nước? Câu 2: Một đoạn phân tử AND có chiều dài 4080 A0 , trong đó số nucleotit loại Ađênin chiếm 30%  tổng số   nucleotit của phân tử AND. Tính: a. Tổng số nucleotit của phân tử AND nói trên. b. Số liên kết hyđrô của phân tử AND nói trên. ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Mã đề 103 Trang 3/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2